Giá dầu rẻ đang tàn phá kinh tế Nga

Giá xăng rẻ là một phước lành cho cánh lái xe và mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ nhưng nó đang tàn phá các nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới.

Có lẽ không ai có thể cố gắng nhiều như Nga, nơi mà giá dầu tụt giảm đã châm ngòi cho cuộc suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng kinh tế đang hiện ra ngày một rõ ràng. Một cách để hiểu tình hình hiện tại, và tương lai không chắc chắn của Nước Nga và mang nền kinh tế Nga đến một cuộc khủng hoảng trong thời gian  sắp tới.

Cuộc khủng hoảng ngân sách

Để chi trả  cho giáo dục, quân đội, lương hưu và các dịch vụ cốt lõi khác, Chính phủ Nga không chỉ dựa vào các loại thuế, mà một số lượng lớn doanh thu được thu trực tiếp từ các công ty dầu mỏ do nhà nước kiểm soát. Vì vậy, khi giá dầu giảm dẫn đền nguồn thu ngân sách của chính phủ bị sụp đổ và thâm hụt ngân sách tăng lên.

Dự chi ngân sách của Nga được cân bằng khi giá dầu 100 USD một thùng. Với mức giá hiện nay khoảng 50 USD một thùng chính phủ sẽ không đủ tiền để chi trả cho những dịch vụ như đã hứa.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Dầu được mua và bán bằng đô la. Vì vậy, sau khi các công ty Nga bán dầu của họ trên thị trường quốc tế, một trong những điều đầu tiên họ làm là chuyển đổi số tiền đó ra rúp. Bằng cách đó họ có thể trả lương cho địa phương và tiến hành kinh doanh trong nước Nga.

Khi giá dầu giảm doanh số của các công ty này sẽ giảm, có nghĩa  họ có ít đô la hơn khi chuyển đổi thành rúp. Trong nước Nga theo pháp luật quy định đồng Rub là đồng nội tệ và là đồng tiền thanh toán: Khi nhà nước thu về được ít đô la có nghĩa khi chuyển đổi sang đồng Rub cũng sẽ ít đi. Để cân bằng lượng tiền tụt giảm buộc chính phủ Nga phải phá giá đồng nội tệ.

Kể từ mùa hè, giá dầu đã giảm hơn 50 phần trăm. Đồng rúp cũng bị mất giá.

Cuộc khủng hoảng lạm phát

Đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ không phải là điều xấu đối với nền kinh tế. Nó sẽ khuyến khích xuất khẩu vì những sản phẩm sản xuất trong nước có giá thành rẻ hơn, tăng năng lực cạnh tranh đối với những hàng hóa cùng chủng loại. Ngành công nghiệp du lịch sẽ được hưởng lợi vì đối với khách du lịch họ có thể mua được nhiều thứ hơn tất nhiên họ sẽ chi tiêu nhiều hơn và có thể kéo dài ngày nghỉ khi du lịch tại Nga.
Tuy nhiên đối với người mua hàng nhập khẩu hoặc khi họ có thế chấp và các khoản vay bằng đồng đô la và euro. Đồng rub mất giá làm cho hàng hóa đắt đỏ hơn và số nợ của họ sẽ lớn hơn, khả năng thanh toán sẽ yếu đi.

Một lý do cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Nga trở nên nghiêm trọng vì người tiêu dùng Nga phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa nhập khẩu, bao gồm thực phẩm và quần áo. Sự suy giảm của đồng rúp đã đẩy giá cả các mặt hàng này lên cao dẫn đến sự gia tăng lạm phát và thậm chí thúc đẩy mọi người tranh nhau mua những mặt hàng xa xỉ để bảo vệ tài sản.

Cuộc khủng hoảng ngân hàng

Đây được ví như cơn bão  của cuộc khủng hoảng, nó đang gây áp lực mới đối với ngân hàng Nga.  Để bắt đầu, các hợp đồng kinh tế có thể sẽ gia tăng các giá trị mặc định, có nghĩa là luồng tiền đi vào các ngân hàng sẽ ít đi, các ngân hàng có khoản nợ của riêng họ để thanh toán, khoản nợ này thường bằng đô la và khi đồng rub mất giá sẽ làm các khoản nợ tăng lên.  Cuối cùng, với lệnh trừng phạt phương Tây vẫn còn hiệu lực các ngân hàng Nga sẽ bị hạn chế về quyền truy cập vào các thị trường quốc tế và không dễ dàng khi thương lượng về các khoản vay và trả.

Vào giữa tháng trước các ngân hàng Nga về cơ bản đã từ chối thanh toán trong hệ thống liên ngân hàng (cho vay tiền lẫn nhau)  một hoạt động thực tế quan trọng của hệ thống ngân hàng. Chính phủ Nga đã tuyên bố sẽ bảo lãnh cho các ngân hàng có quy mô trung bình và trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ thấy hàng loạt các ngân hàng phải được giải cứu.

Cuộc khủng hoảng địa chính trị

Liên kết tất cả điều này với nhau chúng ta thấy nền kinh tế Nga đang tiến về một cuộc suy thoái  và có thể là một cái gì đó tồi tệ hơn. Ban đầu, các Ngân hàng Trung ương đã ước tính rằng nền kinh tế sẽ giảm 4,7 phần trăm nếu giá dầu vẫn ở mức 60 USD một thùng. Bây giờ giá dầu đã giảm xuống còn 50 USD, trong tương lai có thể giảm thấp hơn nữa và lãi suất đã tăng lên, tuy nhiên họ vẫn lạc quan.

Nước Nga đang bước vào một cuộc đại suy thoái và đang hoàn thành sự đổ vỡ với chính phủ phương Tây nhưng ông Putin vẫn ngang ngạnh phớt lờ cho rằng với uy tín hiện tại của mình chiếc ghế của ông không hề hấn gì.

Vào giữa tháng mười hai, khi đồng rúp sụp đổ, Putin đã đổ lỗi cho phương Tây áp đặt trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Nga. Ông ta đã lấy hình tượng so sánh nước mình giống như một con gấu và phương Tây cố gắng tròng dây xích vào cổ.

Nền kinh tế Nga như một miệng núi lửa chuẩn bị phun trào, ông Putin vẫn tiếp tục bám lấy quyền lực, ông ta sẽ  tiếp tục kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong việc chống lại phương Tây và các nước láng giềng. Chiến lược của ông ta sẽ hung hăng, hiếu chiến và khó đoán hơn. Ông ta sẽ sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và những hoạt động quân sụ để đanh lạc hướng về cuộc khủng hoảng kinh tế.

Nga có thể làm gì?

Tại thời điểm này, Nga không có nhiều sự lựa chọn tốt. Họ chỉ còn hy vọng giá dầu tăng trở lại. Sửn dụng lượng tiền dự trữ bằng đô la để hỗ trợ đồng rub nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Thậm chí có thể áp đặt “kiểm soát vốn” chặt chẽ hơn để ngăn chặn các giao dịch đồng rub sang đồng tiền khác.

Có lẽ ấn tượng nhất và hầu như không chắc chắn Nga sẽ kêu gọi cứu trợ từ tổ chức IMF. Rốt cuộc đó là điều IMF dành cho Nga để giúp họ tránh cuộc khủng hoảng kinh tế theo hình xoắn ốc. Nhưng có hai lý do để nghĩ hành động cứu trợ tài chính không chắc chắn đó là: – IMF không thể cứu trợ Nga khi họ vẫn chiếm đóng Crimea; – Putin sẽ phải chấp nhận những điều khoản và ràng buộc như một sợi dây xích buộc vào cổ ông ta khi đặt điều kiện: Cải tổ và chống tham nhũng.

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề