Nato giảm số lượng phái đoàn Nga vì hoạt động gián điệp

Trong một năm sau khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương cắt giảm hợp tác với đối tác Nga đây  là sự trừng phạt cho sự xâm lược vào Ukraine, nhiệm vụ của NATO và của Nga trở nên lạ lẫm nhưng không xuyên thấu vào mối quan hệ đã xấu đi.

Phái đoàn của Nga đến trụ sở liên minh quân sự ở Brussels vẫn có hơn 50 thành viên, nhiều hơn so với các đoàn đại biểu của một số nước NATO.

Không lâu sau đó. NATO, công khai trích dẫn quy định về hành chính để hạn chế kích thước của các đoàn đại biểu từ các “quốc gia đối tác” như Nga, phái đoàn phải giảm xuống còn 30 thành viên.

Nhưng các quan chức phương Tây cho rằng dựa vào động thái cũng như theo một báo cáo được bảo mật của Ủy ban tình báo Liên minh thì nhân viên tình báo là một phần trong phái đoàn Nga.

Không ai bị sốc khi hiểu rằng các điệp viên lẫn trong phái đoàn của Nga và giảm số lượng của họ có thể loại trừ nguy cơ gián điệp, theo một quan chức phương Tây, người yêu cầu không thể được xác định khi nói về vấn đề tình báo. Họ cũng cho rằng giảm số lượng để dễ dàng hơn trong việc quản lý.

Bên cạnh đó hiện nay sự hợp tác giữa Nga và NATO đã bị đình chỉ, phái đoàn Nga có thêm nhiều người có thể là sự cần thiết đối với họ, quan chức cho biết.

Vâng mặc dù hạn chế về số lượng nhân viên nhưng phái đoàn Nga tại NATO đã không vội vàng bình luận về quy định này. Một phát ngôn viên của phái đoàn cho biết ông Alexander V. Grushko, Đại sứ Nga tại NATO sẽ nói về vấn đề này nhưng không phải vào trước sáng thứ Sáu.

Động thái này chỉ là những khó khăn nhất trong mối quan hệ đã u ám ngay từ đầu.

Tổng thống Vladimir V. Putin đã kịch liệt phản đối quy định mới của liên minh, ông cho rằng quy định này nhằm mục đích có thêm chỗ cho các thành viên mới ngồi tại trung tâm châu Âu và để mở rộng lên 28 quốc gia. Ông đã có những cuộc tranh luận om sòm về kế hoạch của NATO cho hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở châu Âu.

Hoa Kỳ cho rằng các hệ thống chống tên lửa nhằm chống lại mối đe dọa tiềm năng từ Iran, nhưng Nga lo ngại hệ thống này cuối cùng có thể phát triển thành một hệ thống có thể đe dọa đến lực lượng hạt nhân răn đe chiến lược của Nga.

Tuy nhiên NATO đã tìm cách để hợp tác với Nga về Afghanistan, hoạt động hàng hải và chống khủng bố cũng như trong các vấn đề khác. Và sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, sự hợp tác này đã trở thành một biểu tượng rất mạnh làm giảm sự thù địch như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1994, Nga gia nhập NATO không chính thức với vai trò là quốc gia đối tác. Hiện nay Nato có 41 quốc gia đối tác.

“Thỏa thuận sáng lập sự hợp tác” giữa NATO và Nga, vào năm 1997 đã tuyên bố hai bên không còn nhìn nhau là kẻ thù và đã cam kết sẽ “khắc phục những vết tích của cuộc đối đầu trước đó.” Một năm sau đó, một phái viên cấp cao của Nga tại NATO tuyên bố  liên minh và Nga sẽ “cùng tiến về phía trước.”

Hội đồng NATO-Nga sau đó đã được thành lập để thảo luận về vấn đề an ninh. Và vào đầu năm ngoái, NATO và lực lượng hải quân Nga có kế hoạch để cùng nhau hộ tống Cape Ray, một tàu Mỹ có cấu hình đặc biệt để chở hủy vũ khí hóa học ra khỏi Syria. Nhưng sau khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine nổ ra, sứ mệnh hải quân chung được coi là một mô hình hợp tác giữa Mỹ và Nga đã hủy bỏ, mặc dù trước đó họ đã cùng nhau tiêu hủy vũ khí hóa học.

Và vào tháng 05 – 2014, Thỏa thuận Sáng lập quan hệ Nga – NATO (Founding Act) dường như là di tích từ thời kỳ trước để lại.

“Rõ ràng, người Nga đã tuyên bố NATO như một kẻ thù, vì vậy chúng tôi phải bắt đầu xem Nga còn là một đối tác hay không? Chúng tôi xem họ là đối thủ nhiều hơn là đối tác “, ông Alexander Vershbow R. Phó Tổng thư ký NATO và là cựu Đại sứ Mỹ tại Moscow, nói với các phóng viên ở Washington năm ngoái.

Tháng Tư năm ngoái, NATO đã quyết định cắt giảm hợp tác quân sự và dân sự với Nga, trong khi vẫn duy trì tiếp xúc về chính trị, vì vai trò của họ trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Kể từ đó, chỉ bốn thành viên của phái đoàn lớn Nga là được phép trực tiếp thường xuyên đến trụ sở của NATO mà không có đoàn hộ tống, bốn người này gồm: Đại sứ, Phó Đại sứ, một lái xe và một trợ lý.

Mặc dù quan hệ xuống dốc nhanh chóng nhưng ông Grushko tiếp tục gặp gỡ với các quan chức cấp cao của NATO ở Brussels và họp cùng với các đối tác khác.

Nhưng không có sự hợp tác thực sự để củng cố mối quan hệ, phái đoàn của Nga đã giảm xuống hơn 50 người trong khi vào năm ngoái là 70 người.

Thời gian săp tới số lượng người của đối tác tối đa là 30 người – Nato gọi đây là quy định – tuy nhiên quy định chưa được áp đặt ngay lập tức. Các quốc gia đối tác có chín tháng để thực hiện và sẽ quyết định giữ những nhân viên nào hay loại những ai. Nga và các nước đối tác khác đã được thông báo chính thức quy định mới về giới hạn nhân viên vào tuần trước.

Với NATO thiết lập quy định để chuyển trụ sở mới tại Brussels vào năm tới, liên minh đã công khai trình bày những động thái này là một nỗ lực hành chính để quản lý số lượng người trong các phái đoàn ngày càng tăng của các quốc gia đối tác.

“Hiện nay, NATO theo đuổi đường lối đối thoại và hợp tác thiết thực với 41 nước đối tác,” Carmen Romero, phát ngôn viên của NATO cho biết. “Đây là một biện pháp thiết thực, áp dụng cho tất cả các đối tác tại trụ sở NATO, bao gồm cả Nga.”

Nhưng theo các quan chức phương Tây cho biết trên thực tế Nga có thể là quốc gia đối tác duy nhất bị ảnh hưởng bởi các quy định mới.

Ủy ban tình báo của NATO đã thực hiện những đánh giá về các thành viên trong phái đoàn Nga cho biết Nga đã sử dụng tình trạng của mình để thực hiện các hành động gián điệp.

Phương Tây trước đây đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga vì những hoạt động gián điệp. Nhưng việc đình chỉ hợp tác của NATO với Nga và động thái quy định mới về số lượng nhân viên đến trụ sở chính của liên minh đã hạn chế những hoạt động tình báo mạnh hơn và một số nhà ngoại giao phương Tây nói rằng hành động này là quá chậm.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề