Nato: Quân đội Nga hỗ trợ ly khai tấn công ở Ukraine

NATO cho biết hôm thứ Bảy  quân đội Nga đã hỗ trợ một cuộc tấn công của phiến quân ở miền đông Ukraine với tên lửa tinh vi, tên lửa thông thường, binh lính  và yêu cầu Moscow ngừng hỗ trợ.

Phiến quân thân Nga đã phát động cuộc tấn công vào thành phố cảng Mariupol làm chết ít nhất 30 người và hơn 80 người bị thương.

Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các cuộc chiến đấu ở miền đông Ukraine đã leo thang chóng mặt, với dấu hiệu của một cuộc tấn công quy mô lớn khi ly khai  được Nga hậu thuẫn  tại nhiều địa điểm trong Donetsk và Luhansk cũng như cuộc tấn công vào Mariupol.

“Đây là hành động phớt lờ và bỏ qua hoàn toàn lệnh ngừng bắn”

“Quân đội Nga ở miền đông Ukraine đang hỗ trợ các hoạt động tấn công với chỉ huy và kiểm soát các hệ thống, hệ thống phòng không tiên tiến gồm tên lửa phòng không, hệ thống bay không người lái (UAV), nhiều hệ thống phóng tên lửa tiên tiến và hệ thống tác chiến điện tử”.

“Tôi khẩn thiết kêu gọi Nga ngừng hỗ trợ quân sự, chính trị và tài chính cho những người ly khai, ngăn chặn bất ổn của Ukraine và tôn trọng các cam kết quốc tế“ . Ông tuyên bố.

Nga một mực phủ nhận việc có quân đội ở miền đông Ukraine.

Latvia, hiện giữ chức chủ tịch Liên minh châu Âu, kêu gọi ngoại trưởng EU tổ chức một cuộc họp bất thường nhằm thảo luận về tình hình.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk viết trên Twitter  ông đã tổ chức một cuộc gọi điện thoại khẩn cấp với Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko để thảo luận về những gì mà cộng đồng quốc tế cần hành động khi đối mặt với tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng.

“Một lần nữa chính sách hòa bình đã khuyến khích kẻ gây hấn có những hành vi bạo lực hơn. Thời gian để tăng cường những chính sách của chúng tôi sẽ dựa vào những sự kiện cố định, , không ảo tưởng,” ông viết trên Twitter.

Tusk cựu Thủ tướng Ba Lan là có quan điểm cứng rắn đối với Nga, ông không nói rõ những gì đã được đề cập đến.

Tuy nhiên người phụ trách chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini, cho rằng quan hệ là u ám đối với Nga, đề xuất trong một bản ghi nhớ trong tháng này rằng chính phủ EU có thể bắt đầu nói chuyện với Nga một lần nữa về ngoại giao toàn cầu, thương mại và các vấn đề khác nếu Moscow thực hiện các thỏa thuận hòa bình Minsk để chấm dứt xung đột Ukraina .

Đề xuất của Mogherini đã được đáp ứng với sự nghi ngờ của một số nước EU mà họ lo ngại rằng thông báo đến Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể hiểu quyết tâm của EU đã suy yếu.

Bà Mogherini tuyên bố ngày hôm qua các sự kiện leo thang xung đột tại Ukraine “chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng hơn nữa quan hệ giữa EU và Nga”.

28 quốc gia EU đã cùng với Mỹ đồng thuận trong việc áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga về sự tham gia của mình ở Ukraine, nhưng có một số nước trong khối chỉ đồng ý gia tăng các biện pháp trừng  phạt khi bạo lực gia tăng.

 Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề