Mỹ sẽ trang bị quân sự cho tàu ngầm Úc

Pháp sẽ đóng tàu ngầm cho Úc nhưng những hệ thống thiết bị quân sự tối mật sẽ do đồng minh Hoa Kỳ trang bị.

Tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp đã đánh bại các đối thủ đến từ Đức và Nhật Bản giành được hợp đồng đóng 12 tàu ngầm trị giá 50 tỷ đô la Úc (39 tỷ $). Tàu ngầm Pháp đóng cho Úc thuộc lớp Barracuda biến thể nhỏ hơn của một loại tàu ngầm hạt nhân hiện có của Pháp có lượng giãn nước 4.700 tấn. Tuy nhiên Pháp không phải là bên trang bị vũ khí và các hệ thống chiến đấu phức tạp khác mà thuộc về các tập đoàn sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ trong đó có Lockheed Martin.

Úc đã nói rõ ràng họ chuộng hệ thống kiểm soát tác chiến AN/BYG-1 của  Mỹ cùng ngư lôi Mark-48 sẽ do liên doanh Mỹ – Úc sản xuất. Hợp đồng về các thiết bị như hệ thống định vị, hệ thống phát hiện, thu và nhận theo dõi các mục tiêu vẫn Úc vẫn chưa quyết định trao cho đối tác nào nhưng tập đoàn Raytheon – Mỹ được cho là một ứng cử viên. Với mối quan hệ đồng minh thân cận và thực tế công nghệ vượt trội của Hoa Kỳ luôn giành được sự quan tâm đối với Canberra để trang bị cho các tàu thuyền.

Quan chức cấp cao của Mỹ đã tham gia sâu vào quá trình đánh giá cạnh tranh và đã được hai chuyên gia Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu Phó Đô đốc Paul Sullivan và Đô đốc Tom Eccles thẩm định.

Theo thông tin của Washington lúc đầu ủng hộ Tokyo, Pháp hoặc Đức về hợp đồng đóng tàu vì những nước này có quan hệ mật thiết với Hải quân Mỹ, cùng có chung lợi ích an ninh trung khu vực trong thời kỳ Trung Quốc đang trỗi dậy.

Nhật Bản đã bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc” vì khong trúng thầu, nhưng các nhà phân tích cho biết quyết định phần lớn dựa vào khả năng đóng tàu.

Pháp có nền tảng rộng vững chắc trong việc đóng tàu ngầm cho đối tác trong khi Nhật Bản vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc xuất khẩu thiết bị quân sự.

“Theo tôi quyết định này được thực hiện trên cơ sở kỹ thuật,” Stephan Fruehling, Phó giám đốc Chương trình nghiên cứu quân sự tại Coral Bell School of Asia-Pacific Affairs cho biết. Ông cũng cho rằng những thiết bị tiên tiến của Mỹ được trang bị cho tàu ngầm Úc sẽ là điều rất ý nghĩa.

Rory Medcalf Hiệu trưởng Trường Cao đẳng An ninh Quốc gia Crawford đồng ý rằng Pháp thắng thầu do năng lực cùng các cân nhắc về chiến lược thứ cấp.

“Chính phủ Úc đã công nhận nước Pháp là lựa chọn tốt nhất về khả năng và những thách thức hiện nay. Hợp đồng này lớn hơn nhiều so với thỏa thuận thương mại đó là đem lại tin cậy, củng cố đối tác chiến lược tin cậy sâu rộng”.

Ông nhấn mạnh Canberra bây giờ cũng phải chủ động để gần gũi hơn với đối tác chiến lược Nhật Bản.

Tàu ngầm của Úc hoạt động trên khu vực rộng lớn, từ khu vực giá lạnh biển phía Nam tới vùng nhiệt đới do đó đòi tầm hoạt động và sức chịu đựng của tàu ngầm để thích ứng với điều kiện địa lý và hải dương học trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó tàu ngầm thế hệ mới phải đảm bảo điệu kiện hoạt động với hiệu suất cảm biến cao cùng khả năng tàng hình.

Theo Phó đô đốc và cựu Tư lệnh hải quân Australia ông David Shackleton nói rằng tầm hoạt động, độ tàng hình là chìa khóa và hệ thống chiến đấu tinh vi của Mỹ rất quan trọng vì nó sẽ giúp chia sẻ giữa Hải quân hai nước.

Đức Dũng (Theo AFP)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề