Đảo Síp bác bỏ cho Nga thuê hai căn cứ quân sự

Síp đã bác bỏ thông tin từ phương tiện truyền thông Nga rằng họ đã sẵn sàng cho Nga thuê hai căn cứ quân sự.

 

“Không có chuyện cho Nga thuê căn cứ không quân và hải quân trên Đảo Cyprus,” Bộ trưởng Ngoại Ioannis Kasoulides nói.

Trước đó tờ báo chính phủ Nga Rossiiskaya Gazeta đăng tải thông tin Tổng thống Síp Nicos Anastasiades sẽ thực hiện việc cho Nga thuê căn cứ quân sư nhân chuyến thăm chính thức tới Moscow vào ngày 25 tháng Hai.

Síp trong EU nhưng không phải trong Nato.

Các thỏa thuận cho thuê sẽ liên quan đến một căn cứ không quân gần Paphos và một căn cứ hải quân ở Limassol, theo Rossiiskaya Gazeta. Nga đã có thể sử dụng các căn cứ tạm thời.

Tuy nhiên ông Kasoulides bác bỏ những tuyên bố cho thuê và nói rằng “chưa bao giờ có bất kỳ yêu cầu từ Nga về điều này”.

Ông cho biết Tổng thống Anastasiades đã đề cập đến “sự đổi mới của một thỏa thuận hợp tác quân sự với Nga bao gồm bảo trì các thiết bị quân sự bán cho Cyprus một năm trước đây, cũng như việc mua phụ tùng theo hợp đồng hiện tại”.

Ông cho biết thêm “liên quan đến việc cung cấp cơ sở vật chất, đây là những tính chất nhân đạo hoàn toàn phi quân sự, chẳng hạn như việc di tản thường dân Nga từ Trung Đông nếu cần”.

Tàu chiến của Nga đã có thể sử dụng các cơ sở Limassol để tiếp nhiên liệu và các căn cứ không quân Andreas Papandreou cho sứ mệnh nhân đạo.

Giúp đỡ về tài chính?

Ở phía đông Địa Trung Hải hải quân Nga chỉ có thể sửa chữa tàu tại một xưởng đóng tàu nhỏ của hải quân tại Tartus, trên bờ biển của Syria, Rossiiskaya Gazeta đưa tin.

Trong trao đổi về thỏa thuận thuê căn cứ của Đảo Síp. Nga có thể giúp đỡ tài chính đối với ngành ngân hàng còn yếu kém của họ,  vì vừa  phải chịu cuộc khủng hoảng năm 2013 theo thông tin từ bài báo.

Tuy nhiên hiện nay Nga – một nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn – đang phải đối mặt với những khó khăn về tài chính trong năm nay, bởi vì các biện pháp trừng phạt của EU và sự sụt giảm của giá dầu.

Các doanh nghiệp Nga đã bắt đầu di chuyển hàng tỷ đô la đến Síp vào đầu năm 1990, họ lợi dụng mức thuế suất thấp và coi Đảo Síp là một “nơi cất dấu an toàn”. Nhưng cuộc khủng hoảng năm 2013 tại Síp đã làm thiệt hại cho các nnhaf đầu tư Nga cũng như những nhà đầu tư khác.

Căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ

Cũng theo tờ Rossiiskaya Gazeta sự thỏa thuận với nga có thể giúp Đảo Síp gây áp lực đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ và Síp có mâu thuẫn trong việ khai thác thăm dò dầu khí ngoài khơi.

Síp được tách ra từ năm 1974 khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm miền Bắc để đáp trả một cuộc đảo chính quân sự trên đảo được hỗ trợ bởi chính phủ Athens. Do theo sự sắp xếp của Thổ Nhĩ Kỳ Cộng hoà Bắc Síp không được quốc tế công nhận.

Ý tưởng cho Nga thuê làm căn cứ quân sự gây ra sự tranh cãi khi Đảo Síp phải tuân thủ các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga về sự can thiệp của Moscow tại miền đông Ukraine. Một trong những biện pháp trừng phạt nhắm vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Động thái này cũng có thể làm tăng căng thẳng với Vương quốc Anh, khi họ cũng có hai căn cứ quân sự lớn có chủ quyền tại Síp – đó là căn cứ quân sự RAF Akrotiri và Dhekelia.

Nato đã liên tục chất vấn và lo ngại về sự đột biến số lượng các chuyến bay quân sự của Nga trong không phận châu Âu, xem như là một sự khiêu khích của Chiến tranh Lạnh.

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề