Điều gì đang tác động lên giá dầu thế giới?

Dù Nhà nước Hồi giáo chiếm đóng một phần lãnh thổ rộng lớn tại Iraq và Syria, nơi có các mỏ khai thác dầu và Nga bị cấm vận kinh tế, giá dầu thế giới trong những tháng gần đây vẫn liên tục sụt giảm.

Thời giá dầu bị đầu cơ leo lên mức140 USD/thùng giờ giống như một câu chuyện lịch sử cổ đại. Bởi kể từ năm 2012, giá dầu luôn ở mức thấp – chuyện lâu nay chưa từng xảy ra. Giá dầu tăng không chỉ liên quan tới giá bán tại các trạm bơm lên cao mà còn do chi phí sản xuất và vận chuyển tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay, nền kinh tế đang chứng kiến cảnh tượng giá bán khí đốt ngày càng giảm trong những tháng gần đây.

Hoạt động khai thác dầu mỏ nở rộ khiến nguồn cung trở nên dồi dào và kéo theo giá dầu giảm.

Dù các báo đài đăng tải một loạt bản tin chiến sự quốc tế nhưng giới chuyên gia vẫn đưa dự báo rằng giá dầu sẽ còn tiếp tục giảm. Bất chấp sự trỗi dậy của Nhóm nhà nước Hồi giáo IS và việc EU áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea và cáo buộc ủng hộ phe ly khai miền đông Ukraine, giá dầu sẽ vẫn giữ nhịp giảm.

Dưới đây là 5 lý do khiến giá bán dầu không thể tăng được tờ USA Today tổng hợp:

Ngành năng lượng Mỹ bùng nổ

Khu vực Bắc Mỹ đang trải qua thời kỳ bùng nổ năng lượng, kéo theo nguồn cung năng lượng toàn cầu ngày một trở nên dồi dào.

Hoạt động kinh doanh dầu mỏ và khí đốt tại Bắc Dakota, Texas, Oklahoma, Louisiana, Oklahoma cùng một số khu vực khác đang nở rộng với sự gióp mặt của ngành đá phiến. Chính các nhà cung cấp thiết bị, đường ống dẫn cùng hệ thống đường sắt lại được hưởng lợi từ việc mở rộng khai thác năng lượng.

Song thực tế, khi giá dầu mỏ đạt trên 100 USD, lợi nhuận thu được khá cao sẽ thu hút các nhà sản xuất. Nhưng khi giá bán hạ còn 90 USD, một số dự án sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn. Còn nếu giá dầu rớt xuống dưới 80 USD, nhiều dự án sẽ bị bỏ rơi.

Sự bùng nổ của ngành năng lượng Bắc Mỹ đã giúp tăng nguồn cung dầu mỏ toàn cầu nhưng lại khiến giá bán ngày một giảm hơn. Thêm vào đó, OPEC và một số quốc gia khác đã đưa ra cảnh báo rằng Bắc Mỹ hiện vẫn giữ vai trò chèo lái nguồn cung ngoài OPEC trong năm 2014.

Trung Đông và OPEC

Những căng thẳng địa chính trị liên quan tới cuộc chiến ngay tại và xung quanh lãnh thổ Iraq vẫn không thể tác động tới giá dầu hay nói cách khác là khiến giá dầu tăng cao.

13

Binh sĩ canh gác một đường ống dẫn tới khu lọc dầu Kawergosk tại  Irbil, Iraq hồi tháng Bảy. 

Mới đây, Ả Rập Xê-út đã lên tiếng phản hồi về việc giá bán ngày một giảm với các thành viên OPEC. Quốc gia này cho biết họ cảm thấy không được hài lòng nếu giá dầu rớt xuống còn 80 USD/thùng trong vòng 1 – 2 năm.

Tuy nhiên, cả Ả Rập Xê-út và các quốc gia OPEC đều không mong cam kết hạ sản lượng khai thác. Hành động này sẽ có thể khiến giá dầu vẫn giữ mức bán thấp ngay cả khi OPEC thắt chặt hạn ngạch.

Thay vào đó, OPEC và các quốc gia Trung Đông đã chỉ đích danh vai trò của Mỹ trong việc giá bán giảm trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Đề án nhu cầu và nguồn cung của OPEC được công bố mới đây cho thấy sự tăng trưởng của các tổ chức ngoài OPEC sẽ còn vượt qua cả tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trên thế giới. Một số bản báo cho biết ngay đầu tháng 11 tới, Ả Rập Xê-út sẽ hạ mức giá bán dầu chính thức. Thậm chí, một số bài báo mới đăng cũng bóng gió về một cuộc chiến liên quan tới giá bán dầu.

Sức mua giảm

Nhu cầu mua bán hàng hóa trên toàn cầu đang sụt giảm do sức mua kém tại các thị trường mới nổi và tại châu Âu ngày một kém.

Giá vàng hiện đã khôi phục sau khi hạ xuống còn 1.200 USD/ounce nhưng vẫn còn cách xa mức 1.800 USD/ounce hoặc ở mức cao như năm 2011. Sự thực này đã khiến nhiều nhà kinh doanh phải chịu thất thu.

Ngoài ra, giá bán của đồng đỏ, một yếu tố chính tác động tới sự tăng trưởng toàn cầu, đã giảm từ mức 3,35 USD/pound hồi đầu năm 2014 xuống còn gần 3 USD/pound vào đầu tháng 10. Ngay tuần đầu tiên của tháng Chín, giá bán nhôm cũng đã giảm từ mức 0,93 USD/pound xuống còn 0,84 USD/pound trước khi tăng giá trong những ngày gần đây.

Cà phê cũng là một trong những mặt hàng tăng giá bán song nó lại không được xem là yếu tố làm thay đổi nền kinh tế thế giới.

Giảm phát tránh xa châu Âu

Các ngân hàng trung ương trên thế giới thường cố gắng giữ tỷ lệ giảm phát. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây đã chuyển sang thử nghiệm mức lãi suất âm nhằm khuyến khích hoạt động vay vốn ngân hàng và mua sắm tài sản.

Song không may, ECB đã hết đợt hoàn trả nợ để tạo thêm sự mức khuyến khích. Peter Praet, một thành viên ban điều hành ECB, cũng nhấn mạnh tỷ lệ lạm phát đáng thất vọng của châu Âu và bất cứ sự cải thiện nào của nền kinh tế thế giới, cũng sẽ chỉ diễn ra từ từ trong thời gian tới.

Ngoài ra, tỷ lệ giảm phát tại Mỹ cũng là điều đáng phải quan tâm. Việc giá bán dầu giảm sẽ dẫn tới làn sóng hạ giá của nhiều lĩnh vực khác.

Lượng dầu tồn kho tăng nhanh

Báo cáo gần đây về lượng dầu mỏ tồn kho của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy các kho dầu thô thương mại tại nước này đã tăng thêm 5 triệu thùng.

Theo đó, tổng lượng dầu thô thương mại trong kho hiện thời của Mỹ là 361,7 triệu thùng. Viện Dầu mỏ Mỹ cũng đưa ra con số lượng dầu tồn kho tăng 5,1 triệu thùng. Điều này đồng nghĩa với việc, lượng hàng tồn kho tăng sẽ khiến mức giá bán sụt giảm.

Nguồn bài viết: Báo Infonet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề