Hé lộ quy trình tuyển chọn lính tàu ngầm Mỹ
Không dễ dàng để trở thành thủy thủ tàu ngầm Mỹ, tuy nhiên, những ai vượt qua được thử thách sẽ có cơ hội thăng tiến rất lớn, cả trong binh nghiệp lẫn những công việc dân sự khác.

Công việc mơ ước không dành cho mọi người

Hãng tin Fox News (Mỹ) đăng bài viết cho hay:

Cuộc bầu cử gần đây cho thấy người dân Mỹ vẫn lo lắng về tình trạng kinh tế của đất nước và sự ổn định, bảo đảm đối với công việc của họ.

Trên thực tế, vẫn có một nhà tuyển dụng đang tìm kiếm rất nhiều những nhân lực trẻ trung, năng động, có trình độ cao. Đó chính là lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, được nhận vào lực lượng này không hề dễ dàng.

Mọi ứng viên, dù là sĩ quan hay thủy thủ, trước tiên phải có bằng cấp kỹ thuật, đặc biệt là về kỹ thuật hạt nhân.

Sau đó, những người này phải vượt qua một vòng đánh giá tâm lý. Chỉ một số ít trong đó được chọn tham gia chương trình huấn luyện chuyên sâu đầy thử thách và sau đó là một đợt kiểm tra đánh giá trên một tàu ngầm thật.

Những người hoàn thành các yêu cầu trên sẽ được tưởng thưởng bằng một huy hiệu hình Cá heo, đánh dấu việc họ chính thức trở thành một lính tàu ngầm thực thụ.

Từ năm 2010 trở về trước, chỉ có nam giới mới có được vinh hạnh này, nhưng hiện nay nữ quân nhân cũng được phép phục vụ trên tàu ngầm.

Những người sắt trong con tàu thép

Cuối tháng 9 vừa qua, một nhóm nhà báo và dân thường Mỹ được mời tham quan chiếc USS Hampton, một tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, thuộc hải đội tàu ngầm số 11, đóng tại San Diego, California.

130618-N-NB544-087

Tàu ngầm USS Hampton (SSN 767). Ảnh: Hải quân Mỹ

Đoàn được hạm trưởng Lincoln Reifsteck, hạm phó David Fassel và thủy thủ trưởng Richard Moses đón tiếp khi vừa lên tàu.

Sau đó, họ có cơ hội thấy tận mắt hoạt động của một tàu ngầm hạt nhân, điều mà rất ít thường dân khác có được.

131218-N-NB544-190

Hạm trưởng Lincoln Reifsteck trả lời phỏng vấn truyền thông, khi USS Hampton trở về cảng nhà sau đợt triển khai kéo dài 6 tháng tới Tây Thái Bình Dương, năm 2013. Ảnh: Hải quân Mỹ

Thách thức lớn nhất cho hạm trưởng Reifsteck không phải là điều khiển con tàu hay khai hỏa các tên lửa Tomahawk, mà là giữ cho thủy thủ đoàn, với tuổi đời trung bình chỉ 22, luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu 24/7 trong nhiều tháng liền.

Trong năm 2013, USS Hampton ra khơi 298 ngày, tương đương 82% thời gian của một năm, họ xa gia đình mà không có điện thoại, Internet hay những tiện nghi giải trí thông thường khác.

Do đó, không có gì ngạc nhiên nếu thu nhập của lính tàu ngầm cao hơn trung bình 30% so với những lính hải quân khác.

Không phải trong tất cả thời gian đó, tàu chỉ thực hiện các nhiệm vụ quân sự.

Chiếc Hampton đã trải qua 70 ngày tại Bắc Cực cùng một nhóm giáo sư từ Đại học Columbia, để thực hiện việc lấy mẫu và nghiên cứu về tình trạng biến đổi khí hậu.

user-sub-north-pole-920-69-1418378976842

USS Hampton trong một đợt triển khai tới Bắc Cực

Trên thực tế, các tàu ngầm hạt nhân tấn công không chỉ có nhiệm vụ theo dõi các tàu ngầm hạt nhân của đối phương như trong Chiến tranh lạnh, mà hiện nay, chúng còn được dùng cho nhiều mục đích khác nhau, từ chuyên chở các đơn vị đặc nhiệm cho đến nghiên cứu khoa học.

Đối với những quan khách, cuộc sống bên trong một ống kim loại kín, không có cửa sổ hay bất kì liên lạc nào với thế giới bên ngoài, có vẻ rất buồn chán và cô độc.

Tuy nhiên, sau khi đã tiếp xúc với những thủy thủ tàu ngầm,  họ bắt đầu có thể hiểu được ý nghĩa của khẩu hiệu “những người sắt trong con tàu thép”.

he-lo-quy-trinh-tuyen-chon-linh-tau-ngam-my

Mặc dù thực hiện nhiệm vụ vất vả, các thủy thủ trên tàu vẫn luôn vui vẻ. Trong ảnh: Các thủy thủ tàu Hampton chụp hình với những con búp bê ngộ nghĩnh trên tàu trong đợt triển khai tới Bắc Cực. Ảnh: elfontheshelf.com

Những thiết bị điện tử và cảm biến tân tiến đóng vai trò như những cửa sổ ra thế giới bên ngoài.

Giống như những phi hành gia, lính tàu ngầm là những người du hành trong một vùng không gian hoàn toàn cô lập.

Mối dây liên kết chặt chẽ giữa những thành viên trên tàu giúp họ vượt qua cảm giác ngăn cách với thế giới bên ngoài.

Không chỉ được tham quan con tàu, đoàn nhà báo và quan khách còn được đi theo tàu trong một thời gian ngắn.

Chỉ sau 1 ngày, họ đã có thể nhận ra rằng, phục vụ trên tàu ngầm không phải là một việc mà ai cũng có thể làm được.

ussfamilieskapf-1418379756493

Các thủy thủ trên tàu chụp ảnh với ông già Noel trước khi rời Bắc Cực. (Ảnh: Fox News)

Thế nhưng, những ai đã vượt qua những thử thách để trở thành thủy thủ tàu ngầm sẽ có những cơ hội thăng tiến rất lớn cả trong binh nghiệp lẫn những công việc dân sự khác.

Những người này nếu quyết định không theo binh nghiệp lâu dài, đều thường tìm được những công việc thu nhập cao ở những công ty tư nhân.

Những công ty đó nhắm đến những cựu thủy thủ tàu ngầm vì trình độ kỹ thuật cao, năng lực lãnh đạo và khả năng đối phó với áp lực.

Bản thân hải quân Mỹ cũng tìm cách giữ chân những thành phần ưu tú với những khoản trợ cấp, thu nhập phụ trội đặc biệt…

Cố thủ tướng Anh, Sir Winston Churchill từng nói: “Trong mọi quân, binh chủng của lực lượng vũ trang, thì lính tàu ngầm là những người tận tụy nhất và cũng đối mặt với hiểm nguy lớn nhất”.

Nhận xét đó vẫn đúng cho đến ngày nay.

 Theo tri thức


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề