EU xem xét cải thiện quan hệ với Nga nhưng không muốn dỡ bỏ trừng phạt

Lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ xem xét vào tháng tới khả năng cải thiện mối quan hệ căng thẳng với Nga để kích thích tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên vì trừng phạt kinh tế về vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng Ukraina.

Nhưng các biện pháp trừng phạt nhiều khả năng vẫn được duy trì, đặc biệt là việc cấm vận Crimea.

Theo một  loạt các cuộc điều tra của Reuters gần đây cho thấy nhóm kỹ sư người Đức Siemens và tâp đoàn bán lẻ Pháp Auchan châu Âu đang tìm cách len lỏi quanh cơ chế trừng phạt đối với Crimea.

Lãnh đạo EU sẽ xem xét tình trạng mối quan hệ với Nga tại Hội nghị thượng đỉnh ngày 20-21 tháng Mười sau khi “nhóm diều hâu” bị suy yếu khi Anh rời khỏi khối và gia tăng căng thẳng giữa Brussels và chính phủ Ba Lan theo dân tộc chủ nghĩa.

Những nước luôn hoài nghi về biện pháp trừng phạt được mở rộng bao gồm Ý, Hy Lạp, Síp, Slovakia và Hungary. Những nước này luôn mong muốn thương mại bình thường với Nga, không những là nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho khối mà còn giúp tăng trưởng nền kinh tế chậm chạp của EU.

“Việc mở rộng biện pháp trừng phạt ngày càng gặp khó khăn. Nhưng việc xem xét mối quan hệ có thể được thực hiện nếu những nước hoài nghi thuyết phục rằng có những yếu tố khác trong chính sách của EU đối với Nga, không riêng chỉ là biện pháp trừng phạt”, một quan chức cấp cao của EU cho biết.

“Sẽ có những người muốn nới lỏng cho Nga, họ đưa ra tín hiệu nếu Nga đưa ra một động thái nhỏ, EU sẽ bình thường hóa một chút. Sau đó sẽ có nhiều người ủng hộ bình thường hóa quan hệ.”

Hai bên đều có lợi

EU áp đặt trừng phạt đầu tiên sau khi Nga sáp nhập. Sau đó  mở rộng thêm các biện pháp trừng phạt vì Moscow ủng hộ phiến quân trong cuộc xung đột tại miền Đông Ukraina, cuộc xung đột làm hơn 9.500 người thiệt mạng kể từ tháng 4 năm 2014.

Những nỗ lực để thiết lập một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện ở miền đông Ukraina và thúc đẩy một kế hoạch hòa bình rộng lớn hơn đã bị đình trệ trong nhiều tháng buộc EU có vài ý tưởng mới về cách xử lý đối với Moscow.

Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với cá nhân và tổ chức, các ngành năng lượng, tài chính, quốc phòng của Nga và các giới hạn về kinh doanh tại Crimea.

Italia đã kêu gọi một cuộc tranh luận triệt để trong  EU về các giá trị của biện pháp trừng phạt thay vì cho phép mở rộng một phần kỹ thuật sau mỗi sáu tháng. Các biện pháp trừng phạt kinh tế tiếp theo dự kiến sẽ được mở rộng vào cuối tháng Giêng.

Nhưng quốc gia ít thân thiện với Nga ngày càng phải chấp nhận một số nhượng bộ có thể để duy trì sự đồng lòng ủng hộ trừng phạt của khối đối với Nga.

“Chúng ta cần trao đổi về lợi ích chung của chúng ta với Nga nhưng vẫn liên kết về xử phạt”, một nhà ngoại giao nói.

Đức, nền kinh tế lớn nhất của EU, ủng hộ cách tiếp cận này. Nhưng với sự ngờ vực giữa Brussels và Moscow đang cao trào sẽ gặp khó khăn để thực hiện những bước đi làm giảm căng thẳng ngay cả trong những lĩnh vực hợp tác mà họ đã chia sẻ lợi ích như khủng bố hoặc buôn ma túy.

Ý tưởng khác để cải thiện quan hệ với Moscow bao gồm khuyến khích thương mại nhiều hơn hoặc hợp tác quốc tế. Nhưng bất đồng sâu sắc giữa Nga và phương Tây về Syria làm nổi bật những khó khăn trong việc này. Hơn nữa có những vấn đề không thể đó là EU và Nga đưa ra thỏa thuận về bán đảo Crimea. Nga tuyên bố sẽ không bao giờ trả lại Crimea cho Ukraina trong khi phương Tây không bao giờ chấp nhận việc Nga chiếm đóng.

Trong khi đó, các quan chức EU nói rằng họ nhận thức được các trường hợp của các công ty châu Âu khai thác các vùng “màu xám” pháp lý để tiếp tục kinh doanh tại Crimea – theo tiết lộ trong các cuộc điều tra của Reuters – nhưng đồng thời điều này không làm suy yếu các chính sách trừng phạt rộng hơn.

“Trong lịch sử chúng ta đã từng chứng kiến cách lén lút ngừng hành động trừng phạt. Nhưng then chốt là biện pháp trừng phạt kinh tế và các mục tiêu quan trọng nhất đang được thống nhất duy trì”. Một quan chức EU nói.

Đức Dũng (theo Reuters)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề