Gazprom trở thành con dao cùn của Nga khi ngày càng mất thị phần tại châu Âu

Ukraine có kế hoạch ngừng mua khí đốt của Nga từ ngày 01 tháng tư, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine Volodymyr Demchyshyn cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai.

“Tại thời điểm này chúng ta không cần phải mua khí đốt của Nga. Chỉ đơn giản là chúng tôi sẽ không mua”, ông Demchyshyn nói.

Thứ Bảy tuần qua ông nói rằng Ukraine rất tự tin Nga sẽ phải hạ giá khí đốt. Ukraine đã tăng lượng khí đốt nhập khẩu từ Liên minh châu Âu và đã giảm sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn năng lượng từ Gazprom.

Nga và Ukraine đang thảo luận về một thỏa thuận giá cả mới khi các gói cung cấp khí đốt hiện tại hết hạn vào cuối tháng này.

Ngày 22 tháng 03 Norway tuyên bố sẽ tăng nguồn cung khí đốt cho EU nếu nguồn nhập khẩu từ Nga trở nên phức tạp. Hiện nay nhập khẩu khí đốt của EU từ Nga dưới 30% từ Norway 20%.

Nguồn cung khí đốt từ Nga ngày càng trở nên phức tạp khi tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom là một trong những con bài của Kremlin trong việc mặc cả về chính trị.

Những nước phải mua khí đốt cắt cổ khi có quan hệ mâu thuẫn với Nga như Balan, ba nước vùng Baltic và hiện tại là Ukraine. Ngược lại những nước Nga bán khí đốt với giá rẻ như Đức, Belarusia, Hungari và Ukraine trong quá khứ… vì những nước này có quan hệ thương mại và những nước đang nằm trong vòng tay Moscow.

Sau cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra và sự can thiệp của Nga vào nước này dẫn tới quan hệ Đông – Tây ngày càng xấu đi. Nga liên tục gây sức ép về kinh tế đối với Ukraine và dùng chính con bài khí đốt đe nẹt phương Tây. EU hiểu rằng đã đến lúc phải cứng rắn trong việc giảm phụ thuộc vào năng lượng từ Nga.

Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine từ năm ngoái và chỉ nối lại vào năm nay.

Trong năm 2014 Ukraine chủ yếu nhập khẩu khí đốt chảy ngược từ EU. Câu hỏi đặt ra là đằng nào khí đốt cũng từ Nga và việc Ukraine mua khí trực tiếp từ Nga hay từ EU thì sản lượng khí đốt từ Nga không thay đổi.

Na Uy là quốc gia sản xuất dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới, xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 7 thế giới năm 2011 là nước xuất khẩu khí đốt thứ 3 thế giới. Dầu chủ yếu được vận chuyển đến các thị trường bằng tàu, trong khi khí được vận chuyển thông qua một hệ thống vận chuyển khí đốt rất lớn cho các nước như Vương quốc Anh, Đức, Bỉ và Pháp. Hiện tại có khoảng 70 công ty dầu khí hoạt động tại Norway.  Theo ước tính trữ lượng khí đốt của Na Uy khoảng trên 3.000 tỷ m3 và trữ lượng dầu lửa khoảng 10 tỷ tấn. Với sản lượng khí đốt khai thác hiện nay thì trữ lượng khí đốt của Na Uy phải khai thác được trên 100 năm.

Khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ sang Norway sẽ bắt đầu vào năm 2016. Bộ Trưởng bộ năng lượng Norway Rokas Masiulis tuyên bố khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ “sẽ làm suy yếu vị thế của nước Nga khi họ sử dụng tài nguyên năng lượng như một loại vũ khí cho việc tống tiền các quốc gia phụ thuộc vào năng lượng Nga”. Năm ngoái tàu vận chuyển LNG và  thiết bị đầu cuối ở Norway Klaipeda vào tháng Giêng năm nay bắt đầu chiến dịch quảng cáo. Năm 2015 Litgas bắt đầu nhận dòng chảy khí đốt tự nhiên của công ty Norway – Statoil. Kiev sẽ nhận được LNG tại thiết bị đầu cuối ở Bosphorus. Phần lan và Jordan đã ký thỏa thuận xây dựng thiết bị đầu cuối LNG. Giữa các quốc gia cho đến 2019 sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí tự nhiên.

Trong năm 2012 Nga cung cấp 33,7% lượng dầu thô cho EU giảm so với năm 2010 (34,7%) và năm 2011 (34,8%). Nhập khẩu khí tự nhiên từ Nga đã giảm từ 45,2% xuống 29,5% từ năm 2002 đến 2010.

Theo số liệu cho thấy EU có thể giảm nhập khẩu từ Nga khoảng 45 tỷ mét khối (tỷ mét khối) vào năm 2020, trị giá 18 tỷ USD mỗi năm, bằng ¼ số lượng mà Nga hiện đang cung cấp.

Vào tháng 3 năm 2014 khi đó là ông Herman Van Rompuy chủ tịch EU phát biểu “Chúng tôi đang nghiêm túc xem xét về việc giảm sự phụ thuộc năng lượng của chúng ta … Chúng ta cần có cách tiếp cận mới về kinh doanh năng lượng”.

Đi đầu trong các kế hoạch này là Đức và Ý, khách hàng khí lớn nhất của Nga trong EU. Đức hàng năm tiêu thụ tới 80 tỷ mét khối khí, khoảng một  phần ba lượng khí đốt được nhập khẩu thông qua Gazprom. Kế hoạch giảm sự phụ thuộc năng lượng từ Nga của Đức là tìm nguồn cung cấp thay thế và làm giảm nhu cầu thông qua cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.

Những nỗ lực tương tự đang được thực hiện tại Ý, họ sử dụng hơn 70 tỷ mét khối khí một năm và là nước nhập khẩu lớn thứ hai của Nga trong EU.

Nhiều quốc gia Địa Trung Hải đang hy vọng sẽ lặp lại thành công của Israel và Cyprus trong việc tìm kiếm khí ngoài khơi. Gần 1 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên đã được phát hiện ở phía đông Địa Trung Hải Levant Basin, đủ để cung cấp cho toàn bộ châu Âu trong hơn hai năm. Các nhà phân tích cũng cho biết thị trường LNG toàn cầu sẽ có nhiều nguồn cung cấp sẵn cho châu Âu vào cuối thập kỷ này.

Ba Lan có kế hoạch để bắt đầu nhập một tỷ mét khối mỗi năm khi xây dựng nhà máy khí hóa lỏng, nguồn cung cấp khí được nhập từ Qatar. Trong những năm tới Hoa Kỳ và Canada với thế mạnh của cuộc cách mạng đá phiến sẽ cung cấp cho thị trường.

Thủ tướng Donald Tusk từng tuyên bố vào năm ngoái “Ba Lan sẽ không bao giờ chịu bất kỳ sự tống tiền nào trong lĩnh vực này”.

Từ năm 2009, khi Nga cung cấp hơn 91 phần trăm khí cho Ba Lan, Ba Lan đã tăng gấp đôi năng lực của đường ống liên kết với Đức và xây dựng liên kết mới tới Cộng hoà Czech.

Mặc dù có những bước này và nỗ lực để thăm dò về khí đá phiến sét, Ba Lan vẫn dựa vào nguồn cung khí đốt chủ yếu của Nga chiếm tới 2/3 lượng nhập khẩu khí hàng năm tương đương 15 tỷ mét khối. Ba Lan cũng đã có kế hoạch sử dụng than đá và than non của nước mình.

Phần Lan và Estonia, cả hai đều nhập khẩu 100% lượng khí đốt của Nga, đang xây dựng hai thiết bị đầu cuối LNG ở hai bên  Vịnh Phần Lan và một đường ống nối liền hai nước.

Lithuania quốc gia Baltic khác cũng hoàn toàn phụ thuộc khí đốt từ Nga cũng bắt đầu xây dựng nhà máy LNG nổi sẽ cho phép nhập khẩu 2-4 tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm bắt đầu từ năm nay.

Những nước Đông Nam châu Âu nơi phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga cũng có những kế hoạch riêng của mình, tập đoàn năng lượng khổng lồ của Mỹ – Exxon Mobil và OMV Petrom liên doanh sẽ sản xuất 6,5 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên từ khu vực Domino Romania vào năm 2020.

Như vậy tất cả những khách hàng lớn nhất thế giới hiện nay của Nga đã có những kế hoạch thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào Nga bằng cách đa dạng hóa nguồn cung cấp. Nga đã mất nguồn thu lớn từ  khách hàng lớn thứ hai thế giới là Ukraine khi nước này sẽ mua luồng khí ngược từ EU. Vì hiện giá bán cho Ukraine cao hơn so với thị trường châu Âu, chi phí vận chuyển rẻ hơn so với những nước không có chung đường biên giới. Điều quan trọng nhất là Nga đã không thể dùng đòn khí đốt trong việc mặc cả và tống tiền đối với những khách hàng của mình.

Đức Dũng

Nguồn tham khảo: 
ec.europa.eu, Reuters, kygia.net, wikipedia, largestcompanies.com, mofahcm.gov.vn, sngnews.net.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề