Hình mẫu kinh tế của Nga “khô héo” trước đòn trừng phạt của phương Tây

Kaliningrad được bao bọc xung quanh bởi biển Baltic và đã từng được ca ngợi sẽ là “Hồng Kông của nước Nga”: Tách biệt từ đại lục với vị trí đắc địa sẽ phát triển thương mại lớn mạnh.

Nhưng đối với Igor Pleshkov, người đang điều hành một nhà máy xi măng với 300 công nhân trong khu vực 1 triệu cư dân nằm giữa các thành viên EU Lithuania và Ba Lan, hiện tại không nhìn thấy tương lai. Công việc kinh doanh của ông bị teo lại trong những tháng gần đây do Moscow trả đũa trừng phạt từ phương Tây.

“Nền kinh tế Nga đã chạm đáy, nhưng ai biết được người Nga lại bắt đầu có đào sâu xuống hay không?” Pleshkov, 46 tuổi trích dẫn một câu nói của kỹ sư người Đức đã đến làm việc tại Kaliningrad.

Thời kỳ trung cổ Kaliningrad mang tên thành phố cảng Koenigsberg (Bắc Phổ) là một trung tâm của những tín đồ Đạo Tin lành và thương mại trên bờ biển Baltic. Tỉnh này thuộc lãnh thổ của Đức cho đến khi trở thành đống đổ nát do những trận ném bom của đồng minh và bị Hồng quân bao vây trong những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ hai. Toàn bộ người Đức đã chạy trốn, bị chết hoặc bị trục xuất, thành phố Bắc Phổ bị Liên xô sáp nhập và đổi tên thành Kaliningrad. Được Liên xô xây dựng lại bằng các khối nhà chung cư đơn điệu theo phong cách của người Nga.

Sự tan rã của Liên xô đã làm tỉnh này này tách khỏi phần còn lại của Nga về địa lý và phương tiện giao thông. Đường phố tràn ngập những chiếc xe ô tô Volkswagen cũ và Skoda mua với giá rẻ ở châu Âu, chứ không phải xe Lada và Volga do Nga sản xuất.

Tỉnh Kaliningrad có rất nhiều căn cứ quân sự, được quân sự hóa và đóng cửa đối với những người nước ngoài trong thời Xô – viết, khu vực đã phát triển mạnh mẽ trong mấy năm gần đây. Hiện nay Kaliningrad có khoảng 80,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa số liên quan đến sản xuất, một phần nhờ vào ví trí thương mại đặc biệt với các hàng xóm EU.

Các công ty như Thomas-Beton của Pleshkov được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản phẩm có thể cạnh tranh tốt trong lục địa Nga.

Tuy nhiên những thuận lợi đó không còn từ ngày mùng 1/4/2016. Và tiếp theo sau một loạt các hành động trả đũa để hạn chế thương mại kể từ năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea. EU áp đặt biện pháp trừng phạt tài chính và Moscow đã trả đũa phương Tây.

Tình trạng khác

Kaliningrad chỉ là một khu vực trong tình trạng chung của nền kinh tế Nga bị tổn thương. Trong suốt hai năm qua, sự sụp đổ giá năng lượng toàn cầu đã mài mòn và làm nền kinh tế khủng hoảng. Đồng rub mất giá làm hàng hóa nhập khẩu tăng lên.

Tuy nhiên hàng hóa nhập khẩu vào Nga trở nên đắt đỏ đã thúc đẩy ngành sản xuất trong nước, vì vậy với vị trí sát nách hàng xóm EU, Kaliningrad đã phải chịu tổn thất nặng nề hơn các khu vực khác.

Kể từ năm 2014, khối lượng thương mại của Nga đã giảm một phần ba, nhưng Kaliningrad đã giảm mạnh gần một nửa. Sản lượng công nghiệp, trước đó đã vượt qua tất cả phần còn lại của Nga, nay lại giảm hơn bất cứ nơi nào khác.

Biện pháp trả đũa trừng phạt của Nga bao gồm cấm nhập khẩu thực phẩm từ EU đã phá hỏng ngành công nghiệp chế biến thịt nhập khẩu và đóng hộp để bán trên toàn nước Nga, trong khi ngành này chiếm gần 1/5 nền sản xuất của Kaliningrad.

Trong trường hợp của công ty xi măng Pleshkov, tình hình trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây khi chính phủ siết chặt nguồn cung xi măng giá rẻ của ông bằng những yêu cầu chứng chỉ phức tạp về nhập khẩu. Cuộc cải cách theo chiều hướng bảo vệ các công ty trong nước nhưng lại có tác dụng ngược lại ở Kaliningrad, Pleshkov nói.

“Họ đang đóng cửa ra thị trường và họ không hiểu rằng khu vực Kaliningrad có vị trí địa lý khác với những khu vực khác,” Pleshkov nói.

Không còn đặc biệt

Chính quyền Moscow nói rằng sẽ tập trung thương mại về phía đông với các nước như Trung Quốc. Nhưng đây chỉ là sự an ủi nhỏ đối với Kaliningrad.

“Hợp tác với Australia xem ra có khả năng mang lại thành công hơn trong mô hình hiện tại vào thời điểm này,” Ilya Shumanov cựu giám đốc của văn phòng Minh bạch Quốc tế Kaliningrad trong trại thái phiền muộn đã châm biếm.

Nhiều người dân địa phương đổ lỗi cho chính phủ khu vực vì không có lấy một kế hoạch cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp sau khi tình trạng được ưu tiên đặc biệt đã kết thúc, ngoài chỉ biết dựa vào trợ cấp của chính phủ với số tiền 66 tỷ rúp (1,02 tỷ $) trong năm nay.

Anton Likhanov, Thủ tướng của khu vực mới được bổ nhiệm, một chính trị gia trẻ đầy nhiệt huyết từ Moscow, cho biết đã có một số vấn đề gai góc cần được giải quyết.

“Chúng tôi cần phải thay đổi cấu trúc vì chúng ta đã phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu linh kiện,” Likhanov nói với Reuters.

Kaliningrad không nên đặt mục tiêu trở thành một trung tâm sản xuất, lắp ráp các sản phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu của EU  và nền sản xuất sẽ không bền vững nếu người lao động chấp nhận ở lại với mức lương thấp, ông nói.

“Tôi không muốn Kaliningrad trở thành một chi nhánh sản xuất của EU với lao động giá rẻ và chi phí thấp – đó sẽ là một loại của chủ nghĩa thực dân,” Likhanov nói. Thay vào đó các doanh nghiệp cần tập trung vào sản xuất hàng chất lượng cao, sử dụng nguyên liệu thô của Nga.

Thời thịnh vượng đã qua?

Trong nhiều năm qua, người dân Kaliningrad thích tự do đi lại qua biên giới Ba Lan. Tuy nhiên Ba Lan đã đóng cửa hiệp ước vào tháng Bảy với lý do an ninh và cho biết chưa biết lúc nào sẽ gia hạn trở lại. Các cửa hàng ở Kaliningrad đã không còn nguồn thực phẩm từ Ba Lan mà phải lén lút nhập lậu và họ đã thay thế bằng thực phẩm nội địa. Mặc dù vậy người tiêu dùng hầu như không bằng lòng về điều này.

“Tôi chắc chắn kể cả những người yêu nước giống tôi, thỉnh thoảng cũng phải sang Ba Lan vì trong các cửa hàng của chúng tôi họ đều nói sai về thực phẩm, họ nói là phô mai nhưng không phải là phô mai”. Vladimir Kuzin, một cựu quan chức thành phố Kaliningrad nói.

Vadim Khlebnikov, biên tập viên của cổng thông tin địa phương rugrad.edu cho biết mọi thứ đã trở nên đắt đỏ hơn năm ngoái ngoài khoai tây và cá đông lạnh giá rẻ.

Du khách Nga vào mùa hè vẫn đến để thưởng thức bờ cát trên biển của Kaliningrad. Nhưng thống kê cho thấy nhiều nhà hàng trống rỗng và đã đóng cửa.

Trong khi đó, Moscow đã rất bận rộn quay lại khu vực này để quân sự hóa cao hơn, biến nơi đây thành pháo đài. Nga không tiếc tiền của để nâng cấp quân đội, gia tăng sự hiện diện quân sự trong bối cảnh căng thẳng tăng cao với Nato. Một số người dân địa phương nói rằng những hành động này sẽ chỉ làm Nga cô lập hơn nữa.

Pleshkov, người luôn tự nhủ hãy lạc quan lên, lo ngại rằng thời gian tốt nhất của khu vực đã qua đi.

“Chính phủ đã cố gắng che đậy những vấn đề bằng kích động chủ nghĩa dân tộc với tuyên truyền Chính phủ không kém cỏi đến mức không biết điều hành đất nước. Mà nguyên nhân chính là những nước xấu xa, tồi tệ bên ngoài đã đưa chúng ta vào tình trạng này”. Ông nói.

Đức Dũng (theo Reuters)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề