Ly khai gặp khó khi Nga thiếu quan tâm

Trong bối cảnh giá dầu tiếp tục giảm, những mâu thuẫn với khách hàng, những vụ thu giữ tài sản do các nước phương Tây đang tiến hành nhằm bù lại số tài sản của các cựu cổ đông của tập đoàn không còn tồn tại Yukos. Cùng với có thể sắp tới Gazprom sẽ phải hầu tòa. Đây chưa hẳn là bất lợi lớn nhất đối với Nga.

Trong những ngày vừa qua Nga đang phải đối mặt với lực lượng máy bay già nua liên tục gặp tai nạn. Tình hình kinh tế vẫn đang phải đối mặt với suy thoái. Dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” theo như kế hoạch bắt đầu vào cuối tháng 6 đã phải trì hoãn đến cuối tháng 10 và cũng chỉ trong kế hoạch. Lý do trì hoãn là do cả hai bên Nga – Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thống nhất về giá cả  và Đảng của Tổng thống Erdoga mất thế đa số.

Hiện thỏa thuận Iran đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Nếu thỏa thuận đàm phán được ký kết sẽ là một trong những thành công lớn nhất trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Chính vì vậy Chính phủ Mỹ đã nỗ lực hết mình để thực hiện thỏa thuận này. Ngày 2.3, Nhà Trắng đã phát đi thông tin bác bỏ tin tức của báo chí Israel dẫn nguồn báo Kuwait về việc Mỹ dọa sẽ bắn rơi máy bay chiến đấu Israel hồi năm 2014 nếu Israel không kích các cơ sở hạt nhân của Iran. Nếu Iran giải giáp vũ khí hạt nhân phương Tây sẽ dỡ bỏ cấm vận trong thời gian sớm nhất có thể. Điều này sẽ giúp các tập đoàn năng lượng dầu mỏ của phương Tây hợp tác làm ăn với nước này. Vì chỉ có các tập đoàn này mới có đủ khả năng tài chính vực dậy ngành khai thác dầu mỏ cũ kỹ của Iran vì lệnh cấm vận, chỉ có các tập đoàn này mới có những công nghệ khai thác hiện đại nhất, giúp hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo đầu ra khi lượng dự trữ dầu của Iran được đánh giá đứng thứ 4 thế giới. Iran sẽ trở thành địch thủ đáng gườm của Nga trên thị trường dầu mỏ thế giới.

Nga đang quan sát động tĩnh của Hy Lạp liệu có ra khỏi đồng tiền chung euro hay không. Nếu nước này ra khỏi EU sẽ là cơ hội lớn cho Nga khi đang cô độc trên thế giới. Sẽ giúp Hy Lạp có một lượng tiền nào đó để hoạt động, giúp Nga đặt đường ống dẫn khí của “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”, xuất khẩu rau quả thực phẩm vào Nga. Hy Lạp cũng là nước mạnh về dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm,  sản xuất các thiết bị công nghệ cao. Pháp tuyên bố hủy hợp đồng tàu Mistral, Hy Lạp lại là nước có ngành đóng tàu hùng mạnh, họ có thể sẽ giúp ngành đóng tàu Nga đóng mới tàu quân sự thay thế hai chiếc tàu đổ bộ  mà Pháp đã đóng cho Nga. Đặc biệt Hy Lạp là thành viên Nato nên Nga rất cần những bí mật từ nước này. Nga cũng đang gặp khó khi phương Tây cấm vận công nghệ cao, công nghiệp Quốc phòng, Hy Lạp sẽ giúp Nga giải quyết một phần khó khăn.

Mặc dù Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất và có thể là nơi cung cấp tài chính cho Nga nhưng hiện nay họ đang vật lộn với thị trường tài chính khi bốc hơn 2.800 tỷ USD trong thời gian này.

Hiện nay Quỹ dự trữ Nga còn hơn 360 tỷ nhưng không phải hoàn toàn bằng tiền mặt mà cả vàng, cổ phiếu, trái phiếu chính phủ và nhiều tài sản khác. Với cách bạo chi cho quân sự, các đường ống dẫn khí, World Cup và những chương trình phúc lợi sẽ làm quỹ dự trữ vơi dần. Theo ước tính của các nhà phân tích “nếu chi tiêu như hiện nay cuối năm nay quỹ sẽ cạn”.

Theo tin từ Kiev hôm qua Nga đã cắt điện cho các vùng nổi loạn tại miền Đông Ukraine, đây là một trong những dấu hiệu Moscow đang dần dần không còn quan tâm đến những “người hàng xóm” trong cuộc chiến ủy nhiệm với nước láng giềng. Tổng thống Nga trong một thời gian kéo dài cũng chẳng buồn nhắc tới “New Nga” (Novorossiya)

Bộ trưởng năng lượng Ukraine Volodymyr Demchyshyn cho biết hôm thứ Ba quốc gia giàu có về năng lượng đã ngừng cung cấp điện cho hai vùng Lugansk và Donetsk vì hóa đơn không được thanh toán. Phía Ukraine cũng có thể cắt bốn đường dây cung cấp điện cho ly khai. Một tháng lượng điện Ukraine cung cấp cho ly khai trị giá 15 triêu USD và số tiền này không được thanh toán.

Mặc dù miền Đông là thủ phủ của nền công nghiệp Ukraine tuy nhiên từ khi độc  lập đến nay những ảo ảnh tự hào một thời từ Liên Xô, là nước lớn thứ hai trong Liên bang vẫn không thay đổi. Vẫn là nền kinh tế kế hoạch với những máy móc cổ lỗ lạc hậu vì thiếu đầu tư và công nghệ hiện đại. Hầu hết các mỏ than và nhà máy thép hoạt động cầm chừng và đóng cửa vì thiếu hụt điện kinh niên. Thủ tướng diều hâu Arseniy Yatsenyuk đã thông qua một loạt các biện pháp xây dựng để phong tỏa kinh tế trừng phạt lãnh thổ của phiến quân ly khai. Yatsenyuk ra lệnh cho các nhà cung cấp điện của Ukraine không cung cấp điện cho phần tử ly khai vào tháng 1. Ukraine cũng hạn chế cung cấp khí đốt cho ly khai. Nga trước đó đã hứa sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt bằng cách xây dựng thêm để nối liền với hệ thống đường ống sẵn có. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chỉ là kế hoạch.

Sắp tới sẽ có vòng đàm phán tại thủ đô Misnk nhằm chấm dứt cuộc xung đột làm hơn 6.500 người thiệt mạng. Những nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến dường như đi vào ngõ cụt và bế tắc. Cuộc đàm phán này sẽ do các đặc phái viên của các bên đảm nhiệm.

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề