Hải quân Anh đã giải cứu tầu ngầm Nga như thế nào?

Venus travel corporation (Phần 1)

Chiếc tàu ngầm loại nhỏ AS-28 của Nga là tàu cứu hộ, đã gặp phải vận rủi hôm 4-8-2005 khi chân vịt của nó vướng vào những lưới cá trong một cuộc diễn tập ngoài khơi bán đảo Kamchatka.

Cả đội tàu bị mắc kẹt ở vị trí 200m dưới mực nước biển. Lúc đó kể cả cử động nhỏ nhất cũng làm bạn khó thở. Tuy nhiên đây là chuyện nội bộ của nước Nga, tất nhiên Nga phải tự giải quyết. Và đây là một trong những cuộc giải cứu kịch tính nhất trong lịch sử tàu ngầm.

Chỉ huy Piz Slava Milashevsky và kỹ sư Ganady Bolonin

Chỉ huy Piz Slava Milashevsky và kỹ sư Ganady Bolonin

Tình thế nguy cấp

Tại bán đảo Kamchatka – Vịnh Berezovaya – Nga. Cách bờ biển 18 km ngoài khơi ngày 4-8-2005 Hải quân Nga chuẩn bị phóng tàu ngầm nhỏ Piz AS-28. Đội tàu gồm bảy người và đang tận hưởng những giây phút cuối trên boong tàu trước khi lặn. Họ hút thuốc nói chuyện vui vẻ. Đại úy chỉ huy tàu Slava Milashevski.

Anh nói “đây là một cuộc lặn như thường lệ và không phải lần đầu, chẳng có gì bất thường cả”.

Kỹ sư Ganady Bolonin là người lớn tuổi nhất trong đội tàu “họ là những người đã cùng tôi làm việc trong nhiều năm. Chúng tôi không chỉ là đồng nghiệp mà còn là bạn”. Lúc 11 giờ phút sáng cả đội tàu bắt đầu làm việc. Tàu ngầm nhỏ của họ có tuổi thọ 16 năm và được thiết kế để cứu các tàu ngầm hạt nhân bị nạn. Nó dài 13m và có thể sửa chữa bằng hai cánh tay cơ học phía trước. Nó có cửa sập kín khí để chuyển ô-xy và hàng tiếp tế, hay sơ tán đội tàu bị nạn. Hôm nay Piz có nhiệm vụ khác. Đội lên kế hoạch sửa chữa một di vật từ cuộc Chiến tranh lạnh giữa Soviet và phương Tây. Đó là thiết bị nghe lén dùng để dò tìm tàu ngầm Mỹ, một trong nhiều di vật nằm dưới đáy biển này. Họ đến đây vì vị trí Kamchatka đối diện với nước Mỹ qua Bắc Thái Bình Dương, gúp Nga giám sát hoạt động Hải quân Mỹ cho đến bây giờ. Các thiết bị nghe cần được bảo trì thường xuyên, cần gỡ bỏ lưới bắt cá đôi khi mắc vào chúng. Cả đội nghĩ nhiệm vụ hôm nay kéo dài không quá 6 giờ. Piz chạy bằng ắc quy và không thể kéo dài thời gian hoạt động dưới nước. Khi tàu lặn xuống áp suất nước bắt đầu tác động lên thân tàu tăng lên. Tại độ sâu 65m áp suất là 7kg/1cm2. Bỗng có những tiếng động lạ vang lên, đội tàu rất lo lắng. Từ khi Chiến tranh lạnh  kết thúc việc cắt giảm mạnh ngân sách của Hải quân Nga đã tác động xấu đến việc bảo trì. Những tai nạn do thiết bị trục trặc làm rất nhiều thủy thủ bị chết. Càng lặn sâu tàu ngầm càng dễ bị trục trặc. Tại độ sâu 200m áp suất là 21kg/1cm2 đủ để nghiền nát một người. Thiết bị nghe trộm đã vào tầm quan sát của Piz. Hai ống trụ dài 100m chứa hàng trăm ống phóng thanh được bật lên để dò tàu ngầm đối phương. Cả đội phải cẩn thận vì họ không nhìn xa quá 10m. Quan trọng nhất là tránh dây cáp điện nối với thiết bị nghe vì tàu ngầm có thể làm hỏng chúng. Có thứ gì đó đang ẩn trong bóng tối, Piz tới gần hơn và đột nhiên thấy lưới đánh cá. Milashevsky yêu cầu người lái quay tàu, nhưng một phần lưới đã ở phía sau tàu.

“Khi chúng tôi đang quay tàu thì lưới đã dính vào một chân vịt. Cơ chế bảo vệ động cơ được kích hoạt. Chúng tôi biết đã xảy ra chuyện gì. Tàu bị vướng vào lưới”.

Vài giây sau họ thấy Piz lắc lư rồi dừng hẳn. Milashevsky tự trấn an mình, anh biết tàu vẫn có thể thoát ra. Anh thử mọi cách có thể nhưng tàu vẫn không nhúc nhích.

Kỹ sư Ganady Bolonin nói “chúng tôi không lao vào đám lưới mà cố lái đi. Cố quay tàu. Chúng tôi làm mọi thứ có thể. Nhưng không được”.

Cả đội tàu thấy lo lắng. Ác mộng lớn nhất của mọi thủy thủ tàu ngầm là bị kẹt dưới nước với lượng ôxy có hạn.

1 giờ chiều chuẩn úy Anatoly Popov gọi khẩn cấp cho tàu mẹ đang ở phía trên 200m: “Chúng tôi không thể tự cứu mình và phải chờ bên ngoài cứu trợ”.

Đội Piz biết Hải quân Nga không có tiếng tăm và kinh nghiệm trong việc giải cứu thủy thủ tàu ngầm bị mắc kẹt. Họ vẫn bị ám ảnh từ sự kiện trước đây. Năm năm trước một quả ngư lôi phát nổ trên tàu ngầm hạt nhân Kursk. Các thủy thủ sống sót đã bị kẹt dưới 108m ở biển Barents, các tàu ngầm loại Piz đã cố gắng giải cứu nhưng thất bại và Chính phủ đã dấu chuyện này không thông báo cho nước ngoài cứu trợ. Tất cả 118 người trong tàu đã bị chết. Piz nằm sâu gần gấp đôi so với tàu ngầm Kursk xấu số. Milashevsky nghĩ rằng “tôi nghĩ các lực lượng của Nga sẽ không tiến hành giải cứu”.

Chuông điện thoại reo và tàu mẹ gọi lại đưa ra một giải pháp, họ quyết định phóng thiết bị lặn điều khiển từ xa gọi tắt là “ROV” với tên gọi “VENOM”. Tàu này có hai cánh tay robot có thể cắt lưới cho Piz. Nhưng thuyền trưởng đang gặp rắc rối, đội vận hành thường xuyên đang nghỉ phép. Công việc điều khiển được giao cho một kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm. Và sau vài giây hoạt động con tàu đã mất kiểm soát, cáp trung tâm xoắn lại làm “VENOM” quay vòng tròn và dây cáp trung tâm bị đứt. VENOM ngừng hoạt động. PIZ được thông báo sự việc và đội tàu hiểu rằng họ sẽ chết chắc trừ phi có kỳ tích xảy ra. Milashevsky biết sự giải cứu là rất nhỏ nhưng anh vẫn quyết tâm tìm cách giải cứu tàu và hy vọng.

“Hy vọng không bao giờ tắt, chúng tôi vẫn hy vọng. Chúng tôi nghĩ đến khả năng xấu nhất và sẵn sàng đương đầu. Cả đội đã được dạy điều này”. Milashevsky kiểm tra đồ dự trữ. Trên tàu có 7 bình tạo oxy khẩn cấp và tình cờ tìm thấy chiếc can chứa 3-4 lít nước nhưng không rõ có uống được không. Họ cũng không hiểu cần bao nhiêu để duy trì, họ chỉ còn bánh quy. Milashevsky đưa ra giải đáp rất đáng sợ. Mỗi bình oxy có thể duy trì được 9 giờ.  Với 7 bình chỉ duy trì được 63 giờ và nếu tiết kiệm cũng chỉ được 80 giờ. Milashevsky yêu cầu mọi người mặc đồ giữ nhiệt và tắt tất cả các thiết bị không cần thiết gồm cả hệ thống sưởi ấm để tiết kiệm ắc quy, ngồi im, thở chậm và hạn chế nói.

“Điều quan trọng nhất là tính kỷ luật, ưu tiên số một là không được hoảng sợ và phải nghĩ về cơ hội được sống sót. Phải hy vọng sẽ cải thiện tình hình”. Kỹ sư Ganady Bolonin nói.

Trong khi đó Hải quân Nga huy động đội giải cứu gồm 10 tàu và giống như trường hợp tàu Kursk họ giữ kín chuyện này. Họ không còn tàu ngầm lớp Piz ở Thái Bình Dương. Họ chỉ còn cách cố móc cáp vào AS-28 và kéo nó vào vùng nước nông.

Sau khi tắt thiết bị sưởi ấm, mấy giờ sau nhiệt độ trong tàu hạ xuống còn 4oC. Các thủy thủ tay run lên vì lạnh. Sau mỗi hơi thở làm không khí trong tàu thay đổi, họ hít oxy và thở ra CO2. Thời gian đó là chu trình chết người. Nếu lượng oxy trong tàu giảm từ 21% xuống dưới 10% tất cả mọi người sẽ bất tỉnh và bị chết. Nhưng khí cacbonic mới nguy hiểm nếu vượt quá 2% đến 10% sẽ gây chết người. Milashevsky mở bình tạo oxy đầu tiên, nó chứa hóa chất KO2 phản ứng với không khí để tạo ra oxy, quan trong hơn nó hấp thụ cacbonic.

Sáng hôm sau ở Petropavlovsk thủ phủ Kamchatka, phóng viên Guzek Latypova nghe điện vào lúc 11 giờ sáng “tôi nghe thấy một phụ nữ khóc, nói rằng một tàu ngầm có 7 thủy thủ đã chìm xuống dưới 200 mét nước. Tôi hỏi cô ấy là ai nhưng cô ấy không nói”. Khi Hải quân Nga từ chối bình luận, Guzek biết chuyện này là sự thật. Cô lập tức phát tin, tin tức lập tức lan nhanh trên các phương tiện truyền thông. Chiều hôm đó người phát ngôn Hải quân Nga xác nhận sự thật. Vợ của Milashevsky, chị Elena đang ở nhà với 2 cô con gái song sinh là Sasha và Nastya đang làm bữa tối và nghe thấy bản tin trên truyền hình nói đến từ “tàu ngầm nhỏ”.

“Tôi biết chỉ có tàu ngầm nhỏ của Slava đang làm nhiệm vụ vào thời gian đó”.

Chị hiểu rằng cơ hội giải cứu là rất nhỏ, chị lo sợ đến điều xấu nhất sẽ xảy ra.

“Tôi nghĩ sẽ nói điều gì đó với hai con khi chúng hỏi: “Bố đâu? Với chúng Bố là tất cả”.

Tàu đã ở dưới nước 32 tiếng đồng hồ. Họ kìm mình để làm bình tạo oxy duy trì lâu nhất có thể. Họ cố tiết kiệm chỉ mở bình mới khi không còn thở nổi nữa.

“Chúng tôi cố dùng nó lâu hơn so với hướng dẫn sử dụng” Milashevsky nói.

Oxy bắt đầu cạn và khí cacbonic độc hại bắt đầu có tác động. Họ thở hổn hển, choáng váng, buồn nôn và đau đầu.

Cách đó 8000 km ở Anh

7 giờ sáng tại Briston bản tin radio đưa tin “Hải quân Nga đang giải cứu khẩn cấp… 9 tàu của hạm đội Hải quân…”

Trung tái Ian Riches thức dậy với bản tin buổi sáng. Anh là sĩ quan Hải quân phụ trách trung tâm cứu nạn tàu ngầm Anh.

“Một bản tin rất ngắn về tàu ngầm Nga bị kẹt dưới đáy Thái Bình Dương. Tôi lập tức dậy mặc đồ và nhanh chóng đi làm.”

Trung tâm dịch vụ giải cứu tàu ngầm Vương quốc Anh cách đó 600 km về phía Glasgow – Scotland. Đội trưởng Stuart Gold cùng nghe thấy tin đó trên đường đi làm. Bản tin đã gây xúc động mạnh. Đội của Stuart Gold đã từng nhanh chóng cứu hộ tàu Kursk 5 năm trước, khi Nga cầu cứu nhưng rất tiếc đã quá muộn.

“Chúng tôi rất xúc động về thảm họa tầu ngầm Kursk, chúng tôi đã rất đau lòng”, Stuart Gold nói.

Nếu kịp tới vị trí của Piz, họ có thể ngăn chặn thảm họa thứ hai.

“Chúng tôi đã cam kết với Bộ Quốc phòng, luôn ở trên đường bên ngoài trụ sở trong vòng 12 giờ, để sẵn sàng được huy động nhanh nhất có thể, để tới được bất cứ đâu”.

Không khí tại trung tâm rất khẩn trương. Đội cứu hộ hiểu rằng họ có phương tiện làm việc. Chiếc ROV đã qua thử nghiệm gọi là Scorpion 45, nó có thể lặn sâu 1000m, cánh tay cơ học của nó có thể cắt cáp bằng thép. Điều quan trọng là nó sẽ được mang đến Kamchatka và hoạt động hàng giờ dưới biển. Tuy nhiên Stuart Gold không thể dùng ROV nếu như Nga không cầu cứu Anh.

Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương không cho người ngoài tới gần khu vực thiết bị nghe lén, họ giải thích đang dùng dây cáp để kéo Piz. Nhưng người Nga gặp khó khăn ở độ sâu 200m, cơ hội thành công rất nhỏ.

Tàu giải cứu ROV - Scorpion

Tàu giải cứu ROV – Scorpion

ROV_Hercules_2005

Nếu Nga không sớm cầu cứu sẽ không ai có thể cứu kịp Piz, nó đã bị kẹt hơn 30 giờ, bảy người trong tàu đang bị lạnh cóng và khát nước. Họ chỉ được phép nhấp 4 ngụm một ngày, không khí trong tàu cũng đang dần tệ hơn.

“Càng lúc càng khó thở, chỉ một cử động nhỏ nhất, hay một vài bước đi cũng làm bạn mất hơi. Hy vọng đang dần tan biến.” Milashevsky nói.

Cả đội chìm đắm trong cảm xúc riêng. Một số bắt đầu khóc. Milashevsky

nghĩ về gia đình. Anh viết lời tạm biệt cho Elena và hai con gái sinh đôi.

Tại Petropavlovsk, Elena đang xem mọi tin tức về chồng.

“Tôi hoàn toàn vô vọng. Chắc 100% họ sẽ không được cứu. Tim tôi đau nhói, tôi không thể kiểm soát tay chân. Tôi không làm được gì”.

Tại Moscow, người của Tổng thống Putin đang tóm tắt thông tin về vụ tai nạn cho ông nghe. Putin không thể để xảy ra căng thẳng chính trị, do thảm họa giống như vụ tàu ngầm Kursk. Ông lập tức ra lệnh cho Đô đốc nhờ nước ngoài giúp đỡ.

Tại Đơn vị lặn của Hạm đội Thái Bình Dương – San Diego – California cách Kamchatka 7000km về phía đông nam. Họ cũng được trang bị ROV lớp Scorpion. Trung tá Hải quân Ken Van Horn phát biểu trên truyền thông.

“Chúng tôi sẽ đến đó nhanh nhất có thể”.

Tại Đại sứ quán Anh ở Moscow, Đại tá Jonathan Holloway, tùy viên quân sự Hải quân Anh đang lo liệu mọi việc. Ông là cựu thủy thủ tàu ngầm.

“Tôi cố gắng làm hết sức có thể. Bị kẹt dưới biển là ác mộng của thủy thủ tàu ngầm. Bạn có rất ít oxy và nếu không được cứu, bạn sẽ chết và rất đau đớn”.

Nga vẫn chưa liên lạc với Anh, nhưng Holloway vẫn gọi cho Trung tâm giải cứu tàu ngầm Anh. Sau đó đội cứu  hộ bắt đầu lên đường. Đội tưởng Stuart Gold bắt đầu đưa Scorpion lên máy bay.

“Lúc đầu tất cả như diễn tập, tôi nghĩ phía Mỹ sẽ đến đó trước.”

Máy bay C-17 của không lực Hoàng gia đã sẵn sàng đưa ROV cùng cabin điều khiển đến Kamchatka.

“Chúng tôi đã ra quyết định táo bạo, rất may đã được ủng hộ. Bộ Quốc phòng nhanh chóng giao nhiệm vụ cho máy bay phối hợp giải cứu và ra lệnh đưa thiết bị lên trước để tiết kiệm thời gian.” Ian Riches.

Stuart Gold tập hợp đội vận hành gồm 8 người nhưng lại gặp khó khăn, trưởng vận hành Scorpion vắng mặt và ông biết chỉ có một người có đủ kinh nghiệm làm việc này. Đó là Peter Nuttal. Khi  anh chuẩn bị dự tiệc đám cưới người bà con thì nhận được cuộc gọi của Stuart Gold.

“Chúng ta đang có nhiệm vụ lớn. Anh có thể đến được không?”

“Lúc đầu tôi nghĩ ông ấy đùa, ông ấy biết tôi dự đám cưới nên đùa như vậy. Nhưng khi nghe giọng nói tôi biết ông ấy rất nghiêm túc và tôi đã lập tức đến ngay”. Peter đã bỏ dự tiệc cưới.

Tại Moscow, Holloway đang đến Bộ Quốc phòng Nga để trình thư ngoại giao đó là đề nghị giúp đỡ chính thức của Vương quốc Anh.

Nếu người Nga nói “không”. Mọi thứ Anh đã chuẩn bị sẽ thành vô nghĩa.

“Tôi ngồi đó trình bày những gì chúng tôi có thể làm và trình bức thư. Rồi tôi được yêu cầu chờ đợi. Lúc đó tôi hiểu thời gian của chúng tôi đang dần hết”.

Không uổng công. Những gì Holloway trình bày được gửi đến Hải quân Nga và đã được chấp nhận ngay.

Mặc dù Scorpion đã được đưa tới sân bay nhưng cơ hội thành công rất mong manh. Nếu suôn sẻ phải mất 24 giờ mới đưa Scorpion tới chỗ Piz, bằng đường bộ, đường hàng không và đường thủy.

Các thủy thủ tàu Piz chỉ còn 50 giờ có oxy. Tất cả đang chạy đua với thời gian.

Phía Anh đã cho tất cả máy móc lên C-17 và cất cánh lúc 20h15 giờ Anh. Họ sẽ đến Kamchatka sau 10 giờ bay.

Người Mỹ rời San Diego 2 giờ sau đó.

Hết phần 1

Đức Dũng 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Hải quân Anh đã giải cứu tầu ngầm Nga như thế nào?”:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề