Duterte ngả về TQ khiến chiến lược xoay trục của Mỹ gặp khó khăn

Các nhà lý luận quốc tế cho rằng các quốc gia như một “vai diễn” dựa vào nhau để theo đuổi lợi ích chiến lược của mỗi bên trong một thế giới hỗn loạn, nếu đơn lẻ sức mạnh của họ sẽ gặp thách thức và trở thành một vấn đề. Chính trường trong nước không quan tâm nhiều đến tư tưởng này vì họ tin rằng chính sách đối ngoại của một quốc gia có nhiều khả năng được hình thành bởi các yếu tố như địa lý, nhân khẩu học và kinh tế học.

Đây cũng là quan điểm của Richard Nixon và Henry Kissinger với triết lý chủ đạo là chính sách đối ngoại phải phục vụ lợi ích quốc gia – một quan điểm thực dụng được gán cho cái tên ‘realpolitik’ (chính trị hiện thực).  Tư tưởng đó đã được chứng minh qua chiến lược nối lại quan hệ với Trung Quốc, đưa một kẻ thù của Hoa Kỳ trở thành một người bạn.  “Nixinger” tin tưởng một cách chính xác rằng quan tâm đến lợi ích của Trung Quốc trong việc chống lại Liên Xô sẽ kéo họ xích lại gần hơn về phía Hoa Kỳ. Tuy nhiên thời đó do khả năng áp dụng những hiểu biết và thực tế của Trung Quốc còn hạn chế nên đã không bắt đầu sự chuyển đổi đó để trở thành một thế lực về kinh tế thương mại với đối tác hàng đầu là Hoa Kỳ cho đến khi Mao chết. Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu thực hiện điều này bằng những cải cách mạnh mẽ cho đến hôm nay họ đã trở thành một siêu cường kinh tế  và là đối thủ của Mỹ hơn là một người bạn.

Philippin là một minh họa rõ ràng về chính sách đối ngoại nhất quán bất biến trong chiến lược có tính chi phối về logic. Tuy nhiên kể từ khi ông  Rodrigo Duterte, người theo chủ nghĩa dân túy trở thành tổng thống vào hè này, chính sách đối ngoại đã thay đổi chóng mặt, ông đã thay đổi quan hệ giữa Philippines với Mỹ một cách cơ bản và đáng lo ngại.

Philippines là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ở châu Á và cho đến gần đây họ vẫn là một trong những đồng minh gần gũi nhất. Mỹ cai trị Philippines từ những năm 1899-1942 và áp đặt nền văn hóa Mỹ lên quần đảo này. Trong Thế Chiến 2, quân đội Mỹ và Philippines cùng chiến đấu chống đế quốc Nhật. Cho đến năm 1951 Washington và Manila ký hiệp ước phòng thủ chung.

Trong nhiều thập kỷ sau đó, Philippines cho phép Mỹ sử dụng hai căn cứ quân sự (lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài) là căn cứ Không quân Clark và căn cứ hải quân Vịnh Subic. Năm 1991 sau làn sóng chống Mỹ, hai căn cứ này đã đóng cửa, tuy nhiên trước sự lo ngại về việc Trung Quốc bành trướng, một lần nữa quan hệ quân sự Mỹ – Philippines trở lại nồng ấm.

Trong năm 2014, Tổng thống Barack Obama đã ký một thỏa thuận với Tổng thống khi đó là Benigno Aquino III. Theo đó lực lượng quân sự Hoa Kỳ sẽ thường xuyên tiếp được tiếp cận tới căn cứ của Philippines và tăng cường các cuộc huấn luyện, tập trận quân sự giữa hai nước.

Bây giờ những sự nồng ấm đó đi vào ngõ cụt. Tuần trước ông  Duterte thăm Bắc Kinh, tại đây ông tuyên bố “Mỹ đã thua” và “tách Hoa Kỳ” về quân sự lẫn kinh tế. Đồng thời ông sẽ cùng với Nga – Trung Quốc thiết lập liên minh mới “ba chúng ta sẽ chống lại cả thế giới”. Trong chuyến đi này Bộ trưởng thương mại của ông Duterte cho biết Philippines và Trung Quốc đã ký kết thương mại trị giá 13 tỷ USD. Đây như một phần thưởng cho những gì ông Duterte phát ngôn trước đó, đồng thời ông tuyên bố kết thúc hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, bất chấp sự phản đối của các lực lượng vũ trang của mình.

Điều gì có thể giải thích cho sự biến đổi đột ngột này khi lợi ích chiến lược và kinh tế của Manila đã không thay đổi?  Trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Philippines, thì một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ là Nhật Bản chiếm vị trí số một, thứ ba là Mỹ. Thứ 4  cũng là một đồng miinh của Mỹ là Singapore, tất cả những nước này là kẻ thù của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Tóm lại, xuất khẩu của Philippines sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Singapore chiếm tới 42.7%, trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 10,5% và Hồng Kông là 11,9%. Philippines nhập khẩu từ Trung Quốc 16,1%; hầu hết phần còn lại đến từ Hoa Kỳ và các đồng minh, bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Do đó không thể là yếu tố khiến cho Manila muốn rời xa Mỹ, xích lại gần Bắc Kinh.

Trong khi đó, không có gì đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ chấm dứt vi phạm chủ quyền của Philippines ở Biển Đông, theo phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực hồi tháng 7, do người tiền nhiệmcủa ông Duterte khởi kiện. Ngoài ra Trung Quốc muốn độc chiếm khai thác vùng biển giàu tài nguyên trị giá hàng tỷ đô la từ nguồn cá, dầu khí ở biển Đông. Phần lớn người Philippines vẫn ủng hộ Mỹ, Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ chính ở đất nước này. Quân đội Philippines từ lâu đã hợp tác với Mỹ và xây dựng mô hình giống như quân đội Mỹ. Philippines không có kinh nghiệm trong việc hợp tác với quân đội Trung Quốc. Hơn nữa mặc dù những phát ngôn của của ông Duterte gây khó chịu nhưng Hoa Kỳ tiếp tục bày tỏ mong muốn tiếp tục thực hiện hiệp ước bảo vệ Philippines, cho đến hôm nay một nhà ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ về châu Á trấn an Philippines rằng Washington vẫn là đồng minh “đáng tin cậy” của nước này và ủng hộ mối quan hệ đang nở rộ giữa Manila và Bắc Kinh.

Việc thay đổi địa chính trị lớn như vậy hoàn toàn do bản thân ông Duterte muốn. Không có cách giải thích nào khác vì nó là sản phẩm được sinh ra từ tâm lý thất thường của ông.

Từ lâu sự thù địch với Mỹ là ý thức hệ của ông Duterte, ông gọi Obama là “con trai của một con điếm”. Ông thấy chung ý thức hệ với những nhà cai trị độc tài của Trung Quốc. Mặc dù Duterte được bầu một cách dân chủ, nhưng ông đang dần thâu tóm hết quyền lực vào tay mình. Ông đã vi phạm các quy định của pháp luật khi lập ra biệt đội tử thần, cuộc chiến ma túy không qua xét xử của ông đã làm hơn 3800 người chết trong đó có một bé trai 5 tuổi. Ông đã từng ví mình giống Hitler trong việc tàn sát hơn 3 triệu người Do Thái và ông rất hạnh phúc khi giết hơn ba triệu người nghiện ma túy. Ông thân thiện với Trung Quốc vì Tập Cận Bình không quan tâm đến nhân quyền khi tuyên bố ủng hộ chiến dịch diệt ma túy đẫm máu của ông.

Từ quan điểm của Mỹ, việc ông Duterte ngả về Trung Quốc sẽ dẫn đến sự thay đổi chiến lược lâu dài, có khả năng dẫn đến thảm họa tiềm tàng. Về địa chính trị Philippines cũng giống như các đồng minh của Hoa Kỳ khi họ là nền tảng quan trọng để chống lại sự xâm lược của Trung Quốc trong vùng biển Đông và biển Hoa Đông. Nếu như Philippines trở thành đồng minh Trung Quốc, Mỹ sẽ khó có thể kết nối “chuỗi đảo thứ nhất” ở Tây Thái Bình Dương, nối liền quần đảo Nhật Bản, Đài Loan và quần đảo Philippines. Bảo vệ “chuỗi đảo thứ nhất” đã trở thành yếu tố chiến lược của Mỹ kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Chiến lược này có thể sụp đổ chỉ vì quyết định bất thường của ông Duterte.

Trung Quốc có thể vô hiệu hóa đồng minh quan trọng này của Hoa Kỳ, thậm chí có khả năng biến Philippines thành một căn cứ Hải quân của PLA, gây ra mối đe dọa trực tiếp tới các đồng minh của Hoa Kỳ như Đài Loan, Nhật Bản và Australia. Cuối cùng Hải quân Hoa Kỳ sẽ khó có thể bảo vệ và tự do đi lại trên tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới trị giá thương mại tới 5,3 nghìn tỷ mỗi năm, trong đó có 1,2 nghìn tỷ USD thương mại của Hoa Kỳ.

Phe đối lập Philippines đã chuẩn bị sẵn sàng khi ông Duterte trở về từ Trung Quốc. Tòa án Tối cao Manila cảnh báo tổng thống liệu có phải muốn từ bỏ chủ quyền với Bãi cạn Scarborough hay không và có thể luận tội ông. Tin vui duy nhất đối với  Mỹ là những gì ông Duterte làm có thể bị dở dang và người kế nhiệm sẽ đảo ngược chiến lược đối ngoại của ông hiện nay vốn đang đẩy Washington xa khỏi Manila.

Đức Dũng (theo Foreignpolicy)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề