Iran: Đề xuất mới trong cuộc đàm phán hạt nhân, phương Tây nói như cũ

Iran đã đưa ra “giải pháp xây dựng” để giải quyết tranh chấp trong các cuộc đàm phán hạt nhân với sáu nước lớn, theo tờ báo Iranian Students News Agency (ISNA) đưa tin hôm thứ Tư, tuy nhiên các quan chức phương Tây nói rằng họ không thấy có gì mới từ Tehran.

Iran và các cường quốc đang trong chặng cuối cùng của cuộc đàm phán, kết thúc sự bế tắc hơn 12 năm về chương trình hạt nhân. Mục đích để dỡ bỏ chế tài đổi lấy ít nhất Iran phải cắt giảm chương trình hạt nhân trong 10 năm.

“Iran đã đưa ra các giải pháp mang tính xây dựng nhằm giúp hiểu và tin cậy nhau hơn. Nhưng chúng tôi sẽ không linh hoạt về lằn ranh đỏ “, một nhà ngoại giao Iran, nói với ISNA.

Nhưng các quan chức phương Tây cho biết vẫn chưa thấy nội dung có gì mới. Điểm khác biệt lớn nhất bao gồm các vấn đề như lệnh cấm vận vũ khí của LHQ, cấm vận tên lửa, thời hạn dỡ bỏ trừng phạt, nghiên cứu và phát triển trên các máy ly tâm hạt nhân hiện đại.

“Tôi đã không nhìn thấy bất cứ điều gì mới từ Iran”, một nhà ngoại giao phương Tây trong các cuộc đàm phán đã nói với Reuters. Một quan chức phương Tây khác có chung nhận xét.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ở lại Viena sau cuộc đàm phán, cùng với người phụ trách chính sách đối ngoại EU bà Federica Mogherini, trong một nỗ lực để phá vỡ bế tắc trong khi hầu hết các ngoại trưởng khác trở về nước họ.

Hệ thống điều hòa không khí trong khách sạn Palais Coburg sang trọng đang làm việc hết công suất vì nhiệt độ bên ngoài gần 40 độ và cuộc thảo luận cũng nóng không kém, theo các quan chức cho biết.

Trao đổi căng thẳng

Kerry và Zarif đã có cuộc trao đổi căng thẳng về lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc vào đêm thứ hai. Tehran cho rằng vũ khí thông thường và tên lửa không liên quan với vấn đề hạt nhân nên dỡ bỏ lệnh trừng phạt này.

“Không có tiếng đóng sầm cửa nhưng cuộc trao đổi về quan điểm rất nóng,” theo một nhà ngoại giao cấp cao phương Tây.

Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA dẫn lời một người dân giấu tên tại Palais nói, Kerry và Zarif đã hét vào nhau trong cuộc họp hôm thứ Hai. Một phụ tá của  Kerry đã phải chạy vào phòng nói với họ răng ở ngoài nghe rất rõ.

Các nước phương Tây cáo buộc Iran đang theo đuổi khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân, trong khi Tehran khẳng định chương trình của họ là hòa bình.

Một thỏa thuận thành công có thể là cột mốc lớn nhất trong nhiều thập kỷ hướng tới giảm bớt sự thù địch giữa Iran và Hoa Kỳ, họ trở thành kẻ thù kể từ khi Cách mạng Iran xông vào sứ quán Mỹ tại Tehran vào năm 1979.

Đây cũng là một thành công chính trị cho cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống thực dụng Iran Hassan Rouhani, cả hai đang đối mặt với sự hoài nghi từ các cử tri trong nước khi cho rằng họ không cứng rắn.

Iran, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc phải chờ ít nhất đến thứ Sáu, nhưng một nguồn tin từ một trong những cường quốc cho biết vào hôm thứ Ba họ phải vắt chân lên cổ trong 48 giờ tới.

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên hôm thứ ba: “Tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được thỏa thuận trong tương lai gần, nếu ra khỏi chúng ta không thể.”

Những bất đồng về biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là một trong những khó khăn nhất.

Nga và Trung Quốc, không che dấu sự không tán đồng về biện pháp trừng phạt, đều ủng hộ việc chấm dứt trừng phạt vũ khí và tên lửa của LHQ. Cả hai đều phản đối từ năm 2006.

Những thông điệp trái ngược

Tuy nhiên cuối cùng họ đã đồng ý không công khai chống lại Mỹ và châu Âu, những người muốn duy trì các biện pháp trước bất ổn ở Trung Đông.

“Trong bối cảnh hiện nay sẽ thật bẩn thỉu khi sử dụng thông điệp chính trị nếu chúng ta giải quyết vấn đề hạt nhân, nhưng sau đó phải cung cấp cho họ tiền và khả năng xuất nhập khẩu vũ khí,” một quan chức cao cấp của phương Tây cho biết.

Nga đặc biệt nhạy cảm về hình thức xử phạt, các quan chức phương Tây nói, do thực tế bản thân họ cũng đang bị Mỹ và EU trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Ngoại trưởng Anh Philip Hammond dự kiến sẽ trở về Vienna vào tối thứ Tư.

Quan chức Mỹ và châu Âu đã chỉ ra rằng họ sẵn sàng bỏ đi nếu không có thỏa thuận sớm, trong khi Iran cho biết đang vui vẻ để tiếp tục đàm phán.

Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran – Đại Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei người có sức mạnh ngăn chặn thỏa thuận, trong tháng vừa qua loại trừ đóng băng hoạt động hạt nhân trong thời gian dài hoặc sẽ cho các thanh sát viên Quốc tế vào thanh sát. Theo các quan chức phương Tây lằn ranh đỏ của Khamenei gây khó khăn hơn cho đoàn đàm phán Iran.

“Có hình thức Cớm hiền và Cớm ác giữa Zarif và lãnh tụ tối cao”, một quan chức phương Tây cho biết. ” Vì vậy Zarif chịu rất nhiều áp lực.”

Phần mở rộng mới nhất các cuộc đàm phán của ngày thứ Sáu nếu đạt được sẽ không đủ thời gian để đảm bảo xem xét trong 30 ngày bởi hiện nay Đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc hội Mỹ.

Nếu thoả thuận được gửi đến Quốc hội sau ngày 09 – 07, thời gian kéo dài lên đến 60 ngày, làm tăng khả năng thỏa thuận sẽ được giải quyết.

Theo Reuters


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề