Đình chỉ Hiệp ước INF – một trò đùa  với lửa

 Washington tuyên bố đình chỉ sự tham gia Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Tương lai của thế giới và châu Âu giờ đây đã trở nên ảm đạm hơn nhiều, Max Hofman – phóng viên của Hãng thông tấn Đức Deutsche Welle  nhận định.

Tên lửa Nga 9М729 

 Tất nhiên, trên cơ sở tổng hợp  tất cả các thông tin hiện có, Washington đã hành động đúng đắn. Sự hiện diện của tên lửa 9M729 của Nga vi phạm Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF). Theo DW, điều này đã được xác nhận độc lập bởi một số cơ quan tình báo phương Tây. Vậy thì tại sao  phải là một bên trung thành của Hiệp ước, khi mà các điều khoản nó không được tuân thủ?

Sợi dây,  mà nhờ đó thế giới đang ở thế cân bằng kể từ cuộc bầu cử Donald Trump làm tổng thống Hoa Kỳ, đã  mất đi một ốc chốt  quan trọng. Rốt cuộc, Hoa Kỳ rời bỏ Hiệp ước INF mà không có ý tưởng về  thỏa thuận thực tế  nào sẽ thay thế nó. Từ Moscow và Washington, người ta chỉ có thể nghe rằng đối tượng để cần phải nhận thông điệp này là Bắc Kinh. Bởi vì, Trung Quốc không bị ràng buộc với bất kỳ hiệp ước giải trừ vũ khí hoặc bất kỳ thỏa thuận hạn chế nào khác và đang tích cực tự vũ trang. Vấn đề này trước tiên có liên quan chủ yếu đối với Nga. Moscow tuyên bố rằng họ cần các tên lửa tầm trung trên mặt đất để  xây dựng tiềm năng quân sự ở hướng Đông.

Mỹ và Nga đang đùa giỡn với lửa

Xét về khía cạnh quân sự, phía Nga khó có thể đưa ra những ý kiến phản đối. Chính họ và Hoa Kỳ  đang chứng kiến sự lo ngại ngày càng tăng về sự tăng trưởng nhanh chóng trong chi tiêu quân sự của Trung Quốc và khả năng quân sự của họ. Tuy nhiên, hãy tự đặt câu hỏi, sự việc Washington rút khỏi một trong những thỏa thuận lớn cuối cùng về giảm vũ khí hạt nhân liệu có thể giúp cải thiện tình hình hay không? Người Mỹ hành động giống như người Nga: họ đùa giỡn với lửa, nghĩa là với ngày tận thế.

Dư luận thế giới đang nói rằng nhân loại có thể sẽ bị hủy diệt  do biến đổi khí hậu. Điều này là hoàn toàn có thể, nhưng dưới ánh sáng của cuộc chạy đua vũ trang không kiểm soát giữa Nga và Hoa Kỳ, và thậm chí kết hợp với sự xuất hiện của một cường quốc quân sự mới – Trung Quốc, tương lai của nhân loại thậm chí còn đen tối hơn nữa.

Tất cả chúng ta, và đặc biệt là châu Âu, nơi đã trở thành một chiến trường tiềm năng và quả bóng trong trò chơi của các siêu cường, đã vô cùng may mắn trong Chiến tranh Lạnh: đã thoát khỏi sự khởi đầu của chiến tranh hạt nhân. Trong cuộc khủng hoảng Caribbean năm 1962, cuộc chiến tranh hạt nhân  đã ngấp nghé ở ngưỡng cửa, tuy nhiên, nhờ vào hành động mang tính nhân văn  của các nhân vật chính – không những chỉ có John Kennedy và Nikita Khrushchev (lãnh đạo của Hoa Kỳ và Liên Xô. – Ed.) mà kịch bản kinh khủng của cuộc chiến tranh này đã kịp gỡ bỏ.

Ngày nay,  không dễ dàng  tìm thấy trong số những nhân vật  có thể ấn các nút màu đỏ của cặp tài liệu hạt nhân những nhà chính trị thuộc trường phái điềm đạm và nhân văn như trước đây. Cũng may mà gần đây Trump đã kiềm chế phần lớn việc giải quyết các vấn đề quân sự: trọng tâm chính của ông là tập trung  vào vấn đề đóng góp từ các thành viên NATO cho ngân sách Alliance.

Thế giới rất cần có một Hiệp định giải trư hạt nhân tổng thể

Nhưng rồi dường như thời gian này đã trôi qua. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẵn sàng  chạy  đua vào trận cầu lửa cùng với  đế chế khổng lồ phương Tây của mình. Rốt cuộc, cho dù lập luận của Nga về mối đe dọa từ Trung Quốc là có cơ sở thuyết phục đi chăng nữa thì  điều này không giải thích được tại sao Putin lại hướng tên lửa tầm trung của đối mặt với châu Âu.

Liên minh châu Âu, cùng với phần còn lại của thế giới, sẽ sớm bị bỏ lại mà không có INF. Trong số các công cụ chính trong lĩnh vực răn đe và giải giáp hạt nhân, chỉ có Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) vẫn còn hiệu lực.

Đến cuối năm 2021, khi START  hết hạn, chúng ta sẽ hoàn toàn đối mặt với những gì hành tinh của chúng ta thực sự cần, cụ thể đó là một thỏa thuận toàn diện về kiểm soát không phổ biến vũ khí hạt nhân. Không có gì ngoài điều này sẽ có thể hoạt động hiệu quả trong dài hạn – đặc biệt là trên thực tế, ngoài những quốc gia lớn hiện có nhiều quốc gia  đang tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Do đó, những đối  tượng  hiện tại trong trò chơi  chính trị thế giới đang di sản lại cho  thế hệ tiếp theo một thế giới thực sự đáng sợ. Tuy nhiên, nhiều người châu Âu vẫn cảm thấy an toàn và hầu hết trong số họ không hề biết chiến tranh là gì. Có khi đây lại là một điều tuyệt vời.

Tuy nhiên, những cơ hội  cho hòa bình tiếp diễn sẽ càng giảm đi khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.

Nga và Hoa Kỳ phải ngay lập tức nhớ lại sức mạnh hủy diệt khủng khiếp mà họ hiện đang sở hữu  nếu như họ sẵn sằng nhảy vào trận lửa hạt nhân này.

 

Tác giả: Max Hofman, bình luận viên của thời báo DW

Nguyễn Hoàng Lân  chuyển ngữ theo https://www.dw.com/ru

Nhận xét thể hiện ý kiến cá nhân của tác giả. Nó có thể không trùng với ý kiến của phiên bản tiếng Nga và Deutsche Welle nói chung.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Đình chỉ Hiệp ước INF – một trò đùa  với lửa”:

  1. Cao Nam viết:

    Khi Phương Tây tìm kiếm giàu có từ thị trường lao động, tiêu dùng Trung Quốc, vô tình họ đã bồi bổ bơ sữa chỗm hổ đói khát kiệt quệ trỗi dậy. Và, ngày nay, nó đã quá mạnh để coi thường luật lệ, nguyên tắc tiêu chuẩn chung vì tính khí ưa bắt nạt, thống trị và tham vọng bá chủ. Thủ đoạn ăn cắp, sao chép, chiếm đoạt công nghệ tối tân hay chiếm đảo, tăng cường quân sự, mua chuộc chính trị cũng là hệ quả tất yếu. INF cho một góc nhìn như vậy. Bây giờ chỉ có 2 kịch bản: i, hổ TQ bệnh nội tại và suy kiệt; ii, nhốt nó và cũi và bỏ đói. Kết luận: để có hòa bình thực sự, Phương Tây và các thực thể khác hãy từ bỏ làm giàu, kế sinh nhai từ thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường năng lượng, thị trường tiêu dùng, thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường vũ khí với Trung Quốc. Đừng quá tin vào sự kiểm soát, giám sát sự lớn mạnh của hổ TQ, nó có thừa mánh khóe, hay tin vào việc tiến hóa văn minh của hổ.

Trả lời Cao Nam Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề