Người dân có quyền được biết đến các chi tiêu công

Hội thảo do do Tổ chức phi chính phủ quốc tế ActionAid Việt Nam (AAV) và Trung tâm nghien cứu giới – gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) tổ chức.Hội thảo do do Tổ chức phi chính phủ quốc tế ActionAid Việt Nam (AAV) và Trung tâm nghien cứu giới – gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) tổ chức.

Người dân không biết thông tin về ngân sách công, không có thói quen phản hồi dịch vụ công,…là những vấn đề được đưa ra tại Hội thảo “Dịch vụ công có nhạy cảm giới: Đâu là câu trả lời cho Việt Nam?” do Tổ chức phi chính phủ quốc tế ActionAid Việt Nam (AAV) và Trung tâm nghiên cứu giới – gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) tổ chức, ngày 23.12, tại Hà Nội.

Rất ít người dân quan tâm đến ngân sách công

Nghiên cứu “Dịch vụ công có nhạy cảm giới: Đâu là câu trả lời cho Việt Nam?” được ActionAid Việt Nam cùng các đối tác thực hiện với 265 hộ gia đình tại 7 tỉnh của Việt Nam, bao gồm Cao Bằng, Hà Giang, Đắk Nông, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.Hồ Chí Minh và Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự tham gia của người dân (cả nam và nữ) các nhóm dân tộc thiểu số, các tầng lớp khác nhau trong xã hội vào quá trình lập kế hoạch, cung cấp và giám sát các dịch vụ công là rất yếu, ở tất cả 4 dịch vụ được khảo sát là giáo dục, y tế, hành chính công một của và dịch vụ liên quan đến thành phố an toàn.

Theo báo cáo, điểm chung là người dân, cả nam và nữ đều hầu như không biết lượng ngân sách dành cho các dịch vụ công trên địa bàn mình là bao nhiêu và nguồn ngân sách nào. Hơn 60% số người trả lời không quan tâm đến thông tin liên quan đến ngân sách công ở thành phố. Trong số những người có quan tâm, chỉ 5% – 7% biết lượng ngân sách phân bổ hoặc chi cho giao thông công chính địa phương hàng năm là bao nhiêu cho từng dịch vụ cụ thể trong 11 dịch vụ được khảo sát.

Trong giáo dục, phần lớn (76,7%) người trả lời không biết ngân sách giáo dục của địa phương lấy từ nguồn nào và là bao nhiêu. Lý do được đưa ra là không được ai nói và bản thân cũng không quan tâm. Điều này đều tương tự với 3 loại dịch vụ còn lại. “Như vậy, kết quả cũng đặt ra câu chuyện minh bạch trong ngân sách và người dân có quyền được biết các chi tiêu công”, báo cáo nghiên cứu nêu rõ.

Người dân không có thói quen phản hồi thông tin về dịch vụ công

Trong nghiên cứu, các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, người dân không có thói quen phản hồi thông tin về dịch vụ công. Ở dịch vụ giáo dục, có khoảng 60% – 75% không phản hồi thông tin. Điều này cho thấy việc không phản hồi thông tin với cơ sở đã trở thành một thói quen của người dân. Trong số những người phản hồi thì tương đối ít người nhận được thông tin trả lời từ bên cung cấp dịch vụ. Điều này tương tự với các lĩnh vực y tế, hành chính công một cửa và các dịch vụ về thành phố an toàn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, về tình trạng sử dụng dịch vụ công ở Việt Nam không bị chi phối nhiều vào giới tính.

Tại hội thảo, ông Christopher Kinyanjui, Phó tổng giám đốc ActionAid quốc tế, người đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam, chia sẻ: “Dịch vụ công có nhạy cảm giới là một công cụ đắc lực để nhà nước bảo đảm công bằng xã hội và phát triển bền vững. Báo cáo tóm tắt giới thiệu này là đầu tiên trong chuỗi các tóm tắt chính sách sẽ được rút ra từ kết quả và số liệu nghiên cứu lần này. Việt Nam rất tiến bộ trong khung luật pháp thúc đẩy bình đẳng giới, nếu quyết tâm, Việt Nam sẽ đáp ứng nhu cầu của các nhóm giới khác nhau trong xã hội thông qua đầu tư thêm ngân sách và khuyến khích người dân giám sát chất lượng các dịch vụ công cơ bản như giáo dục, y tế, hành chính một cửa và giao thông công chính. AAV cam kết hỗ trợ và phối hợp với Việt Nam cùng các bên trong vấn đề này”.

 

Nguồn laodong.com.vn

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề