Học thuyết quân sự mới của Trung quốc đang đe dọa ai

Một tuần trước, Trung Quốc đã công bố một học thuyết quân sự mới, trong đó, có phần về sự đe dọa của chiến tranh. Tài liệu này cung cấp cho việc sử dụng “chủ động phòng vệ” của Trung Quốc và đổ lỗi cho cuộc xung đột ở Biển Đông vào Mỹ và các đồng minh của nó. Trước đó Politeka cũng đã phân tích logic của cuộc đối đầu sắp tới và có nguy cơ cuộc xung đột leo thang vào một giai đoạn nóng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích lý do tại sao các tài liệu được công bố có thể thực sự trở thành một bước ngoặt đối với toàn bộ khu vực

Trung Quốc đã làm được

Tài liệu mới được thiết kế để biện minh và giải thích một số hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Bây giờ Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo trong quần đảo tranh chấp – quần đảo Trường Sa (hơn 700 đảo và rạn san hô). Ở những đảo  đó không có người sống, ở đấy không có cảng hay bến cảng – Chỉ có các sân bay ( Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Philippines mỗi quốc gia có một chiếc).

Dưới sự giám sát của Trung Quốc – 15 hòn đảo. Ở Việt Nam – 40 , của Philippines – 8, và Malaysia – 6. Tất cả các đối thủ cạnh tranh có các tiền đồn và cơ sở kho tàng. Mặc dù Thiên An Môn công bố chủ quyền muộn hơn các quốc gia khác, tuy nhiên, có xu hướng để bắt kịp và sử dụng lãnh thổ cho mình đến mức tối đa: người Trung Quốc trong hơn một năm tích cực tham gia vào việc tạo ra các hòn đảo nhân tạo trong quần đảo. Thậm chí còn tranh chấp các rạn san hô. Hy vọng rằng các hòn đảo mới sẽ là cơ sở cho các mục đích quân sự khác nhau. Bây giờ bãi cát bồi đắp ở rạn san hô trên những hòn đảo là hơn 800 ha (khoảng 920 sân bóng đá).

Cuarteron Reef

Điều này thực tế không phải là mới. Việc tạo ra các hòn đảo ở vùng nước nông Malaysia và Việt Nam cũng tham gia. Tuy nhiên, quy mô dự án của Trung Quốc là lớn hơn nhiều. Thiên An Môn xây dựng sân bay đầu tiên của mình, xây dựng một hầm trú ẩn trên rạn san hô Cross Fire, đã xây tòa nhà cao tầng ở bãi đá ngầm Nam Johnson và tạo ra các cảng nhân tạo trên các rạn san hô Kuarteron Geyven. Bãi đá ngầm cuối cùng nói chung là hoàn toàn củng cố triệt để các đảo với những doanh trại và các  container với mục đích không rõ ràng. Theo báo cáo của nhóm thông tin IHS Janes, chuyên nghiên cứu quân sự, trên đảo có đặt thiết bị radar và tên lửa chống hạm.

 gaven_reef_2014-2015

Các nước trong khu vực lo ngại gì

Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước trong khu vực có nỗi lo chính đáng rằng Trung Quốc có kế hoạch sử dụng các hòn đảo của mình không phải là để trợ giúp điều hướng cho tàu bè và để loại bỏ các chất ô nhiễm từ các ngành công nghiệp dầu mỏ, như người ta tuyên bố ở Bắc Kinh. Không phải bí mật là các lợi ích của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa đều không giới hạn: vùng nước mà họ mong muốn kiểm soát kéo đến tận bờ biển của Philippines, Indonesia và Việt Nam. Trong trường hợp này, thì vùng lãnh thổ tranh chấp khác đều lọt vào vùng nước đó, đấy là  Quần đảo Hoàng Sa và rặng san hô Scarborough (đảo Hoàng Nham). Bằng cách này, Trung Quốc hy vọng sẽ xây dựng một cơ sở cho việc tiếp tục nhận được sự thống trị ở khu vực này, và sau đó có thể bắt đầu chuyển động theo hướng về phía Nhật Bản và Biển Đông.

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, mỗi quốc gia có thể kiểm soát các vùng biển 12 hải lý tính từ bờ biển. Ngoài ra, nó có quyền được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Ở đó quốc gia có quyền tự do thực hiện các hoạt động thương mại và sử dụng các nguồn dự trữ tự nhiên, nhưng khu vực này vẫn mở cửa cho sự đi lại của tàu bè, bao gồm các tàu quân sự. Tuy nhiên, Công ước không đưa ra một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi, những hoạt động nào của luywcj lượng Hải quân được cho phép trong khu vực này.

Tài liệu này cũng công nhận quyền của các nước thành lập đặc khu kinh tế, các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, quần đảo Trường Sa nằm từ bờ biển Trung Quốc không phải là ở 370 km (200 hải lý) mà khoảng một ngàn. Chưa nói là khoảng bao la, bao gồm toàn bộ vùng biển. Tuyên bố này đã dẫn đến một vụ kiện của chính phủ Philippines lên tòa án Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, mặc dù Trung Quốc được liệt kê trong các bên ký kết, được sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc trong cuộc tranh chấp này, Bắc Kinh từ chối thẳng thừng cả ở cấp chính thức.

Lợi ích của các bên tranh chấp

Yêu cầu đưa ra của mình ở vùng nước của Biển Đông và quần đảo Trường Sa là Việt Nam, Malaysia, Philippines, và thậm chí Brunei bé nhỏ. Hơn nữa Việt Nam, cũng như Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền toàn lên bộ quần đảo. Các Quốc gia còn lại – trên các hòn đảo riêng biệt ở phía nam.  Sự quan tâm của Mỹ, cũng như của Nhật Bản, là để ngăn chặn sự gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, thông qua đó vô cùng quan trọng con đường vận chuyển dầu đến Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan và các nước khác trong khu vực. Như vậy tổng chi phí của tất cả các hàng hóa được vận chuyển qua các vùng biển tranh chấp, ước tính ở mức $ 5 nghìn tỉ năm. Bên cạnh đó, khu vực này không chỉ có tiềm năng đánh bắt cá rất lớn, nhưng cũng có đáng kể các nguồn năng lượng dầu khí – theo thông số của công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc ở Biển Đông chứa khoảng 125 tỷ thùng dầu và 14 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên. Do đó, trữ lượng dầu nằm ẩn dưới nước, tương ứng, ví dụ, bằng dự trữ của Iraq và trữ lượng khí vượt quá mức tài nguyên dự trữ của Hoa Kỳ.

yuzhno-kitayskoe_more

Biển Đông sự thật cần phải được kiểm soát. Thứ nhất, nó là vùng biển nhộn nhịp nhất trên thế giới. Thứ hai, theo Cục Hàng hải quốc tế, – một trong những vùng biển nguy hiểm nhất. Ví dụ, trong năm 2014 đã có 183 trường hợp được ghi nhận vi phạm bằng các vụ cướp biển hoặc các cuộc tấn công vũ trang, cao hơn trong  năm 2013 là 22%. Trong quý đầu tiên của năm nay, 70% các cuộc tấn công cướp biển xảy ra trên thế giới là ở Biển Đông. Về vấn đề kết hợp tuần tra chung của các nước trong khu vực vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thỏa hiệp. Tại cùng một thời điểm ý định của Mỹ tách một bộ phận của lực lượng hải quân và không lực của mình để bảo vệ lợi ích của các đồng minh đã gây ra sự phẫn nộ dự kiến của ​​Bắc Kinh.

Tiềm năng hải quân và sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ của các nước láng giềng đang cho Mỹ một lợi thế trong một cuộc xung đột giả thuyết (về nó – trong bài viết trước đây của chúng tôi). Tuy nhiên, Mỹ tạm thời vẫn không thể lơi là mãn nguyện. Điều này là do không chỉ ghi nhận nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan, và những quan hệ đồng minh với hầu như tất cả các nước trong khu vực (chủ yếu – Philippines). Các chuyên gia nghiên cứu mô phỏng xung đột, tin đoán rằng một trong những mục tiêu có thể đạt được với Trung Quốc là để phá hoại uy tín của Hoa Kỳ như là một người bảo đảm an ninh.

Học thuyết quân sự về cái gì

Bắc Kinh đã nhiều lần nói về những hành động mang tính hòa bình ở quần đảo Trường Sa, tuy nhiên, đưa ra một thuyết quân sự, mà trong đó liệt kê một danh sách dài các mối đe dọa hòa bình cho Trung Quốc đã cho thấy có  các cơ sở để không tin vào những ý định của Trung Quốc. Ví dụ, tài liệu mô tả về những hòn đảo bị các quốc gia chiếm đóng bất hợp pháp trong khu vực và các hành động khiêu khích từ Mỹ và Nhật Bản.

Khái niệm mới về “phòng thủ chủ động”, mà khái niệm đó phải là chìa khóa cho sự “phát triển hòa bình” có ngụ ý sự gia tăng sức mạnh quân sự và thúc đẩy các hoạt động trên chiến lược đón trước…

Hôm nay, Bắc Kinh đang ý thức tăng những đặt cược. Có lẽ điều này được thực hiện để tìm ra giới hạn cho phép, hoặc để huy động sự hỗ trợ của dân chúng khi phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế. Mặc dù cho là có logic nào đi chăng nữa, thì Bắc Kinh đã xuống con bài đầu tiên. Bây giờ là đến lượt Hoa Kỳ.

N.Vinh ( politeka)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề