Gazprom phải đối mặt với những thách thức

Đối mặt với thị trường sụt giảm từ châu Âu (khách hàng chính của ngành khí đốt Nga) và cuộc cạnh tranh trong nước ngày càng khốc liệt, tập đoàn khí đốt khổng lồ Nga đang phải vật lộn với những thách thức để khẳng định sự thống trị trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Giá dầu sụt giảm cùng với biện pháp trừng phạt từ phương Tây như một bản nhạc hòa tấu đồng điệu làm nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái. Từ một đất nước với lượng dự trữ ngoại hối hàng đầu thế giới, với những chính sách phúc lợi xã hội thuộc loại tốt nhất trong khối các nước mới nổi nhưng hiện nay xã hội Nga đang phải đối mặt với những khó khăn khi lượng người sống dưới mức nghèo khổ tăng lên hàng chục triệu, những vụ phá sản đang dần dần trở thành hiệu ứng đô-mi-no… càng làm hình ảnh nước Nga trở nên xám xịt. Trong vòng quay đó Gazprom cũng không ngoại lệ, vào năm nay họ chỉ sản xuất 414 tỷ mét khối khí, đây là mức thấp đối với tập đoàn năng lượng khổng lồ khi sở hữu những mỏ khí tự nhiên có trữ lượng lớn nhất thế giới.

Đã từng là tập đoàn hùng mạnh và có tham vọng vốn hóa sẽ tương đương Apple của Mỹ, nhưng vốn hóa thị trường của Gazprom đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 giá trị tập đoàn lên tới hơn 300 tỷ USD nhưng hiện tại chỉ giao động trong khoảng 50 tỷ USD và thua xa những tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới.

Ông Chris Weafer một đối tác tại công ty tư vấn tư vấn Macro trả lời với hãng tin AFP “Gazprom đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất trong lịch sử của nó. Vẫn còn phải xem liệu Gazprom là công cụ chính trị, ngoại giao hay sẽ phát triển thành một công ty năng lượng toàn cầu đúng nghĩa hoặc họ sẽ tách ra thành những công ty nhỏ.”

Trong lúc Gaprom đang suy giảm về giá trị và sản xuất đồng thời căng thẳng gia tăng với khách hàng chính là Liên minh châu Âu. Eu đã buộc tội tập đoàn này dùng vũ khí năng lượng để phục vụ cho lợi ích địa chính trị của Kremlin thay vì hoạt động theo nguyên tắc kinh doanh thông thường. Gazprom hiện đang phải vật lộn với một loạt các vấn đề bao gồm cả khoản lỗ gần đây tại thị trường lớn thứ 2 thế giới là Ukraina, cùng với nỗ lực đa dạng hóa nguồn năng lượng từ thị trường truyền thống EU và cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt tại thị trường trong nước làm tăng sự nguy hiểm cho Gazprom biến nó thành một khối khí khổng lồ.

Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của ông Putin tập đoàn Gazprom đã hướng sang thị trường châu Á, nơi được coi là thị trường năng động và tiềm năng nhất thế giới. Họ đã ký được hợp đồng khổng lồ trị giá 400 tỷ USD với Trung Quốc vào năm ngoái. Một thỏa thuận gượng ép như là biểu tượng mang tính bản lề cho chiến lược hướng Đông của Nga. Moscow và Bắc Kinh đã đồng ý ký kết cho việc Nga sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên sang phía Tây Trung Quốc. Tuy nhiên biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina đã làm suy yếu những nỗ lực của Gazprom để vận chuyển khí đốt sang thị trường truyền thống châu Âu. Lệnh trừng phạt của Washington về chuyển giao công nghệ phục vụ cho các dự án năng lượng nhất định của Nga như tại mỏ Yuzhnoye Kirinskoye Gazprom trên biển Okhotsk vùng Viễn Đông đã làm cản trở tham vọng của Moscow hướng về thị trường châu Á. Gazprom cũng đã đa dạng hóa sản phẩm bằng sản phẩm khí đốt hóa  lỏng (LPG), tuy nhiên theo một số báo cáo họ liên doanh với công ty Anglo-Dutch Shell. Các chuyên gia lo ngại nếu không có công nghệ của Mỹ, Nga sẽ khó có khả năng khai thác các nguồn lực và tài nguyên sẵn có của họ.

“Đây là tin xấu đối với Nga vì việc sản xuất LNG là một mục tiêu chiến lược trong khu vực”, Valery Nesterov, một nhà phân tích tại Sberbank Investment CIB cho biết.

Cuộc xung đột tại Ukraina đã đẩy mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên tồi tệ nhất kể từ thời hậu Xô Viết, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi châu Âu đang nỗ lực để giảm dần phụ thuộc vào nhà cung cấp Gazprom. Tuy nhiên công ty Gazprom đã tái khẳng định nguồn năng lượng từ Nga vẫn dễ dàng tiếp cận nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của châu Âu. Theo dự kiến xuất khẩu khí đốt sang châu Âu sẽ tăng trong năm nay giúp công ty có doanh thu khổng lồ bất chấp giá năng lượng sụt giảm.

Moscow đang có kế hoạch sẽ bỏ tuyến đường vận chuyển khí đốt qua Ukraina. Họ có kế hoạch xây dựng đường ống vận chuyển khác. Sau khi EU chặn dự án South Stream, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ  hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện dự án mới mang tên TurkStream. Gazprom rất háo hức để hoàn thành đường ống vận chuyển khí đốt TurkStream, tuy nhiên việc xây dựng được dự kiến vào cuối tháng Sáu đã bị trì hoãn. Một thách thức theo các chuyên gia là hiện tại chưa có gì chắc chắn Ankara sẽ thực hiện dự án này cho đến sau cuộc tổng tuyển cử.

Theo Mikhail Korchemkin, giám đốc công ty East European Gas Analysis hiện không có gì chắc chắn, thậm chí là cơ hội bằng “không” về dự án sẽ được  hoàn thành. Các nhà phân tích đã nói rằng Gazprom đã phản ứng chậm với thị trường khí đốt luông năng động và thay đổi, họ luôn bám vào các hợp đồng dài hạn và biến động theo giá dầu. Gazprom có thể được hưởng lợi khi họ chia thành những công ty nhỏ hơn thay vì để nguyên cấu trúc khổng lồ và cồng kềnh, việc này sẽ giúp Gazprom hoạt động hiệu quả hơn và minh bạch hơn.

Phương tiện truyền thông Nga báo cáo rằng Igor Sechin, người đứng đầu và có ảnh hưởng lớn nhất tập đoàn dầu mỏ Rosneft, đã yêu cầu chính phủ phải mở của đối với ngành khí đốt của họ để cạnh tranh và chia Gazprom làm hai lĩnh vực hoạt động tách riêng sản xuất và vận chuyển năng lượng.

“Tôi không dám chắc chắn Gazprom sẽ sống sót qua giai đoạn khó khăn này,” nhà phân tích Korchemkin nói. “Sẽ dễ dàng hơn cho sự phát triển nếu nó chia thành nhiều mảnh trong vòng một vài năm.”

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Gazprom phải đối mặt với những thách thức”:

  1. Tuan Lan viết:

    Một bài phân tích rất sâu sắc, điều này tôi đã dự đoán cả năm trước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề