Điện Kremlin đã có  được cơ hội cuối cùng cho “một lời thú nhận” để “giữ thể diện” – chuyên gia

 Phương Tây đã tạo cho Putin và “băng đảng” của ông ấy một cơ hội cuối cùng. Vì vậy, V.V. Putin vẫn có khả năng “đối phó” với án điều tra và “thú nhận tội lỗi” để đổi lấy “thể diện”.Đó là câu chuyện  về chiếc Boeing của Hãng hàng không Malaysia MH17  bị bắn rơi trong vùng Donbass.

 

Nhà báo và blogger Alexander Kushnar  đã viết khẳng định như vậy trên trang facebook, trong blog của mình.

Ủy ban điều tra vụ tai nạn máy bay Boeing đã thận trọng tuyên bố rằng hệ thống tên lửa “Buk” đã được đưa từ Nga vào Donbass, và sau đó đưa trở lại. Tuy nhiên, theo các diễn giả, Ủy ban điều tra đã không tuyên bố công khai về sự tham gia của Liên bang Nga trong vụ án này. Như vậy cả  cộng đồng quốc tế đành phải chờ đợi xem  V.V. Putin tiếp theo sẽ hành xử như thế nào – Joinfo.ua  báo cáo.

“Moscow được dành riêng cho một cơ hội để đưa ra  một lời thú tội, với hy vọng sẽ được giảm mức độ trừng phạt. Nếu không, trong hai năm tới, điện Kremlin mafia sẽ phải hứng đòn trừng phạt đáng kể: không chỉ những đòn trừng phạt nện vào cái mông rách rưới của lãnh đạo Moscow, mà còn là uy tín của Gaddafi. Và  lần này trong một ý nghĩa thực tế chứ không cần giấu giếm: Không ai khác, chính Nga là kẻ gây ra bi kịch  Lockerbie tại Donbass. Sẽ không thể giảm được  tội lỗi, tiếp tục gây nhầm lẫn dấu vết cũng không được, thỏa thuận ngầm và hối lộ sẽ không xong. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga ở vào thế khó xử vào ngày thứ sáu vừa qua sau công bố về tác nhân gây ra thảm họa MH 17.

Hà Lan đã triệu tập đại sứ Nga để cảnh cáo về những tuyên bố ngạo mạn và xấc xược của phía Nga về cuộc điều tra. Đại sứ Nga đã nhận được lời cảnh cáo rằng   “những lời chỉ trích vô lý này là không thể chấp nhận được” – ông viết.

Nhưng liệu ông Putin có thể chấp nhận  đồng ý đi theo hướng mở của cánh cửa  hẹp hay không? Những kinh nghiệm trước đây cho thấy điều ngược lại. Ví dụ như việc giải quyết  tình hình Syria:  Khi đó, Hoa Kỳ thậm chí sẵn sàng đồng ý với những đòi hỏi mang tính khủng bố của Moscow nhằm giải quyết tình hình. Nhưng sau đó các nhà lãnh đạo Nga đã vi phạm thỏa thuận và do đó làm mất cơ hội cuối cùng để  giữ thể diện cho mình.

Các cuộc tấn công quân sự của Nga vào đoàn xe viện trợ nhân đạo của LHQ, cũng như các vụ đánh bom ở Aleppo – tất cả điều này dẫn đến sự tự sát quốc gia mang tính tập thể.Trước đó Joinfo.ua báo cáo rằng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã từ chối xin lỗi vì vì vụ máy bay Boeing bị bắn rơi, vì xét thấy vụ án vẫn chưa kết thúc. Ông Lavrov  cũng lưu ý rằng ông không thấy có lý do gì để xin lỗi.

Nguyễn U Quốc theo Joinfo. ua


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề