Nato bố trí quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ

Reuters – Các nước Nato hôm nay đã thống nhất gửi máy bay và tàu chiến đến Thổ Nhĩ Kỳ giúp nước này tăng cường phòng thủ trên không tại biên giới với Syria, người đứng đầu liên minh cho biết. Theo các nhà ngoại giao cho biết sự hỗ trợ này nhằm tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra như vụ bắn máy bay chiến đấu Nga.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng kế hoạch đã được thông qua và ngay lập tức phải quyết định gửi những khí tài quân sự đến Thổ Nhĩ Kỳ và nhấn mạnh đây là một biện pháp phòng vệ.

“Chúng tôi đã nhất trí về một gói các biện pháp nhằm bảo đảm cho Thổ Nhĩ Kỳ trước tình hình bất ổn của khu vực,” ông Stoltenberg trả lời tránh đề cập đến sự can thiệp của Nga tại Syria và những cuộc không kích của họ.

Các nhà ngoại giao Nato cho rằng hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đã có lực lượng không quân rất mạnh và sự tham gia của liên minh nhằm tránh lặp lại những vụ việc rủi ro như bắn hạ máy bay Nga như ngày 24-11.

Gói hỗ trợ quân sự sẽ được thực hiện vào tuần tới bao gồm Nato sẽ gửi các máy bay trinh sát AWACS đến Thổ Nhĩ Kỳ. Theo sự mô tả của ông Stoltenberg hành động này nhằm “tăng cường giám sát không phận và các máy bay tuần tra trên biển sẽ giúp tăng sự hiện diện của hải quân.” Hai nước Đức và Đạn Mạch sẽ đưa các tàu này đến tuần tra ở phía đông Địa Trung Hải. Máy bay AWACS sẽ giám sát không phận trong vòng bán kính hơn 400 km và trao đổi thông tin với chỉ huy của các căn cứ trên biển và trên không và trên mặt đất thông qua các kênh kỹ thuật số.

Khi được hỏi Nato thực hiện điều này có  phải để giúp Thổ Nhĩ Kỳ quản lý không phận tốt hơn và thận trọng hơn nhằm tránh những gì Ankara đã làm trước đây hay không? Stoltenberg trả lời: “Điều này sẽ giúp chúng ta nhận thức tình huống tốt hơn… minh bạch hơn và dự đoán tốt hơn nhằm góp phần  làm ổn định tình hình trong khu vực cũng như giảm thiểu tình trạng căng thẳng”.

Thế khó xử

Tây Ban Nha cũng đã đồng ý gia hạn việc bố trí tên lửa đánh chặn Patriot dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và sẵn sàng bắn hạ bất kỳ tên lửa nào từ Syria bay vào lãnh thổ nước này. Thời gian gần đây Đức và Hoa Kỳ đã rút các khẩu đội Patriot ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó nhà ngoại giao NATO bày tỏ sự lo ngại khi cho rằng Ankara đã vội vàng, nóng nảy. Nếu sự cố xảy ra một lần nữa có thể sẽ làm tình hình căng thẳng leo thang sau khi Nga đã bố trí hệ thống tên lửa hiện đại S-400 để bảo vệ không phận ở Syria. Vì hệ thống này có thể tấn công máy bay ở khảng cách 400 km, đồng thời họ cũng đã nâng cấp máy bay cường kích Su-34.

Ngoài việc các đồng minh Nato không tham gia vào sự tranh chấp các sự kiện của Ankara, họ cũng mong muốn Nga tham gia vào cuộc đàm phán để tránh những sự cố có thể xảy ra xung đột khi máy bay Nga bay sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tuần tra gần các nước Baltic và Biển Bắc.

Các nhà ngoại giao cũng nói rằng Hoa Kỳ và đồng minh châu Âu đang trong tình huống khó xử trong việc thúc ép Ankara hành động nhiều hơn nữa để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Trước đó các nước liên minh đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới tiếp giáp với Syria nhằm ngăn chặn các phần tử của Nhà nước Hồi giáo vượt qua và ngăn chặn những kẻ buôn lậu dầu mỏ. Mỹ và châu Âu cũng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên có thêm sự cố với Nga và sống hòa bình với người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi lo ngại về việc tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực”, Stoltenberg nói, ông cũng hy vọng Nato có thể áp dụng việc tuần tra không phận giống như ở vùng Baltic vì việc tuần tra ở đó “đã không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra”.

 

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề