Nga và bốn quốc gia thuộc Liên xô cũ đã hoàn thiện liên minh mới

Nga và bốn quốc gia khác thuộc Liên Xô cũ hôm nay đã tiến tới  hoàn thành việc  tạo ra một liên minh kinh tế mới nhằm thúc đẩy hội nhập, nhưng  liên minh đầy tham vọng này có dấu hiệu đổ gãy khi người lãnh đạo Belarus đã chỉ trích mạnh mẽ Moscow.

Liên minh kinh tế Á-Âu, gồm có Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Ngày 1 tháng 1 năm 2015 sẽ quyết định số phận của liên minh này có tồn tại hay không. Liên minh được  lập ra với mục đích là mậu dịch tự do thương mại, phối hợp các hệ thống tài chính của các thành viên, điều chỉnh chính sách công nghiệp và nông nghiệp cùng với thị trường lao động và mạng lưới giao thông vận tải.

Nga đã cố gắng khuyến khích Ukraine tham gia, tuy nhiên cựu Tổng thống thân Nga bị lật đổ đã làm thay đổi chính sách  gia nhập liên minh này.

Tổng thống Nga V.Pu-tin từng phát biểu rằng, EAES sẽ tạo ra một trung tâm phát triển kinh tế mạnh mẽ và hấp dẫn với tổng sản lượng kết hợp là hơn 2700 tỷ USD, một thị trường lớn trong khu vực, nơi tập hợp hơn 170 triệu người. “Vị trí địa lý của ba nước cho phép liên minh thành lập những tuyến đường vận chuyển hậu cần thuận lợi, không chỉ mang ý nghĩa khu vực mà trên toàn cầu, kết nối với những dòng chảy thương mại lớn của châu Âu và châu Á”.

Nhưng Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã làm rạn nứt liên minh khi bắt đầu cuộc họp bằng những chỉ trích gay gắt đối với Moscow.  Theo ông Moscow đã gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Belarus khi  hạn chế nhập khẩu hàng hóa vào Nga.

Belarus là trung tâm giữa Nga và các thành viên EU Balan và Lithuania. Nước này đã được hưởng lợi từ sự hào phóng được Moscow ban cho. Nhằm trả đũa lệnh trừng phạt đối với EU, Nga đã cấm nhập khẩu thực phẩm rau quả của họ.  Nhưng Belarus đã tranh thủ thời cơ nhập những hàng hóa này và sau đó bán lại vào thị trường nội địa của Nga.

Các nhà chức trách Nga đã trả đũa bằng cách ngăn chặn nhập khẩu “sữa và thịt phi lê” từ Belarus với lý do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cấm vận chuyển quá cảnh thực phẩm cho Kazakhstan thông qua lãnh thổ của mình vì nghi ngờ số lượng lớn đã được tung vào thị trường Nga.

“Nga đã vi phạm tất cả các chuẩn mực quốc tế khi cấm quá cảnh đối với hàng hóa của chúng tôi. Họ đã đơn phương ban hành lệnh này mà không có sự tham khảo ý kiến của chúng tôi” Ông Lukashenko phát biểu.

Ngày 1-10, Thượng viện Nga đã nhất trí phê chuẩn Hiệp định về liên minh kinh tế Á-ÂU (EAES). Đây được coi là một sự kiện lịch sử không chỉ đánh dấu sự kết nối chặt chẽ hơn về kinh tế giữa Nga với các nước đối tác thuộc Liên Xô cũ, mà còn được dự đoán có khả năng làm thay đổi cấu trúc địa chính trị và địa kinh tế của toàn bộ châu lục.

Hiệp định liên minh kinh tế Á-Âu đã được Tổng thống ba nước Nga, Belarus, Kazakhstan ký ngày 29-5-2014 quy định thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu. Hiệp định còn xác định cơ cấu, thẩm quyền và thủ tục hoạt động của các cơ quan của liên minh như Hội đồng tối cao kinh tế Á-Âu gồm các nguyên thủ quốc gia, Hội đồng liên chính phủ Á-Âu gồm người đứng đầu Chính phủ các nước, ủy ban kinh tế Á-Âu và Tòa án Liên minh kinh tế Á-Âu.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề