Milan Syrůček: Những điều bạn chưa biết về Việt Nam và những người Séc gốc Việt

Một bài viết rất đáng đọc và suy nghĩ – Hồ Chí Minh muốn dựa vào người Mỹ sau chiến tranh để giúp đất nước thoát khỏi chế độ thực dân Pháp. Ông đã viết cho Tổng thống Mỹ tới tám bức thư, nhưng không một hồi âm. Khi đọc tuyên ngôn độc lập, ông đã mời phái đoàn Mỹ lên khán đài, khắp nơi treo biểu ngữ tiếng Việt và tiếng Anh…

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.

Cựu nhà báo lão làng Milan Syrůček của tờ Mladá fronta là một người hiểu sâu sắc đất nước Việt Nam, ông là người đã nhận bằng khen trực tiếp từ tay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm CH Séc gần đây của Chủ tịch. Ông Syrůček đã chia sẻ một số suy nghĩ về tình hình hiện tại và bối cảnh lịch sử trong một cuộc phỏng vấn với báo điện tử ParlamentníListy.cz. Vietinfo giới thiệu đến bạn đọc bản dịch bài này.

Ông nghĩ thế nào về Việt Nam hiện nay? Đó là một nước xã hội chủ nghĩa, nhưng nền kinh tế rất phát triẻn. Đây là một “Con hổ châu Á” khác, tuy nhỏ hơn?

Trước tiên về  thuật ngữ “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, nó làm tôi vẫn nhớ về chyện cười còn nóng hổi: Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Nikita Khrushchev đã gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng và họ đã đạt được một thỏa thuận. Khrushchev đồng ý rằng Chúa trời tạo ra trái đất, và giáo hoàng đồng ý rằng, Chúa trời đã làm việc đó dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Milan SYRUČEK Sinh ngày 28/1/1932, cựu nhà báo Tiệp Khắc tại Việt Nam,  từ năm 1969 – 1979 đã có nhiều lần sang tác nghiệp tại Việt Nam. Trong thời gian trước đây và hiện nay đã viết rất nhiều tin, bài, phóng sự có lợi cho Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước cũng như mối quan hệ Séc – Việt  được đăng trên các tờ báo lớn, nhiều tạp chí  của Tiệp Khắc trước đây và CH Séc ngày nay. 

Bởi thế, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam chủ nghĩa tư bản đã phát triển mãnh liệt. Chúng ta phải nhận thức rằng Việt Nam đó là một đất nước có nhiều đặc thù. Một quốc gia có lịch sử bốn nghìn năm. Trong nhiều thế kỷ, quốc gia này bị chia thành hai miền với sự tiến hóa lịch sử khác nhau.

Khi người Pháp đến họ đã chia quốc gia này thành 3 miền, Bắc bộ, Trung bộ và Nam Kỳ. Công ước Geneva năm 1954 cũng xác nhận việc phân miền này, mãi sau chiến thắng năm 1975 Việt Nam mới thống nhất lại. Vì vậy tôi đã đặt tên cho cuốn sách đầu tiên của tôi về quốc gia này là “Quả chuối chia đôi”.

Đó không chỉ là sự khác biệt về lịch sử mà còn là sự khác biệt lớn về khí hậu, thậm chí đó còn là sự khác biệt trong y học (người miền bắc Việt nam sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật, còn ở phía nam họ sử dụng thuốc có nguồn gốc động vật). Việt Nam có 60 sắc tộc, một số sắc tộ là dân du mục, một số khác là nông dân định cư, một số coi màu trắng là màu tang tóc, màu đen là ngược lại, khóc là biểu hiện niềm vui, đơn giản là có nhiều thói quen khác biệt.

Trong những năm gần đây Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tất cả đều hiện đại hóa, mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều lớn nhất thế giới. Dân số cũng tăng nhanh, ngay sau khi chiến tranh Việt Nam chỉ có 35 triệu dân, hiện nay có 90.5 triệu dân. Độ tuổi trung bình là rất thấp và thêm vào đó là tính cần cù chăm chỉ làm việc từ sáng đến tối không phút nghỉ ngơi. Quốc gia này thật sự là “con hổ châu Á” với đúng nghĩa đen của nó. Vâng thật sự là tôi đã làm quen với con hổ này và nó không chỉ là biểu tượng của một nền kinh tế đang phát triển.

Trong bối cảnh của Việt Nam hay Trung Quốc, người ta hay nói nói về nhân quyền, đội ngũ cán bộ cộng sản đặc quyền… Quan điểm của ông thế nào?

Trong thời chống Pháp, Hồ Chí Minh đã cố gắng tạo ra một phong trào rộng lớn nhất, thậm chí ông hủy bỏ Đảng Cộng sản Đông Dương và thay thế nó bằng Đảng Lao Động Việt Nam, ông hợp tác với tất cả những người yêu nước đòi độc lập, ông cũng mời hoàng đế Bảo Đại hợp tác.

Sau khi thành công, một chế độ khắc nghiệt đã cai quản đất nước, đôi khi có nới lỏng nhưng vẫn là một chế độ khắc nghiệt. Trong thời chiến, đó là điều dễ hiểu. Ví dụ, người dân bị cấm gặp gỡ với người nước ngoài, nhưng tất cả mọi thứ có thể vượt qua được vì như chúng ta biết người Việt rất sáng tạo.

Sau chiến tranh, đã có các trại lao động ở miền nam Việt Nam cho những người ủng hộ chế độ Sài Gòn. Tôi đã đến thăm một số trại đó, chẳng hạn như những trại “cải tạo” cho gái mại dâm, chỉ ở Sài gon thôi đã có khoảng 130 000 gái mại dâm khi người Mỹ còn ở đó. Sau 5 năm, họ đã cải tạo 60 gái mại dâm, và như họ nói với tôi, 40 trong số đó đã cố gắng trở lại nghề cũ của mình.

Còn về quyền tự do ngôn luận, trong những năm gần đây tôi không ở Việt Nam, và nếu như tôi đã gặp gỡ với các nhà bất đồng chính kiến ở nước ngoài, thì đó là những người được tạo cơ hội để ra đi. Đó không phải là một giải pháp lý tưởng, nhưng tôi không có cảm tưởng rằng tình hình  nghiêm trọng như ở những nước khác.

Trong chuyến thăm CH Séc gần đây, Chủ tịch nước Việt Nam tận tay trao ông bằng khen. Vì sao ông nhận được bằng khen đó?

Trong chuyến thăm của chủ tịch Trương Tấn Sang,  16 người Séc đã nhận được thư mời với đích danh dòng chữ “đã có đóng góp đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam” tới cuộc gặp mặt với Chủ tịch tại khách sạn Hilton. Sáu người đã được nhận huy chương với bằng khen, trong đó tôi. Hồi ở Việt Nam, tôi là một nhà báo và là cố vấn cho các đoàn đại biểu khác nhau, và trên thực tế tôi đã trải qua tất cả các cuộc chiến ở đó – Tôi đã đi trên đường mòn Hồ Chí Minh ngay dưới các cuộc không kích của không quân Mỹ, tôi là nhà báo đầu tiên cùng quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh sau sự sụp đổ của chế độ Khmer đỏ, tôi đã lên biên giới phía Bắc trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược hồi tháng 2 năm 1979.

Thậm chí, tôi đã có một cơ hội hiếm hoi để thăm Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) ngay khi quân Mỹ còn ở đó. Tôi đã viết về đất nước này và cả Đông Dương một vài cuốn sách. Theo mong muốn của người VIệt, tôi đã viết một cuốn sách bằng tiếng Pháp nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo yêu cầu của tôi, Việt Nam đã mời cả các sỹ quan Việt Nam và Pháp đến chiến trường xưa, đó quả là một sự kiện đặc biệt. Tôi có viết về sự kiện này trong cuốn sách cuối cùng của tôi về đất nước Việt Nam – cuốn “Thung lũng nước mắt của nước Pháp”, cuốn sách  được phát hành năm ngoái.

Ông nói rằng ông quen nhiều các vị Chủ tịch nước Việt nam. Họ thật sự là những người như thế nào?

Về các mối quen biết của tôi với các nhà lãnh đạo Việt Nam, tôi đã một lần gặp vị Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh với biệt danh là “Bác Hồ”. Ông không tiếp tôi ở trong phủ Chủ tịch, mà là ở nhà vườn, nơi ông sống. Ông mặc quần vải và áo sơ mi, ông đi dép lốp “cụ Hồ” làm từ lốp xe ô tô cắt ra với hai quai da (ai ai cũng theo gương ông đi dép đó). Đó là một căng phòng trang bị khiêm tốn, trên bàn có máy đánh chữ cũ. Ông là một người giản dị, có học vấn, tiếc rằng tại thời điểm đó ông đã bệnh nặng.

Ông có thể nói nhiều thứ tiếng khác nhau, cuối cùng chúng tôi dùng tiếng Pháp để nói chuyện. Cũng như vậy trong những lần nói chuyện với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã đánh bại người Nhật Bản, Pháp, Mỹ và cuối cùng là cả Trung Quốc. Tôi cũng tính thêm cả người Séc nữa, vì ba ngàn người Séc đã có mặt trong đội quân Lê dương của Pháp ở Việt Nam. Đại tướng đã chỉ dẫn tôi thăm Điện Biên Phủ, mặc dù tuổi đã cao và trải qua hơn 16 năm sống trong rừng sâu, ông vẫn tràn đầy sức sống.

Đại tướng mất khi ông 103 tuổi. Tôi đã kết bạn với Bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thân tới mức ông đã tặng cho con gái tôi một con vẹt rất đẹp và quý và hơn 40 nải chuối để đi đường. Con vẹt thật láo toét, qua đêm ở khách sạn nó cắn nát cả cái lồng tre. Tôi thấy rằng tất cả các nhà lãnh đạo nhà nước mà tôi đã gặp và các vị lãnh đạo Đảng hiện nay, trước tiên họ là những người yêu nước nồng nàn, họ chiến đấu cho độc lập của đất nước hơn là về hệ tư tưởng.

Hồ Chí Minh muốn dựa vào người Mỹ sau chiến tranh để giúp đất nước thoát khỏi chế độ thực dân Pháp. Ông đã viết cho Tổng thống Mỹ tới tám bức thư, nhưng không một hồi âm. Khi đọc tuyên ngôn độc lập, ông đã mời phái đoàn Mỹ lên khán đài, khắp nơi treo biểu ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Nhưng người Mỹ không hiểu rằng họ có thể tránh khỏi thất bại lớn nhất trong lịch sử của họ, để lịch sử và chính trị có thể khác đi.

Đặc thù của đất nước này là các mối quan hệ sâu sắc với chúng ta và thực tế là nhiều người Việt khi trở về quê hương họ sẽ trở thành doanh nhân hoặc chính trị gia, họ biết tiếng Séc và hiểu biết về chúng ta. Chúng ta có biết tận dụng những “ưu điểm lớn” này không?

Gác sang một bên những mối quan hệ chính trị bạn bè và hỗ trợ kinh tế mà chúng ta đã giúp Việt Nam trong trong thời chiến, tôi muốn tập trung vào những người Việt Nam đã đến làm việc ở nước ta từ những năm năm mươi. Họ đã học nghề ở đây và sau đó trở về nhà. Hồi đó, rất nhiều nhà máy đã mời tôi đến để để giải thích cho các công nhân của họ về sự khác biệt trong cách hành xử của người Việt.

Thậm chí hồi đó đã lan truyền rất nhiều đồn đại vớ vẩn về người Việt, như mồm họ có ròi bọ.  Tôi cố tình điều tra lời đồn này, dường như nó bắt đầu từ một anh nha sĩ điều trị răng cho người Việt. Tuy nhiên sau đó ai cũng nói: tôi nghe nó từ một anh đồng nghiệp, và anh này lại nghe từ một người đồng nghiệp khác và cứ như vậy lan truyền, nhưng tôi không thể tìm thấy ai cụ thể đã chính mắt trải nghiệm việc này. Bây giờ thì không một ai dám khẳng định những điều vớ vẩn như vậy. Dù sao thì ít nhất cũng hơn sáu mươi ngàn người Việt đang sống chung quanh ta.

Nếu những người lớn tuổi, vì lý do bất đồng ngôn ngữ, họ thu mình trong trong cộng đồng của họ, thì những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người sinh ra ở đây, đã dễ dàng hòa tan vào môi trường của chúng ta, họ đã và đang học tập, lao động, và kinh doanh ở đây. Từ những quầy hàng dựng tạm bợ trên hè phố, quảng trường họ đã chuyển vào những cửa hàng trong nhà, thậm chí họ đã trở thành chủ nhân của nhiều công ty có tên tuổi.

Thực tế là sau nửa thế kỷ kể từ năm 1956 khi những người Việt đầu tiên đặt chân trên đất nước chúng ta, số người biết tiếng Séc đã tăng lên rất nhiều lần, vì thế hiện nay ở Việt Nam thậm chí bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Séc chứ không phải là bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, thứ tiếng đã dần quên. Các doanh nhân của chúng ta có biết khai thác cơ hội quí báu này không nếu biết rằng người Nhật, Pháp thậm chí người Mỹ v.v. đã biết khai thác nó?

Hùng Anh – biên dịch theo Vietinfo.eu


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề