Kinh tế Ukraine phải thắt lưng buộc bụng trước nguy cơ vỡ nợ

Dù được hỗ trợ tối đa về ngoại giao cũng như quân sự từ Mỹ, nhưng nền kinh tế Ukraine phải thắt lưng buộc bụng trước nguy cơ vỡ nợ, và có dấu hiệu rạn nứt dưới áp lực của chiến tranh.

Trước tình cảnh kinh tế UKraine phải thắt lưng trước nguy cơ vỡ nợ, người dân Ukraine đang đối mặt với cuộc sống hết sức khó khăn, chi tiêu thắt lưng buộc bụng.

Trong khi các nhà hàng và quán cà phê nhộn nhịp với những cái kệ đầy ắp hàng ở Kiev, thành phố 3 triệu dân, một cuộc suy thoái đã kéo dài sang năm thứ hai, tạo cảm giác lo lắng về sự trở lại của tình trạng lộn xộn sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Đặc biệt là bên ngoài thủ đô, nơi mà kỷ nguyên của tình trạng thiếu lương thực, siêu lạm phát và thất nghiệp hàng loạt dường như không quá xa.

“Công việc làm của tôi sắp bị mất và có rất nhiều người khác cũng như vậy,” Valentyna Lozova, một kế toán 65 tuổi ở Kiev cho biết. “Tiền lương không tăng, lạm phát phi mã và giá đồng hryvnia rơi tự do. Tôi sợ tương lai sắp tới. ”

Khó khăn hơn cho Ukraine đang lâm nội chiến khiến hàng ngàn người với quân ly khai, người dân phải có một tinh thần can đảm để đối mặt với những khó khăn kinh tế sắp tới. Nhiều cơ sở công nghiệp của nước này nằm trong đống đổ nát và các món nợ đang sắp cơ cấu lại, hậu quả có thể ảnh hưởng tới nhiều năm tới.

Nền kinh tế Ukraine tụt dốc 12 % trong năm 2014-2015 và tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 28,5 % trong tháng Giêng, cao thứ hai thế giới sau Venezuela.

Khi nền kinh tế suy thoái, đồng hryvnia đã rớt giá 70 % trong năm qua, cao nhất trên thế giới, gây ra hoảng loạn ở vài thành phố.

“Tôi thấy mỗi ngày tại các siêu thị người ta phải mua bột mì và ngũ cốc với giá ngày càng cao”, Iryna Lebiga, một người mẹ 31 tuổi có ba con, nói.

Bà đang cố tìm một người mua lại trang trại nuôi cừu thua lỗ của mình ở Poltava, 350 km về phía đông của Kiev.

Bà cho biết: “Mọi người đều không có tiền. Có vài người đã liên hệ với chúng tôi vào năm ngoái nhưng chồng tôi nghĩ giá đó chưa tốt. Bây giờ, không ai trả giá thậm chí chỉ bằng một nửa số đó”.

Mối lo bất bình xã hội

Ngay cả ở Kiev, một số người đã hoảng sợ và bắt đầu dự trữ các mặt hàng thiết yếu, sau khi ngân hàng trung ương cấm mua bán ngoại tệ trong tuần trước và giá đồng hryvnia giảm.

Chuỗi siêu thị Silpo sắp xếp lại việc giao hàng đến các đại lý của họ để theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng, bộ phận truyền thông đã thông báo trong một email.

Trong khi suy thoái kinh tế chưa đến nỗi tệ như đợt trước vào năm 2009, nhưng suy thoái đợt này lại kéo dài hơn, khi mà Ukraine sau hai năm gần như không tăng trưởng. Quy mô của tình trạng bất ổn và các nguy cơ gây bất an trong một số người Ukraina đã giúp lật đổ các nhà lãnh đạo mà Nga hậu thuẫn vào năm ngoái, với hy vọng xây dựng lại đất nước, theo Citibank Inc tại Moscow.

“Có một mối nguy hiểm ngày càng tăng, chúng ta thấy một sự tích lũy đáng kể của sự bất mãn xã hội”, nhà kinh tế Citibank Ivan Tchakarov nói bằng e-mail: “Đời sống kinh tế trở nên khó khăn hơn bao giờ hết và những lời hứa từ các cuộc cách mạng đường phố để có thể lấy được lòng tin của công chúng vẫn chưa được thực hiện.”

Hoang mang và sợ hãi

Một trong ba gia đình có người thân đang làm việc tại các nước như Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, họ vẫn cảm thấy sự căng thẳng, ông nói.

“Tôi đã đi đến siêu thị ngày hôm qua và tôi đã chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì giống như vậy – bãi đậu xe đã đầy,” Zalyeskyi nói. “Mọi người đang mua những thứ như thực phẩm đóng hộp, bột mì, đường, bột kiều mạch, mì ống và giấy vệ sinh”.

Sự tàn phá đang hiện diện tại Donetsk, thành phố lớn nhất tại vùng chiến trận, nơi các bảng quảng cáo đã biến mất khỏi đường phố, thay thế bằng các biểu ngữ cho nghĩa vụ quân sự cho lực lượng nổi dậy đang nắm quyền kiểm soát.

Liên Hiệp Quốc ước tính chiến tranh đã giết chết hơn 5.600 người và đã tàn phá các thành phố, nơi ba năm trước đây đã tổ chức trận bán kết tại Euro 2012, cuộc thi bóng đá hàng đầu châu Âu.

Các cửa hàng đóng cửa

Các ngân hàng đã không còn hoạt động trên hai con đường chính của Donetsk và những tấm gỗ che kín các cửa sổ cửa hàng vắng vẻ, những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài như Marks và Spencer Plc (Anh) và Inditex SA với thương hiệu thời trang Zara cũng đã rời bỏ. Chủ cửa hàng cho người vô gia cư ở để giữ ấm.

Theo ước tính dựa trên giá chợ đen của đồng hryvnia của Steve Hanke, một giáo sư kinh tế ứng dụng tại Đại học John Hopkins và là giám đốc của dự án Đơn vị tiền tệ Troubled tại Viện Cato, trong khi con số lạm phát chính thức là 28,5 %, tốc độ tăng giá hàng năm tăng nhanh 272 %, với một tỷ lệ hàng tháng 64,5 % đó sẽ bị coi là lạm phát phi mã, theo ước tính dựa trên giá chợ đen của đồng hryvnia.

“Chúng tôi đang cố gắng không tiết kiệm chi phí cho thực phẩm nhưng chúng tôi đã dừng mua sắm quần áo và đồ chơi cho những đứa trẻ,” Ilyina 35 tuổi nói: “Chúng tôi đang phải chi trả cho nước và khí đốt, sưởi ấm, nhưng giá khá cao. Vấn đề lớn nhất là cảm giác không chắc chắn. ”

Tình cảnh đó là điển hình chung cho rất nhiều gia đình người Ukraine khác. Khoảng 600.000 người đã trốn khỏi đất nước, theo Liên Hiệp Quốc, tìm tới cuộc sống mới tại Nga ở phía đông và ở các nước như Ba Lan, Hungary và Romania ở phía tây. Gần 1 triệu người đã được di tản khỏi Ukraine, theo chính phủ ước tính.
Không có màu hồng trong tương lai sắp tới. Trong khi chính phủ đang chạy đua để có được khoản tiền mặt 17,5 triệu USD vay khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dự trữ ngân hàng trung ương đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ và Nga đang đe dọa cắt nguồn cung cấp năng lượng lần thứ hai, kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Các quan chức dự đoán nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng nhỏ vào năm 2016.

“Thật là khó khăn trong năm 1990 nhưng chúng tôi đã có nền độc lập và chúng tôi đã có hy vọng”, Lozova, kế toán nói: “Bây giờ tôi sợ chiến tranh diễn ra toàn diện và tôi không thấy có bất kỳ viễn cảnh nào.”

Hùng Thái (MTG, Bloomberg)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề