Ngoại trưởng Nga – Mỹ đàm phán trong hy vọng đem lại hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Nga – Mỹ đã có cuộc đàm phán “hy vọng” tại Geneva hôm nay để kết thúc chiến tranh tại Ukraine, cuộc chiến theo LHQ đã làm hơn 6.000 người đã thiệt mạng trong vòng chưa đầy một năm.

Cuộc gặp giữa John Kerry và Sergei Lavrov tại Geneva chỉ là một trong nhiều nỗ lực của việc hòa giải cuộc xung đột. Trọng tâm cuộc hội đàm cũng đưa vấn đề giải quyết việc tranh chấp khí đốt giữa Kiev – Moscow đang diễn ra tại Brussels.

Phát biểu sau cuộc họp riêng 80 phút, Kerry và Lavrov đều thận trọng nói rằng thỏa thuận ngừng bắn 15 tháng 2 đã đi đúng hướng, mặc dù sau đó thỏa thuận bị vi phạm nhiều lần khiến hơn trăm người thiệt mạng.

Bộ trưởng ngoại giao Nga hoan nghênh “tiến bộ cụ thể” trong việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được tại Minsk vào tháng trước và nói rằng “lệnh ngừng bắn đang được củng cố, vũ khí hạng nặng đang thu hồi.”

Về phía Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho biết ông “rất hy vọng” cuộc hội đàm với ông Lavrov sẽ giúp mang lại sự thay đổi cần thiết để kết thúc chiến tranh. “Chúng tôi hy vọng rằng trong những giờ tiếp theo và chắc chắn không quá một ngày, điều này (ngừng bắn) sẽ được thực hiện đầy đủ”.

Nhưng ông thêm rằng đến nay “đã có những kết quả đạt được, chỉ một phần trong thỏa thuận Minsk,” nhấn mạnh rằng bạo lực đã không dừng lại.

Một tên lửa Grad cắm vào bức tường của nhà tù Chornukhyne trong Debaltseve, miền đông Ukraine, vào ngày 28 tháng 2 năm 2015 (AFP Photo / John MacDougall)

Một tên lửa Grad cắm vào bức tường của nhà tù Chornukhyne trong Debaltseve, miền đông Ukraine, vào ngày 28 tháng 2 năm 2015 (AFP Photo / John MacDougall)

Trong khi các cuộc chiến đấu đã ngưng lại trên diện rộng, nhưng nhiều sự cố đã xảy ra vào cuối tuần qua, khi nhiếp ảnh gia Sergiy Nikolayev bị thiệt mạng bởi đạn cối và tám binh sĩ Ukraine bị thương.

Quân đội Ukraine cho biết một binh sĩ đã thiệt mạng trong ngày hôm nay, nhưng thỏa thuận ngừng bắn vẫn được giữ trên diện rộng mặc dù bất chấp các cuộc đụng độ lẻ tẻ đã xảy ra.

Cả hai bên đã bắt đầu thu hồi vũ khí hạng nặng từ tuyến đầu, tuy nhiên các quan sát viên quốc tế thuộc Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu cho rằng vẫn còn quá sơm để khẳng định vũ khí hạng nặng được rút lui đầy đủ.

“Tội ác chống lại loài người?”

Liên Hợp Quốc đã phủ một đám mây đen lên hy vọng từ các cuộc đàm phán với một báo cáo về bức tranh ảm đạm của sự phát triển đất nước.

“Hơn 6.000 người đã thiệt mạng trong vòng chưa đầy một năm do các cuộc chiến đấu ở miền đông Ukraine,” Cao ủy LHQ về Nhân quyền Zeid Ra’ad Al Hussein tuyên bố.

Tình nguyện viên thuộc tiểu đoàn Azov đang tập luyện quân sự gần thành phố Mariupol, vào ngày 27 tháng hai năm 2015 (AFP Photo / Genya Savilov)

Tình nguyện viên thuộc tiểu đoàn Azov đang tập luyện quân sự gần thành phố Mariupol, vào ngày 27 tháng hai năm 2015 (AFP Photo / Genya Savilov)

Báo cáo chi tiết nêu ra những vụ việc trong cuộc xung đột đã ảnh hưởng đến dân thường như bắt bớ và giam giữ người bất hợp pháp, tra tấn và thủ tiêu. Những vụ việc này không những do các nhóm vũ trang ly khai mà một số trường hợp do những cơ quan thực thi pháp luật Ukraine thực hiện.

Bạo lực lan rộng và điều kiện sống khủng khiếp đã buộc nhiều người phải sơ tán và vào giữa tháng hai ít nhất một triệu người đã đăng ký di tản vào những khu vực khác trong lãnh thổ Ukraine.

Ông Zeid cho biết “Nhiều người đã bị mắc kẹt trong các vùng xung đột, họ buộc phải tạm trú ở tầng hầm, với sự thiết thốn hầu hết như nước uống, thức ăn, sưởi ấm, điện và vật tư ý tế cơ bản”.

Phát biểu tại Geneva về sự ra mắt của bản báo cáo, Trợ lý Tổng thư ký LHQ về vấn đề nhân quyền Ivan Simonović nói “việc cố tình nhắm vào các mục tiêu trong khu vực dân cư có thể cấu thành tội phạm chiến tranh, nếu lan rộng và có hệ thống sẽ cấu thành tội ác chống lại loài người”.

Ngoại trưởng Kerry cho rằng hy vọng cuộc đàm phán tại Geneva sẽ làm giảm và kết thúc xung đột. “Nhưng điều đó phải được diễn ra rõ ràng từ nay cho đến những ngày tới”.

Cuộc đàm phán khí đốt.

Tại Brussels – cuộc đàm phán khí ba chiều cũng được thiết lập diễn ra giữa các bộ trưởng năng lượng Ukraine – Nga, cùng với phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic.

Tập đoàn khí đốt khổng lồ nhà nước Nga Gazprom đã đe dọa cắt nguồn cung cho Ukraine vào cuối tuần, trong vụ tranh chấp liên quan đến động thái Moscow cung cấp khí đốt trực tiếp cho khu vực ly khai và yêu cầu Kiev phải thanh toán số tiền này.

Lãnh đạo phiến quân ở phía đông Ukraine nói rằng Kiev đã đột ngột ngừng cung cấp khí đốt, và yêu cầu truy cập vào khí đốt từ Nga.

Công ty khí đốt quốc gia Ukraine Naftogas đã ngừng bơm khí vào khu vực ly khai hồi tháng trước với lý do đường ống bị hư hỏng và thêm rằng việc giao hàng đã tiếp tục vài giờ sau đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Ukraine đưa ra biện pháp “diệt chủng” bằng cách cắt nguồn cung năng lượng cho 4 triệu người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Điện Kremlin đã phải cải chính tuyên bố để làm dịu tình hình căng thẳng sau khi Liên minh châu Âu cung cấp kế hoạch vào cuối tuần cho thị trường năng lượng duy nhất châu lục với mục tiêu giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề