Khi ta đi đất cũng hóa tâm hồn

Ngoài trời âm 6 độ nhưng trong nhà cái không khí tết đã hừng hực rùi. Chỉ còn muơi ngày nữa , nàng Xuân sẽ đến gõ cửa từng nhà con dân đất Việt .Mặc dù mình chẳng thích cái lòe loẹt, cái hoàng tráng của mấy khẩu hiệu đón tết như mấy cái loa phuờng, mà bạn TL đã đưa lên „Mừng Đảng Mừng xuân“ nhưng dù sao cũng công nhận một sự thực , cái màu đỏ , cái sự to tát rực rỡ ấy nó rõ ra là làm cái lạnh xứ ta bị xua đi ít nhiều

.. ôi.. câu hát năm nào của cụ Trần Hoàn: Mọc giữa dòng sông xanh.. một bông hoa tím biếc.. khiến đất trời, cảnh vật, không gian cứ quyện vô nhau đến nõn nà, sóng sánh

Lại nhớ cái năm 93, cụ nhạc sĩ vĩ đại Văn Cao, Sức khỏe lẫn thần sắc đã xuống lắm, vịn tay bà vợ vẫn phong độ đi chợ hoa phố cổ, từng bứoc , từng buớc dặt dìu như cái giai điệu dìu dặt của đứa con tinh thần cuối cùng của cụ „Mùa xuân đầu tiên“ ..Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về..vâng cái“ đầu tiên „ nức nở sững sờ ấy đựoc bắt đầu từ một niềm vui lớn của dân tộc , sau mấy chục năm trải dài trong bom trong đạn : niềm vui thống nhất đất nuớc (1975).Thật khó tuởng tuợng cảm xúc của cụ vẫn trẻ , vẫn tươi roi rói yêu thưong : từ nay nguời biết yêu người, từ nay nguời biết thương nguời . Ấy vậy mà đã 40 năm trôi qua kể từ cái ngày ấy 30 tháng 4 năm 1975 , hình như dân tộc ta vẫn chưa làm đựoc cái điều cụ Văn cao mong muốn ???

Người VN bên này, tết đến rất nhiều gia đình cũng tổ chức gói bánh với ý thức khơi gợi cho thế hệ sau cái truyền thống, cái phong tục đẹp đẽ của dân ta

Hôm qua đến nhà một chị bạn, hiện truờng bầy ra la liệt, nào thịt, đỗ, gạo và cái tiên quyết để làm nên những chiếc bánh chưng vuông vắn kia là cái màu xanh ngăn ngắt của lá dong xứ Việt đã đựoc rửa sạch sẽ, lau chùi kĩ luỡng ánh lên một màu xanh óng ả.Bỗng mắt mình đập vào một vật mà khiến mình thích thú, ngạc nhiên vô cùng: Bó lạt.

Xin thưa,hồi còn bé nhà mình cũng gói bánh, nhưng toàn thấy mẹ hoặc chị tự tay rửa ống giang bổ, rồi chẻ lạt .Nhìn những chiếc lạt đều tăm tắp, mỏng tang dài đúng bằng chiều dài ống giang mà mình..lác cả mắt về sự khéo léo của phụ nữ, mỗi khi mẹ cắn một đầu lạt , một tay kéo nốt nửa dọc cái lạt dầy chia thành 2 nửa mỏng tang . Nhìn mẹ trong công đoạn cuối của việc gói bánh, đôi bàn tay phụ nữ nhỏ bé..xiết lạt khiến mình chỉ uớc muốn lớn nhanh để thay mẹ đảm đưong công việc này . Hồi ấy nhà nghèo lắm, nhà nào gói độ 30 chục chiếc bánh đã đựoc coi là có của ăn của để, có vùng quê còn có tục lệ gói bánh sau tết nữa, coi như đó là một chứng chỉ về sự giàu có của gia đình .Kết thúc phần gói bánh to, bao giờ mẹ mình cũng thu gom chiến truờng, là, thịt gạo..gói cho anh em mình mỗi đứa một cái bánh ..đồ chơi cũng đủ cả nhân, gạo , đậu .. nho nhỏ chỉ to hơn góc bánh nguời nhớn chia tư một tí, mà chị em mình có ngừoi không dám ăn vì..đẹp .Với trẻ con thì mọi công đoạn sản xuất bánh chưng có lẽ chỉ có lúc này mới quan trọng nhất : Nhìn mẹ vớt những chiếc bánh nghi nghút khói ra khỏi nồi, xen lẫn trong đám bánh ấy có những chiếc bánh nho nhỏ xinh xinh..chị em tranh nhau..của tao, của em…mỗi khi nhìn những chiếc bánh con con có đánh dấu hẳn hoi „chủ sở hữu“ đựoc vớt lên ròng ròng nuớc mà hớn hở mà rạo rực….cả một trời cổ tích nào hoàng tử Lang Liêu săn lợn rừng làm nhân bánh…nào trời tròn đất vuông, công ơn cha mẹ..hiện lên , đầy ắp kỉ niệm đến giờ.

Quay trở lại chuyện bó lạt . Mình chụp Foto bó lạt và khoe với một chị bạn .. rằng thì.. là mà… ngạc nhiên quá, giờ VN ta chuyên môn hóa đến từng hạng mục trong cái quy trình sản xuất bánh chưng , đến cái công đoạn nho nhỏ như chuốt giang, chẻ lạt cũng không còn nữa ư. Chị bạn bảo… ối giời ngỗng ạ, đi lâu quá ngu ngơ chả nhớ đựoc cái gì, chuyện lạt bán sẵn ở Việt Nam có từ lâu rồi, chợ nào cũng có, em vừa ra chợ mua lá, mua lạt…đang ngồi rửa đây này, rõ lẩm cẩm… việc bán gà không lông, gà có lông thì mới ,mà chỉ có ở Hà lội nhà anh thôi, nhà quê chúng em thì vẫn bán gà nguyên dạng đủ lông đủ cánh… nỡm ạ, chán thì bỏ mẹ xứ lạnh mà về tha hồ mà dzui, mà thích.. ở đó ăn bơ thừa sữa cặn của bọn đế quốc mần chi.. rồi chị chép miệng ra chiều thông cảm bằng một câu rõ ra là giáo viên văn:

_ khổ thật, đi lâu quá, cái gì cũng thành kỉ niệm thành nỗi nhớ, đến cái lạt gói bánh chưng còn làm con nguời rưng rưng… đúng là… Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn“

Mình cuời hà hà… lại một hình bóng tết nhà quê hiện lên : Cô gái đi trong làn bụi mưa xuân trên triền đê trong thơ cụ Nguyễn Bính:

_ Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Mình sắp đựoc về với mưa xuân, với những cụm hoa xoan trăng trắng tim tím bé li ti như đầu que tăm nhựa , để lại về bên mẹ, bên nồi bánh chưng rừng rực cháy, đốt lên những truyền thuyết, những sự tích đã làm nên sức sống mạnh mẽ của nguời Việt , để nghe hầu đồng, để xem lễ hội….các bạn ơi đợi mình cùng du xuân nhé nhé

Cú Đỉn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề