Morgan Stanley cảnh báo cho Nga: Đừng mong đợi tín hiệu tốt sẽ đến trong thời gian sớm.

Quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới đã bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng tài chính kể từ khi giá dầu sụp đổ vào giữa năm 2014 và theo nhà phân tích kinh tế Alina Slyusarchuk của Morgan Stanley nói rằng rằng cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp tục.

Trong chartbook mới nhất của ngân hàng về tình hình kinh tế của các nước Slyusarchuk dự đoán rằng trong năm nay kinh tế Nga sẽ tiếp tục chìm sâu trong suy thoái, thâm hụt liên bang sẽ mở rộng và thặng dư tài khoản vãng lai sẽ tiếp tục giảm.

Khi Nga bước vào cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại bắt đầu vào năm 2014, nhiều nhà phân tích dự đoán rằng cuộc khủng hoảng sẽ theo  mô hình tương tự đã từng xảy ra ​​trong năm 2009. Sau đó nền kinh tế  đã hồi phục mạnh mẽ theo hình chữ V (như biểu đồ dưới đây, quy mô của nền kinh tế theo hình chữ V). Tuy nhiên sự phục hồi trong năm 2014 đã không trở thành hiện thực và một dự đoán của Morgan Stanley được thực hiện trong tháng 1/2015 giờ đã trở thành sự thật.

Slyusarchuk đã viết trong một lưu ý ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính của Nga đã bắt đầu. “Nhìn về phía trước những yếu tố cơ bản cản trở sự phục là giá dầu và dỡ bỏ cấm vận hầu như không xảy ra trong thời gian sớm. Chúng ta sẽ chứng kiến nền kinh tế Nga tiếp tục chìm sâu trong suy thoái kéo dài hơn nữa thông qua năm 2016, không giống như sự phục hồi như biểu đồ V-Shaped trong năm 2009. Đặc biệt Nga có nguy cơ bị tăng trừng phạt hơn nữa.”

Dưới đây là biểu đồ về nền kinh tế trong tháng này, lưu ý cho thấy sự phục hồi hình chữ V chưa xảy ra:

1

Theo dự đoán của Morgan Stanley nền kinh tế Nga tiếp tục bị tổn thương hơn nữa trong năm 2016. Morgan Stanley Vulnerability Scoring Index, theo dõi cách các nước có khả năng phục hồi trước những cú sốc kinh tế, cho thấy kể từ năm 2014 Nga đã trở nên dễ bị tổn thương hơn.

Dưới đây là bảng xếp hạng hiển thị VSI đã thay đổi như thế nào trong những năm qua

“Căn cứ vào gia hạn lệnh trừng phạt và giá dầu thấp kéo dài sẽ làm suy giảm hơn nữa nhưng hy vọng ở mức vừa phải trong chỉ số VSI. Chỉ số tăng trưởng mong đợi là -2,1% Y (Y là quy mô nền kinh tế) trong năm 2016. Thâm hụt liên bang mở rộng đến 4,2% GDP và thặng dư tài khoản vãng lai thu hẹp từ 5.6% GDP năm 2015 xuống 3.8% vào năm 2016.”

2

 

Hiệu quả kinh tế của Nga vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ. Là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba – chỉ sau Mỹ và Saudi Arabia – Nga nhìn thấy hiệu quả tài chính gắn liền với các động thái của giá dầu thô.

Ví dụ, khi các quốc gia sản xuất dầu mỏ không đồng ý thỏa thuận đóng băng sản xuất trong tháng Tư tại cuộc họp được Nga rất được mong đợi ở Qatar, thị trường của Nga ngay lập tức phản ứng tiêu cực. Một ngày sau cuộc họp, cả đồng rúp và thị trường chứng khoán đã rơi tự do do giá dầu gây ra. Khi các thị trường dầu mỏ bắt đầu nhích lên, nền kinh tế Nga có phần nhích lên.

Đức Dũng (theo businessinsider)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề