Lauren Graham: nước Nga, muốn có sữa mà không cần bò.
Лорен Грехем: Россия, вы хотите молоко без коровы

Lauren Graham, chuyên gia hàng đầu về lịch sử khoa học của Liên Xô và nước Nga, giáo sư tại Trường đại học công nghệ bang Massachuset và Harvard, đã phát biểu tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg trong khuôn khổ kỳ họp “Công nghệ – giấy thông hành cho ngày mai. Thay đổi hay là chết. ” Trong bài phát biểu của mình, Giáo sư nhấn mạnh một yếu tố rằng nước Nga dù có mạnh đến đâu đi chăng nữa về năng lực sáng tạo, nhưng với một xã hội độc tài, tiềm năng này sẽ không được phát huy về mặt kinh tế.

Thụy Sĩ mỗi năm xuất khẩu  sản phẩm công nghệ cao  nhiều hơn gấp  3-4 lần so với nước Nga, có nghĩa là nước Nga  là một trong những quốc gia đã thất bại trong việc hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Sự kỳ quặc ở chỗ là người Nga giỏi một cách đáng ngạc nhiên trên lĩnh vực phát minh sáng chế nhưng rất kém cỏi trong lĩnh vực đổi mới. Ví dụ: các nhà khoa học Nga đã nhận được hai giải Nobel cho phát triển trong lĩnh vực công nghệ laser, Yablochkov thực sự phát minh ra bóng đèn trước Edison, Popov đã truyền thông tin trên sóng radio đến Marconi, Nga là nước đầu tiên đã phóng vệ tinh nhân tạo của Trái đất… danh sách có thể kéo dài đến vô cùng tận. Câu trả lời là ở Nga không có những tổ chức xã hội mà từ đó ủng hộ và thúc đẩy  các  phát minh đáng giá của công dân để có thể ứng dụng trong  phát triển kinh tế. Mỗi lần,  khi nói đến vấn đề hiện đại hóa, người ta đều cho rằng đó là các vấn đề của công nghệ, chứ không phải là vấn đề của môi trường kinh tế-xã hội. Trong khi môi trường này lại là nhân tố chính trong việc phát triển và thương mại hóa công nghệ.
Và một khi công nghệ  vẫn tách ra khỏi hệ thống chính trị-xã hội, vẫn cấm biểu tình và đàn áp đối thủ chính trị và các doanh nhân, còn  các hệ thống pháp luật vẫn chỉ  thích ứng với các lợi ích của các cá nhân cụ thể, một khi vẫn tồn tại các chế độ độc tài -thì tình hình sẽ không thay đổi.

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ theo http://replyua.net


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Lauren Graham: nước Nga, muốn có sữa mà không cần bò.”:

  1. Cao Nam viết:

    Dân tộc nào cũng thông minh và có điểm mạnh để phát triển kinh tế – xã hội, và nước Nga cũng vậy. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, sự thành công hay thất bại của một quốc gia dân tộc là do mô hình tổ chức vận hành quản trị của quốc gia đó quyết định. C. Mác đã từng nói, Chủ nghĩa Tư bản sau khi ra đời 100 năm đã gấp nhiều lần tổng sản lượng tài sản mà Chủ nghĩa Phong kiến đã làm trong nhiều ngàn năm. Ngay hiện hữu, cùng một quốc gia dân tộc, chế độ chính trị khác nhau sẽ đem lại kết quả khác biệt như Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên là một ví dụ rõ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề