Giải mã thực trạng của ngành Công nghiệp quốc phòng Nga hay là câu chuyện tại sao Ấn độ lại “ngán” máy bay Nga đến như vậy!

Những sự cố ở Ấn Độ  – không còn  là ngẫu nhiên, mà đã mang tính quy luật của Tổ hợp quân sự-công nghiệp phức hợp của  Nga.

mbAndo

Su-30-MKI -Nga bán cho Ấn độ

Tháng Tám luôn đánh đấu một ngày mà trước đây đã từng là ngày kỷ niệm trọng đại và được  đánh dấu như một cái mốc – đúng một phần tư thế kỷ trước,  ở Moscow đã dẹp tan được một nhóm quyền lực tối cao của  Liên Xô, nhóm cải cách thân Gorbachev, gọi là nhóm  “yêu nước trì trệ”.

Cuối cùng các tích cực viên của lực lượng thứ ba, đó là lực lượng của Boris Yeltsin,  đã dành chiến thắng và đã  làm một việc rất hợp lý và đưa ra quyết định nhìn xa trông rộng – không tiếp tục đấu tranh dành quyền lực ở Liên Xô, mà dành quyền lực ở nước Nga.

Quyết định này đã được các nhà lãnh của các nước thuộc Liên xô cũ, những người được coi là đã quyết định số phận của Liên Xô, ủng hộ vô điều kiện. Và tháng 12 năm 1991, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhà nước chiếm một phần sáu diện tích trái đất của đất, chấm dứt tồn tại, và thay vào đó là 15 quốc gia mới được thành lập, được  dẫn đầu bởi các nhà lãnh đạo mới, những  người nắm quyền lực từ thời kỳ tồn tại Liên Xô cũ.

Cùng với độc lập, các quốc gia mới được thành lập đã trở thành chủ nhân của một phần của tổ hợp kinh tế quốc dân phức tạp, đặc biệt trên lãnh thổ của hầu hết mỗi quốc gia vẫn còn lại những xí nghiệp của Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng, mà vào thời điểm nào đó đã từng là một tổ hợp mạnh nhất thế giới – lá chắn của Liên Xô.

Hậu duệ Liên bang

Ban đầu, số phận của những mảnh vỡ có chủ quyền của Tổ hợp sản xuất – công nghiệp  quốc phòng khá ảm đạm – Các xí nghiệp của Tổ hợp  sản xuất – công nghiệp  quốc phòng hầu như chấm dứt sản xuất các sản phẩm quân sự, tập trung vào những ý tưởng chuyển đổi  không tưởng.Tuy nhiên, nhờ vào các  tổ chức trung gian và các đại lý,  tình hình đột nhiên được   thay đổi nhanh chóng.  Các đại lý đang ngày càng nhanh nhẹn và thường xuyên xuất hiện cách không xa Bộ quốc phòng Nga hoặc Belarus,  Ukraina, Azerbaijan, Kazakhstan và những nước khác với những lời đề nghị hấp dẫn mua vũ khí và đạn dược và các tổ hợp đồng bộ  nhằm bán lại cho các nước châu Phi, châu Á và Trung Đông

Bởi vì các loại hình vũ khí như vậy còn tồn rất nhiều. Trong trường hợp của Ukraina, những vũ khí như vậy tồn ở đó còn vượt quá giới hạn dự trữ, bởi vì dường như tất cả các trang thiết bị quân sự của lực lượng vũ trang Liên Xô, dùng để trang bị cho quân đội các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, chỉ đơn giản là được để lại trên lãnh thổ của Ukraina. Như vậy lãnh đạo các nước SNG ngay lập tức thông qua quyết định thành lập một ngành hấp dẫn kiểu như Vụ hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC) với các quốc gia nước ngoài, đó là các trung gian nhà nước độc quyền đã được tạo ra để xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự.

Tất nhiên, thời kỳ hoàng kim với lợi nhuận khổng lổ đem lại từ việc buôn bán vũ khí  tồn kho của các công ty xuất nhập khẩu vũ khí  đã chấm dứt. Hiện tại các nước thuộc SNG đang khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp quốc phòng riêng của mình.

Mặc dù vậy, không phải tất cả mọi việc lúc nào cũng suôn sẻ: vào thời Liên xô, các lãnh đạo, rút kinh nghiệm cay đắng của sự chiếm đóng của phần châu Âu   trong 1941-1943, đã quyết định xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng VPK sao cho đối thủ (giả định), nếu có thể  một lần nữa chiếm một phần lãnh thổ, thì không thể thiết lập một quá trình  sản xuất hoàn chỉnh và khép kín trên cở sở các nhà máy bị chiếm đóng. Vì vậy, ví dụ, nếu khung những chiếc xe tăng được sản xuất tại Kharkov, thì bộ xích xe tăng được sản xuất tại Verkhnyaya Salda, Sverdlovsk Region, khẩu đại bác tại  ở Volgograd, Perm và Gorky, và đạn dược – sản xuất tại  Kopeisk thuộc khu vực Chelyabinsk.

Thực tế này gây ra những vẫn đề phức tạp cho công việc của các doanh nghiệp thuộc liên hợp công nghiệp quân sự của các nước SNG, trong lĩnh vực sản xuất một số loại vũ khí giữa các quốc gia có sự phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ: Liên bang Nga vẫn sản xuất và xuất khẩu máy bay chiến đấu, nhưng các tên lửa cho chúng được sản xuất  ở Ukraina,  hay như sự phụ thuộc của Nga vào Belarus cũng giống hệt nhau  – Belarus sản xuất khung gầm cho tổ hợp tên lửa phức hợp lửa khét tiếng “Topol-M”, các động cơ cho tất cả các máy bay trực thăng của Nga cũng được sản xuất tại Ukraina… Tuy nhiên, qua thời gian, giải pháp cho vấn đề này cũng đã được tìm thấy, mặc dù nửa vời – đó là những thỏa thuận liên chính phủ được  ký kết về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quân sự phức hợp, cho phép quốc gia này đặt hàng quốc gia khác (các quốc gia SNG)  với thuế suất bằng không.

Bên cạnh những yếu tố bất lợi thì tình trạng này hóa ra lại làm Liên bang Nga rất có lợi  – điện Kremlin lần đầu tiên nhận ra rằng ngoài dầu và khí đốt có thể được sử dụng cho các mục đích chính trị thì sự phụ thuộc vào việc giao hàng của các cấu thành  cho các loại vũ khí cũng là một vũ khí chính trị lợi hại.

Có một lần người  “anh em” Ukraina đã bị sốc vì bị  từ chối cung cấp các nòng  pháo 125mm cần thiết để cài đặt trên xe tăng T-80UD,  để cung cấp cho Pakistan (Ukraina sau đó đã tìm được cách ra khỏi tình trạng này, tuy nhiên, đáng tiếc là họ không rút ra  những bài học kinh nghiệm cho những lần sau).

Một thời gian sau đó thì một kịch bản đã diễn ra tương tự khi nước Nga bàn giao vũ khí cho Syria và Armenia. Sau khi nhận trước tiền đặt cọc, lô hàng  đầu tiên đã được bàn giao, sau đó thỏa thuận này đã bị đóng băng và các đối tác nước ngoài đã trở thành con tin với các điều kiện mới, mà được áp đặt bởi điện Kremlin.

Từ trước đến nay, sơ đồ hợp tác như vậy trong các Tổ hợp công nghiệp quốc phòng của các nước SNG vẫn diễn ra bình thường, nhưng hình thức kết nối đó sau 15 năm tồn tại đã chính thức đổ vỡ vào năm 2014.

Các lệnh trừng phạt quốc tế, trong đó có lệnh cấm cung cấp hàng hóa mang tính chất quân sự cho nước Nga là kết quả của việc Nga xâm chiếm và sáp nhập Crimea và gây chiến tranh ở miền Đông của Ukraina. Đòn mạnh tiếp theo giáng vào Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là các lệnh trừng phạt từ phía Ukraina, trong đó cấm các nhà máy quốc phòng Ukraina  không được thực hiện bất kỳ một đơn hàng nào từ đất nước – kẻ xâm lược.

Phản ứng của điện Kremlin đã được dự đoán trước – “không sao, không có các bạn chúng tôi cũng chả sao,  các lệnh trừng phạt sẽ sớm được tháo bỏ  và sẽ xin lỗi chúng tôi, và nói chung – chính các  bạn có lỗi, nhưng chúng tôi không có các bạn vẫn sống tốt, bởi vì bây giờ chúng tôi đã đứng dậy từ đôi chân của mình… “. Tuy nhiên, thực tế mới là tác nhân đưa ra cách điều chỉnh riêng của mình,  hơn nữa trong các vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là việc cung ứng các thiết bị quân sự – tự hoàn thiện và đồng bộ sản phẩm trong hoàn cảnh hiện nay là điều không hề dễ dàng.

Thực tế của thời đại chúng ta

Trước khi bắt đầu phân tích các vấn đề đặt ra đối với  Liên bang Nga sau khi các lệnh trừng phạt được  áp đặt  trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, chúng ta không thể không đề cập đến các yếu tố như sự liên kết hợp tác kỹ thuật quân sự với các quốc gia nước ngoài.

Trong khi những  đất nước mới được thành lập SNG  đã phải bắt đầu xây dựng tổ hợp quân sự- quốc phòng của riêng mình trong, như họ nói, từ con số không, để mở ra những thị trường mới, để củng cố và đạt được một chỗ đứng vững chắc, trong khi họ phải đầu tư nhiều tiền bạc vào ngành công nghiệp này kể cả trong sản xuất và quảng cáo để vực nó lên rồi lại phải trải nghiệp cuộc cạnh tranh với nhau giữa các nước trong khối SNG thì nước Nga cảm thấy khá tự do và dễ chịu trên thị trường buôn bán vũ khí quốc tế.

Moscow không mất bất kỳ chi phí tài chính và với sự vắng mặt hoàn toàn của đối thủ cạnh tranh đã nhận được một  lượng lớn đơn hàng từ tất cả các đối tác truyền thống và đầy tiềm năng tài chính của Liên Xô cũ, cho phép nước Nga  trong gần hai thập kỷ, giữ vững vị trí thứ 2 trong danh sách những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Dưới đây là một số tên khách hàng tiềm năng về nhập khẩu vũ khí của Nga: Algeria, Trung Quốc, Ai Cập, Iraq, Iran, Syria, Việt Nam, Venezuela, Angola, Ethiopia và tất nhiên, viên kim cương lớn nhất trong vương miện của thị trường vũ khí quân sự  Nga là Ấn Độ, mà cho đến nay, hàng năm đã đem lại niềm vui sướng cho những ông chủ điện Kremlin  bằng những hợp đồng tham nhũng trị giá nhiều tỷ đô la.

Học thuyết chính trị Nga đã luôn luôn giả định sự hiện diện của một đội quân mạnh mẽ, vì vậy dưới  sự lãnh đạo của Putin, chi phí quan sự cho sự phát triển của lực lượng vũ trang của Nga được tăng cường đáng kể, quân đội và các hạm đội được cập nhật thường xuyên với các loại vũ khí mới. Tuy nhiên, vấn đề  về chất lượng và việc cập nhật những vũ khí mới nhất trong trường hợp này còn là một câu hỏi. Vấn đề tái vũ trang cho quân đội và các hạm đội Nga là vấn đề rất quan trọng, song song với nó đòi hỏi phải cải tổ lại hệ thống cán bộ khung và tái sử dụng tiềm năng công nghiệp, được thừa kế từ thời Liên xô. Còn rất nhiều vấn đề trong việc phát triển Tổ hợp công nghiệp quân sự mà nước Nga ngày nay phải đương đầu: Các ngành khoa học nền tảng về kỹ thuật quân sự không được chú trọng, các trường đại học hàng đầu nơi mà có thể cung cấp các cán bộ nghiên cứu tốt nhất cho các phòng thiết kết phát minh thì hoặc đã bị đóng cửa hoặc tồn tại chỉ trên giấy tờ, hoặc các chuyên gia trẻ hiện nay không có ý định kiếm sống bằng cách đồng ý làm việc trong ở những cơ sở được xây dựng vào những năm 60 và với hệ thống sưởi tồi tàn.

Việc thay thế, hiện đại hóa các máy móc công nghệ và các  thiết bị sản xuất cũng không được chú trọng, dù có để mắt đến đâu đi chăng nữa, khắp nơi tại các nhà máy của Tổ hợp các  ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn chỉ thấy mác nhãn “Made in SSSR”. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong những doanh nghiệp tiên tiến nhất và vẫn đang hoạt động đôi khi vẫn tìm thấy mác “Made in GDR” hoặc “Tiệp Khắc chế tạo”, được xem như là sự cam kết về chất lượng cao so với thiết bị của Liên Xô. Các lao động tay nghề cao của các doanh nghiệp quốc phòng Nga, được đào tạo trong thời đại của Liên Xô, rất tiếc, sẽ không thể hiện diện lâu dài mãi mãi;  tìm nguồn nhân lực thay thế trong công nghiệp quốc phòng của Nga là cả một bài toán nan giải.

Nan đề nhiều hơn là cảm nghĩ

Kết quả là, sự phụ thuộc của Nga vào nguồn linh kiện nhập khẩu đã tăng trưởng hàng năm, còn sự phụ thuộc vào các linh kiện thay thế trong các cụm modul phức hợp và các tổ hợp quân sự (hệ thống radar, ngành vũ trụ, hàng không, hàng hải, kiểm soát cháy, máy tính đạn đạo, thép đặc biệt, hợp kim, vật liệu composite và v.v..)  đã trở nên toàn diện  và cấp thiết.

Đó là lý do tại sao Nga vẫn còn sản xuất và bán trên toàn thế giới những vũ khí, được tạo ra hoặc được thiết kế từ thời Liên Xô. Thậm chí đến nay vẫn nước Nga vẫn chưa có kế hoạch lột xác trong ngành công nghiệp quân sự  với việc tạo ra các mô hình mới và tiên tiến.

Rất ít người biết rằng, từ năm 1985 tại Nizhny Tagil đã hoàn thành tất cả các công việc cần thiết cho  sự hình thành dự án kỹ thuật “Object 148”. Nhưng phải tới ba mươi 30 năm sau, điện Kremlin cuối cùng mới đã có thể trình bày cho thế giới sản phẩm có thiết kế tiên tiến nhất của Nga – xe tăng T -14 “Armata”.

Qua đó mới thấy được rằng nước Nga không chỉ gặp vấn đề thiếu nhân sự có trình độ, thiếu tiềm năng khoa học và công nghiệp, mà còn phải xử lý cả nguồn  hàng tồn kho rất lớn gồm các phụ tùng, linh kiện, tổ hợp  và vũ khí đạn dược, được thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ, mà trữ lượng dường như vô tận.

Theo các chuyên gia, sự lạc hậu về công nghiệp, thiếu nhân sự, sự phụ thuộc vào nhập khẩu, các biện pháp trừng phạt quốc tế và thiếu sự hợp tác với các doanh nghiệp Ukraina thì  sớm hay muộn sẽ dẫn đến các nan đề quan trọng trong ngành Công nghiệp quân sự của Nga. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng nó  xảy ra một cách nhanh chóng như thế.

Câu chuyện đầu tiên, mặc dù câu chuyện tưởng chừng như ngẫu nhiên và đáng tiếc,  đã xuất hiện trong năm 2007, khi mà  Algeria, nhận được 15 máy bay MiG-29 SMT, đã quyết định trả lại cho Liên bang Nga, với lý do là họ phát hiện ra một số lượng lớn các linh kiện và hệ thống, được  sản xuất từ những năm 80-90 của thế kỷ trước, như vậy có sự vi phạm các  điều khoản của hợp đồng.

Sau đó, Cộng hòa Séc từ chối không mua trực thăng Mi-35 với lý do tương tự.

Sau đó, Ấn Độ đã từ chối tiếp nhận tàu ngầm được xây dựng ở Nga “Sinduvidzhay”, cũng với lý do linh kiện và các bộ điều hành thường xuyên trong tình trạng hỏng hóc…

“Món quà” của Ấn Độ

Nhưng vào cuối tháng bảy năm nay đã xảy ra một sự kiện đặc biệt – phía Ấn Độ bất ngờ tung ra một kết luận của cơ quan kiểm toán (kiểm toán được tiến hành vào mùa xuân năm 2015) về tình trạng kỹ thuật của 16 chiếc  máy bay chiến đấu MiG-29K và MiG -29KUB đã nhận từ phía Nga (tổng số máy bay dự kiến mua theo hợp đồng là 40 đơn vị),  nhằm trang bị cho quân đội Ấn.

Kiểm toán đã cho các kết quả thật đáng  kinh ngạc: có tới  46 trong tổng số của 65 chiếc động cơ  RD-33MK bị hỏng, các chuyên gia Nga, vào năm 2015, cũng đã có mặt ở những nơi cất giữ những chiếc máy bay đó nhưng đã không thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật (đáng chú ý là lỗi điều khiển liên quan tới việc gấp mở cánh), Trong thân máy bay chiến đấu, các hệ thống điều khiển điện tử tự động LA liên tục bị hỏng, khả năng phục hồi các lỗi hỏng là rất nhỏ và không tương ứng với các quy định trong hợp đồng.

Chúng tôi xin mở một bí mật nhỏ: theo lời mời khẩn khoản từ phía Nga, các chuyên gia hàng không đến từ các nước khác cũng đã đến thăm Ấn Độ, cố gắng khắc phục thiếu sót và hỏng hóc, nhưng vô ích, bởi vì mức độ của các vấn đề kỹ thuật – rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong bản kết luận kiểm toán này còn  cung cấp thông tin về tình trạng kỹ thuật của các  máy bay chiến đấu Su-30MKI, được phía Nga bán cho Ấn Độ trước đó. Tuy không nói rõ về chất lượng cẩu thả của các máy bay này nhưng cũng nêu một tình trạng là trong tổng số 210 chiếc Su-30MKI, thì có  120 chiếc  thường xuyên phải  sửa chữa. Ở  những chiếc  bay chiến đấu này, thường xuyên nảy sinh sự cố ở  các hệ thống điều khiển, điều khiển bật dù,  máy thu cảnh báo radar… trong quá trình vận hành đã mất 7 máy bay chiến đấu, 35 động cơ  bị hỏng, khả năng máy  bay có thể sưa chữa và khôi phục lại  là 55-60% so với 75% được đánh dấu trong hợp đồng.

Đòi hỏi khá công bằng từ phía Ấn Độ: khắc phục miễn phí tất cả các vấn đề kỹ thuật, được ghi nhận trong các máy bay chiến đấu của Nga, đã dẫn đến một vụ bê bối ầm ỹ liên quan đến sự tham gia của Liên bang Nga trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật.

Hiện phía Nga chưa có phản ứng gì, nhưng có thể hiểu cho họ rằng biết phản ứng gì bây giờ.

Và chắc chắn, phía Nga sẽ không giải quyết các khuyết tật và các hỏng hóc mà đã  được xác định. Hiện tại tình trạng của Nga tồi tệ đến mức không có tài nguyên công nghiệp, không đủ phương tiện tài chính cũng như  không có được các chuyên viên có trình độ để tham gia vào việc sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc này.

Nhiều khả năng, các bên Ấn Độ và Nga sẽ đi đến một sự đồng thuận trung gian: ví dụ, Nga sẽ  trả lại phần tiền đặt cọc đã nhận được trong khuôn khổ của hợp đồng đã ký kết và các bên quay ngược trang sử hợp tác không mấy dễ chịu này của họ.

Tuy thế, xu hướng khách hàng tiềm năng Ấn độ từ chối mua vũ khí của Nga (quân đội và Hải quân Ấn được trang bị tới 70% vũ khí của Nga), vẫn còn rất xa, mặc dù xu hướng này đã xuất hiện – Delhi và Washington đã ký tuyên bố chung về các dự án  đầy hứa hẹn trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật. Moscow, về phần mình, đang cố gắng để gây áp lực đối với  Delhi bằng cách liên tục tuyên truyền  về việc kích hoạt sự hợp tác kỹ thuật quân sự trên quy mô lớn với Islamabad trong thời gian gần đây.

Bài viết của  phóng viên Konstantin Rumski, đăng trên báo “Hvilі”

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ

theo http://hvylya.net


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề