Hoa kỳ mong muốn điều gì từ Ukraina

Xin giới thiệu trả lời phỏng vấn của cựu  bộ trưởng quốc phòng và cựu giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ Leon Panetta nói về đường lối của Obama trong quan hệ với Ukraina,về vị trí của quân đội Ukraina và những cản trở trong cải tổ.

 Что нужно США от Украины

Leon Paneth, chính trị gia Mỹ thuộc đảng Dân chủ, làm việc nhiều năm tại Quốc hội Mỹ, phụ trách văn phòng Tổng thống thứ 42 của Mỹ Bill Clinton. Đỉnh cao sự nghiệp của ông là các vị trí cao nhất trong quân đội Mỹ và hệ thống phân cấp chính trị. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Panetta đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương trong 2009-2011, và sau đó – Lầu Năm Góc trong 2011-2013. Trong thời kỳ đảm nhiệm chức vụ giám đốc CIA, Leon Panetta đã chú trọng loại bỏ các nhà lãnh đạo  thánh chiến ẩn danh ở Trung Đông và trực tiếp lãnh đạo chiến dịch hủy diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. Trong năm 2014, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát hành một cuốn sách hồi ký mang tên “Worthy Battle” (những trận đánh hào hùng), trong đó ông kể  chi tiết về kinh nghiệm của ông về chống khủng bố. Ngoài ra, Panetta là một người bảo vệ hệ sinh thái đại dương toàn cầu và là tác giả của nhiều dự án luật về việc bảo vệ bờ biển California quê hương ông.

Trong bài phát biểu tại hội nghị Ialta về  chiến lược châu Âu (YES)  lần thứ 13 (năm nay được tổ chức tại Kiev) Panetta kêu gọi các chính trị gia châu Âu hãy nói chuyện với Vladimir Putin bằng ngôn ngữ của sức mạnh và hãy duy trì sự hiệp nhất trong hàng ngũ của các nước phương Tây, không cho phép Nga tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông và Ukraina. “Nếu chúng ta không cùng nhau, chúng ta sẽ yếu đuối, và Nga sẽ tận dụng điều này. Còn khi chúng tôi ở bên nhau, chúng ta có thể nói với Nga rằng- hoặc anh với đi với chúng tôi hoặc anh không có ở đây” – ông nhấn mạnh trong tiếng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt của những người tham dự.  Cựu giám đốc của Lầu Năm Góc cũng tuyên bố rằng cần phải ngăn chặn không thể để Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, bởi vì ông a sẽ trở nên rất nguy hiểm trên cương vị là Tổng Tư Lệnh quân đội.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho  LІGA.net,  Leon Panetta, người với  nụ cười  độ lượng và thẳng thắn mà thoạt nhìn  không có dáng vẻ của nhân vật đã từng nắm cơ quan quyền lực nhất thế giới, đã đưa ra đánh giá về chính sách của chính quyền Obama đối với Ukraina, nhận xét về những thay đổi trong quân đội Ukraina và giải thích những mối nguy hiểm trong sự chậm trễ cải cách ở đất nước này.

Nhiều người Ukraina rất biết ơn nước Mỹ vì sự hỗ trợ của Mỹ trong cuộc đấu tranh chống  lại nước Nga xâm lược. Nhưng đồng thời, phản ứng của chính quyền Obama đối với sự xâm lược của Putin thường được coi là quá chậm chạp. Thưa ông, còn cá nhân ông nghĩ gì về chính sách của ông Obama đối với cuộc xung đột NgaUkraina?

– Tôi tin rằng Tổng thống Obama cũng rất mong muốn Ukraina sẽ trở thành một quốc gia mạnh mẽ và độc lập. Ông đã phản ứng kiên quyết trước sự xâm lược của Nga tại Crimea và trên biên giới phía Đông. Ông hiểu rằng Hoa Kỳ cần phải hỗ trợ cho Ukraina, cần phải giúp đất nước này.  Với sự ủng hộ của Thượng viện, ông đã duyệt một khoản bảo lãnh tài chính – gần 3 tỷ $ trong bảo lãnh vốn vay, cung cấp viện trợ quân sự   600 triệu đô la Mỹ và đồng thời giúp cho việc huấn luyện, đào tạo quân đội Ukraina. Ông đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Kết quả là những lệnh trừng phạt đó có hiệu lực tích cực.

Điều quan trọng là cần phải tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraina. Với tư cách Là một cựu Bộ trưởng Quốc phòng, tôi tin rằng cần thiết phải cung cấp vũ khí  phòng thủ cho tất cả các binh chủng trong quân đội Ukraina. Tôi tin rằng Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Đức, các nước châu Âu khác và các nước NATO không những  cần phải giúp và phát triển sức mạnh cho Ukraina, mà  họ cũng cần phải gửi một tín hiệu rõ ràng cho Nga rằng họ sẽ không tha thứ cho sự xâm lược chống lại đất nước đó (Ukraina – ND)..

Tôi nghĩ rằng người dân Ukraina đã thực hiện những sự lựa chọn rất quan trọng. Chính phủ của các bạn đang tiếp tục làm việc để cải thiện nền quản trị quốc gia và nền kinh tế, đang cố gắng để chống tham nhũng, mặc dù đây là một thách thức rất nặng nề. Và điều quan trọng hơn cả, theo quan điểm của tôi, quân đội của các  bạn đã phát triển và trưởng thành một cách vững mạnh trong hai năm qua. Như một kết quả tất yếu, tôi nghĩ rằng nước  Nga biết rằng nếu họ muốn tiếp tục gây hấn, họ sẽ phải trả một giá đắt. Đây có lẽ là tín hiệu quan trọng nhất mà chúng ta đã gửi đến Nga.

Giả sử rằng bằng cách ngẫu nhiên nào đó, chúng ta biết được người Nga định làm gì không chỉ  Crimea, mà còn dọc theo biên giới, chúng ta sẽ phải thực hiện các bước mạnh mẽ hơn đ cố gắng bảo vệ Ukraina

Liệu có thể đ ngăn chặn sự chiếm đóng Crimea và chiến tranh Donbass hay không? Theo ý kiến của ông, phương Tây sẽ làm những gì trong năm 2014 đ đ tình hình không xảy ra như thể?

– Câu hỏi rất hay. Tôi muốn tin rằng, tất cả tùy thuộc vào những thông tin tình báo mà chúng tôi có được vào thời điểm đó… Nhưng tôi không hoàn toàn biết rõ vấn đề này, bởi vì lúc đó tôi đã rời khỏi cương vị lãnh đạo. Tuy nhiên, theo tôi nếu chúng ta có những thông tin tình báo tốt nhất vào lúc đó về kế hoạch của Nga thì nhất định sẽ tiến hành những bước mạnh mẽ hơn để ngăn chặn nó (sự xâm lược của Liên bang Nga, – P. V).

Tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi biết Nga dự định không chỉ ở Crimea, mà còn dọc theo biên giới, chúng tôi sẽ phải thực hiện các bước mạnh mẽ hơn để cố gắng bảo vệ Ukraina. Tôi tin rằng đây là thời điểm cần thiết để ủng hộ người dân Ukraina, cần thiết để giúp đỡ cho họ nhiều nhất. Điều quan trọng là gửi cho nước Nga một thông điệp rằng chúng ta sẽ đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa  để chống lại dạng  xâm lược này, và chúng ta sẽ đến Ukraina để cung cấp nguồn năng lượng thay thế, bởi vì đất nước này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Đồng thời, việc cung cấp vũ khí phòng thủ quân sự cho Ukraina cũng rất quan trọng. Những bước đi này sẽ có tác dụng tại thời điểm đó và để cảnh báo cho người Nga rằng họ không thể làm bất cứ điều gì họ muốn.

Kịch bản nào, theo ông, là tốt nhất và tồi  tệ nhất trong việc giải quyết cuộc xung đột Donbass?

– Không nghi ngờ gì nữa, những hậu quả tồi tệ nhất sẽ là,  cuối cùng, Nga sẽ thực hiện thêm các bước đi để sáp nhập miền Đông Ukraina  vào Nga như đã làm với Crimea. Kết quả tốt nhất sẽ là Nga sẽ rút lui khỏi các khu vực biên giới và các vùng phía đông sẽ tham gia vào đời sống chính trị của Ukraina.

Tôi mong muốn Ukraina trở thành một thành viên của NATO. Hiện nay đây là một điều khó khăn, nhưng nếu chúng ta có thể giải quyết vấn đề với biên giới, thì điều đó sẽ tạo điều kiện gia nhập NATO.

– Biên bản Budapest như là một bảo đảm an ninh cho Ukraina bị coi là không được tôn trọng, điều gì có thể thay thế cho nó?

– Tôi tin rằng quân đội Ukraina và lĩnh vực quốc phòng đã được tăng cường đáng kể  trong hai năm qua. Tất cả mọi người mà tôi gặp gỡ ở đây, nói với tôi rằng các sỹ Ukraina đều chuẩn, binh lính được đào tạo tốt hơn. Quân đội Ukraina  có khả năng đối phó với các tình huống chiến đấu. Từ kinh nghiệm của tôi, tôi có thể nói rằng  việc cải thiện các khả năng quân sự là  một thành công lớn. Và tôi nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục cải thiện. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ và gửi giảng viên. Tùy thuộc vào kết quả của sự hỗ trợ này, chúng tôi sẽ xác định những bước tiếp theo để giúp Ukraina có thể tự bảo vệ mình.

– Liệu Ukraina có nên tham gia vào Liên minh quân sự nào đó hay không ?

Tôi mong muốn Ukraina trở thành một thành viên của NATO. Hiện nay đây là một điều khó khăn, nhưng nếu chúng ta có thể giải quyết vấn đề với biên giới, thì điều đó sẽ tạo điều kiện gia nhập NATO.

Nếu bạn thấy rằng vì một số lý do nào đó chính phủ Ukraina không thể đối phó với tham nhũng, không có khả năng tăng cường sự kiểm soát của nhà nước, và các nhà lãnh đạo Ukraina không thể làm việc với nhau để bảo vệ đất nước thì  tất cả điều này sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho mối quan hệ với Mỹ, mà còn với tất cả thế giới phương Tây

– Một số chính trị gia Ukraina tin rằng Ukraina là rất quan trọng về địa chính trị đối với  Hoa Kỳ, rằng Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ vì vậy đã nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề  tham nhũng và sự chậm trễ trong cải cách. Đây liệu có phải là  sự thật hay không?

– Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ muốn thấy một đất nước Ukraina mạnh mẽ: một đất nước độc lập, có chủ quyền, với một nền kinh tế tốt và một đội quân có khả năng tự bảo vệ mình. Đây là những gì mà Mỹ mong muốn. Nếu vì một lý số lý do nào đó, chính phủ Ukraina không thể đối phó với tham nhũng, không có khả năng tăng cường sự kiểm soát của nhà nước, và các nhà lãnh đạo Ukraina không thể làm việc với nhau để bảo vệ đất nước – tất cả điều này sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho mối quan hệ với Mỹ, mà còn với toàn bộ thế giới phương Tây. Do đó, vì lợi ích của đất nước, Ukraina  cần phải quyết tâm thực hiện tất cả các cuộc cải cách, tăng cường và cải thiện tình hình an ninh và kinh tế.

– Liệu Ukraina và sự xâm lăng của Nga chống lại đất nước này sẽ là các chủ đề ưu tiên đối với chính quyền mới của Mỹ hay không?

– Nếu Hillary Clinton thắng cử tổng thống, thì không nghi ngờ gì nữa, bà ấy sẽ coi trọng Ukraina là một trong những ưu tiên của chính quyền. Bà ấy sẽ theo đuổi một chính sách cứng rắn đối với Putin, sẽ khẳng định rõ ràng rằng Mỹ sẽ hỗ trợ NATO và Ukraina. Nếu Trump thắng – hoàn toàn không thể dự đoán những gì ông ấy sẽ làm. Không ai biết chính xác về chính sách đối ngoại của ông ấy. Ông ấy  đồng tình với ông Putin, ông nói những điều điên rồ, và ngay ngày hôm sau lại thay đổi quan điểm đó. Chúng tôi không thể biết được những quan điểm và hành động của Trump nếu ông được bầu làm tổng thống.

Ông sẽ bầu cho ai trong cuộc bầu của tổng thống của nước Mỹ?

– Tôi sẽ bầu cho bà Hyllary Clinton. Đây là sự lựa chọn tuyệt đối. Đây là ứng của viên duy nhất, người có kinh nghiệm, người  thấu hiểu về trách nhiệm của mình trên cương vị tổng thống, về tình hình và các vấn đề của thế giới. Bà ấy biết rằng người tổng chỉ huy quân đội sẽ phải làm gì.

Nguyễn Hoàng Lân dịch

theo nguồn http://ubr.ua/ukraine-and-world/power/chto-nujno-ssha-ot-ukrainy-434528


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề