Dạy toán hay là đánh bẫy học sinh?

Con gái đầu của tôi năm nay học lớp 2. Vì bận rộn tôi không cho cháu đi học thêm. Buổi tối, tôi hay tranh thủ lấy sách của con để “học” trước.

Tới khi con ngồi vào bàn học nếu có gì chưa hiểu là mẹ có thể hướng dẫn con ngay. Chính vì theo sát con như vậy nên tôi thấy rõ chương trình học toán bây giờ nặng nề, rắc rối, có nhiều điều không cần thiết và thậm chí, cứ như người ta cố tình đánh bẫy học sinh.

Ngay từ lớp một, mới bắt đầu học phép cộng trong phạm vi 10 thôi là đã đủ kiểu tính. Đặt tính hàng ngang, đặt tính hàng dọc, tính nối…Vào học kỳ hai, tôi đếm thử các cách tính học sinh phải học thì có: 1- Đặt tính rồi tính. 2- Tính nhẩm. 3- So sánh (lớn, bé, bằng nhau). 4- Tính. 5- Tính nối. 6- Điền số thích hợp vào ô trống. 7- Giải toán có đề.

Không chỉ như thế, từng cách tính lại mở rộng cho thêm phần phong phú: tính nối có vài ba kiểu nối, lúc nối ngang, lúc nối xéo lên, lúc nối xéo xuống, lúc nối chằng chịt, lúc lại nối như chùm bóng bay. Phép tính hàng ngang cũng không chịu kém, cũng vài ba kiểu.

Toán có đề bài lúc thì giải theo đề, lúc lại giải theo tóm tắt. Điền số thích hợp vào ô trống thì ô trống lúc vuông, lúc tròn, lúc hình hoa. Có khi điền số kết hợp với tính hàng ngang, tính hàng dọc, tính nối… Mũi tên chỉ hướng làm toán lúc thẳng lúc cong theo ngẫu hứng của người soạn sách.

Lên lớp hai, chưa hết học kỳ một, học sinh đã được học thêm toán cộng, trừ có nhớ trong phạm vi một trăm. Học so sánh nhiều hơn, ít hơn và học tìm ẩn số x. Học xăng ti mét, đề xi mét, ki lô gam, lít. Đoạn thẳng, tam giác, tứ giác đã học sơ qua ở lớp một, lớp hai mở rộng thêm.

Nhưng có lẽ đáng sợ nhất là những cái bẫy học sinh phải đối diện ngay từ năm lớp một và lên lớp hai, bẫy càng thêm phức tạp.

Người ta vẽ một hình hình học và bắt học sinh trả lời có mấy tam giác, mấy tứ giác trong hình vẽ. Các bé 7 tuổi phải tập nhìn tổng thể, nhìn chi tiết, phải bịt góc nọ, bịt góc kia để đếm cho được toàn bộ có bao nhiêu tam giác ,tứ giác. Người lớn chủ quan một chút còn đếm thiếu, nói gì các bé 7 tuổi?

Học thì nhiều, nhưng cái đọng lại trong đầu để trở thành vốn liếng của các bé chắc chắn sẽ chẳng được bao nhiêu. Với lứa tuổi còn nhỏ dại, các bé học được như thế đã là quá giỏi.

Tôi xin mượn lời của nhà văn Azit Nêxin mà ngậm ngùi chia sẻ cùng các bậc phụ huynh khác: “Con cái chúng ta giỏi thật”.

Theo Phụ nữ.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 3 phản hồi cho bài viết “Dạy toán hay là đánh bẫy học sinh?”:

  1. Forever viết:

    I have been so bedweilred in the past but now it all makes sense!

  2. Gorgeous Bev…that bell die cut is fab….I really like what you did with it. It's dry here and I'm heading out to do some gardening.Take care,Jane x

  3. http://www./ viết:

    22.000 Demonstranten ist eine beachtliche Zahl und wird sichbei der nächsten Großdemo vielleicht verdoppeln. Vielleicht wäreauch eine Paralleldemo mit gleichem Thema und Bündnis in einerzentral gelegenen Stadt sinnvoll um noch mehr Menschen eineTeilnahme zu ermöglichen.Es war jedenfalls ein gelungener Auftakt.

Trả lời Forever Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề