Ngoại trưởng Nga Lavrov đang tự lên án mình?

Vừa đọc được một lời tuyên bố của ngoại trưởng Nga – ông Lavrov, tôi bỗng giật mình vì đó cũng là điều mà tôi và nhiều anh em bạn bè vẫn thường bàn tán với nhau, đó chính là sự mất ổn định đến tình hình an ninh và trật tự thế giới với những gì đang diễn ra tại Ukraina. Chỉ có điều khác ở đây đó chính là ngài ngoại trưởng của một chính thể đáng ra bị lên án, đến nay lại tự bàn đến những vấn đề mà chính họ tự gây ra.

Sau khi cựu TT Yanukovich trốn chạy, có thể nói Ukraina tạm thời lâm vào tình trạng vô chính phủ, và ở đâu đó đã có một số hành động bị coi là cực đoan, và thậm chí, chính phủ lâm thời đã có một số sai lầm như vấn đề ngôn ngữ để Nga dựa vào đó làm lớn chuyện. Tuy nhiên, chúng ta không bình luận đến điều này trong bài viết. Cái tôi muốn nói đến là hành động của Nga. Họ đã không dừng lại ở việc lên án mà họ còn tiến hành tiếp một việc có thể nói là không lấy làm vẻ vang gì cho lắm khi “cuỗm” Crimea của Ukraina dù không tốn một viên đạn.

Vậy xin hỏi ông Lavrov là: Vậy điều này đóng góp gì cho sự hòa bình và ổn định của thế giới? Là một người hiểu biết, ai cũng có thể trả lời ngay rằng NHẤT ĐỊNH LÀ KHÔNG! Vì sao ư? Vì thế giới hiện tại là thế giới phẳng. Ngôn ngữ, văn hóa giao lưu và hòa quện lẫn nhau. Việc giao thương thời hiện đại cũng ít khi gói gọn trong một đất nước. Bạn sẽ thấy rằng ở Anh, ở Mỹ đều có China Town, ở Ukraina cũng có phố Ý, phố Pháp, hay ở Việt Nam cũng có phố Tàu… Và sẽ ra sao nếu nước sở tại có biến động và những nước lớn lấy cớ xâm lược nước nhỏ trên cơ sở “bảo vệ” người dân nước mình?

Bạn có thể nói ngay rằng: Tốt nhất đừng để biến động.

Đúng, nhưng chỉ một nửa. K. Mác đã viết: “mâu thuẫn chính là nguồn gốc động lực của mọi quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng”. Vậy không biến động sao được nếu Ukraina muốn phát triển?!

Tương tự như vậy, bạn có thể nói rằng Ukraina có thể tiến hành lật đổ tổng thống một cách hòa bình, tránh đổ máu.

Điều này thì hoàn toàn không đúng! Bởi vì đã là cách mạng thì rất khó có thể nói đến 2 chữ hòa bình. Cũng như học thuyết chuyên chính vô sản của Lênin đã nói rõ là muốn làm cách mạng nhất thiết phải dùng sức mạnh để lật đổ chế độ như chế độ tham nhũng Yanukovich. Và bạn cũng đừng mong ngài cựu Tổng thống này chịu rời bỏ chức vụ hoặc ở lại  vì đất nước sau tất cả. Vì sao ư? Rất đơn giản: một khi tay đã nhúng chàm, đã tham nhũng quá nhiều thì sớm muộn cũng bị phanh phui và bị nhân dân xét xử, còn nếu vì đất nước thì ông ta đã không tham nhũng! Và ông ta sợ điều này.

Xét trên khía cạnh quốc gia, ông Lavrov hay Putin có thể là người hùng khi phục sự tốt dân tộc mình (?), nhưng nhất định VIỆC CHIẾM CRIMEA CHỈ LÀM MẤT ỔN ĐỊNH THẾ GIỚI mà không một người hiểu biết và có lương tri nào tán thành.

Tôi có thể không đồng tình với một số phần tử quá khích của Ukraina nhưng xin các bạn nhớ một điều, đó không phải là đại diện của một nhà nước Ukraina thống nhất!

Sau đây là nội dung bài viết trên báo Nông Nghiệp:

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định việc mất ổn định nghiêm trọng tình hình trật tự quốc tế sẽ có tác động lâu dài.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ Hai (13/10) đã phát biểu rằng khủng hoảng ở Ukraine đã làm mất ổn định nghiêm trọng tình hình trật tự quốc tế và sẽ còn có tác động lâu dài.

Trả lời phỏng vấn của Tạp chí MGIMO của Học viện Quan hệ Quốc tế Quốc gia Moscow, ông nói: “Khủng hoảng Ukraine đã làm rúng động đến tình hình quốc tế một cách nghiêm trọng và sẽ còn có tác động kéo dài. Ngày nay khó có thể dự đoán được sự việc sẽ diễn biến như thế nào trên thế giới nhưng chúng ta chỉ biết chắc một điều tương lai sẽ còn có nhiều điều phải ngỡ ngàng đang chờ đón”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho rằng những diễn biến ở Ukraine “không phải chỉ cho thấy những xu hướng mới rất căn bản mà hơn thế là nó là đỉnh điểm của một trào lưu mà các đối tác phương Tây đã thực hiện đối với Nga trong nhiều năm qua”.

“Xu hướng không muốn thừa nhận người Nga là một thành viên cũng như bao thành viên khác tồn tại ở Tây Âu đã tồn tại hàng thế kỷ nay, mặc dù thực tế là ít nhất 300 năm qua chúng ta vẫn là một bộ phận không hề tách rời khỏi văn hóa và chính trị châu Âu. Những giai đoạn mà Nga tích cực tham gia vào các công việc của châu Âu được đánh dấu bởi sự ổn định và hòa bình trên đại lục này”.

Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xuống cấp rất nhiều trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine khi các chính trị gia và báo chí phương Tây đã nhiều lần cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình nội bội của Ukraine và trợ giúp cho những người đòi độc lập ở miền đông nam nước này.

Một số nước phương Tây, trong đó có các nước thành viên EU, đã một số lần áp dụng lệnh trừng phạt chống Nga vì cáo buộc nước này có dính dáng đến cuộc khủng hoảng trên nhưng Moscow vẫn nhiều lần bác bỏ.

Tháng 8, Moscow đã đáp trả những lệnh trừng phạt trên bằng việc áp dụng lệnh cấm nhập khẩu một số thực phẩm trong vòng 1 năm từ những nước đã áp dụng lệnh trừng phạt chống Nga, tức EU, Mỹ, Canada, Australia và Na Uy.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 2 phản hồi cho bài viết “Ngoại trưởng Nga Lavrov đang tự lên án mình?”:

  1. Xuki Ho viết:

    Yên tâm đi, G20 đang cho phép Putin tới Úc để hỏi tội về vụ MH17 và Ukraina. Xem Putin có tới ko, chắc là sẽ tới, vởi vì làm đơn xin tới rồi! G20 đã loại Nga ra rồi nhưng duyên nợ MH17 buộc phải cho cậu ấy tới để hỏi tội.

  2. Chi Ho viết:

    – Lavrov và Kerry lai. có chuyên. ö’ Paris vê` Ukraine và IS –

Trả lời Xuki Ho Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề