Đạo quân thứ năm của Nga

Vladimir Putin xúi dục dân nói tiếng Nga đông Âu ni dy

Mỗi năm một lần các nhà ngoại giao Nga phải trở về họp mặt tại trụ sở Bộ Ngoại Giao, một biệt thự tráng lệ ở Mạc Tư Khoa, xây theo kiểu Gothic. Họ về đây để lắng nghe lời huấn dụ của Tổng Thống Nga. Năm nay, hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng Bảy, vài tháng sau khi Nga xâm lăng Crimea, sát nhập vùng duyên hải này vào nước Nga. Bài diễn văn của Tổng Thống Vladimir Putin kỳ này đề ra chương trình hành động của ngoại giao đoàn Nga ở ngoại quốc: Tất cả phải đặt ưu tiên hàng đầu trong việc bảo vệ nhóm người Nga đang sống ở nước ngoài.

Trước đây, ở Ukraine ông Putin từng nói với họ rằng : “Bọn quân phiệt với tinh thần dân tộc cực đoan” đang nắm quyền cai trị, chúng làm cho hàng triệu người Nga thân cô thế cô sống bên ngài lãnh thổ nước Nga bị đoạ đầy khốn khổ.” Đứng trên bệ cao của khán đài, ông Putin lên giọng nói: “Tôi muốn tất cả quí vị phải hiểu rằng đất nước chúng ta sẽ tiếp tục bênh vực, bảo vệ những quyền căn bản của người Nga, họ là đồng bào của chúng ta ở nước ngoài. Chúng ta phải dùng sức mạnh và kho vũ khí để bảo vệ họ.”

Kể từ sau bài diễn văn của Putin, nước Nga đã làm nhiều hành động khác nhau để gia tăng ảnh hưởng của chính quyền điện Cẩm Linh đối với khoảng 10 triệu dân Nga, đang sống rải rác ở các nước Đông Âu.  Chính phủ Nga gửi đi nhiều đặc sứ làm nhiệm vụ tập trung kiều bào Nga, tổ chức họ thành đoàn thể, những người nói tiếng Nga ở vùng biển Baltics như tại các nước Estonia , Latvia , và Lithuania. Chính quyền Nga cũng liên tục gia tăng sự hiện diện sức mạnh quân sự của họ tại những nước này. Họ tổ chức những cuộc tập trận dọc theo biên giới phía tây. Chính quyền Nga đổ rất nhiều tiền đầu tư vào mạng lưới tuyên truyền do nhà nước Nga kiểm soát để đưa tin tức nhắm vào những người nói tiếng Nga ở trong vùng. Mỗi khi có cơ hội là các quan chức Nga đều nhắc đến lời hứa của Putin là sẵn sàng bênh vực, bảo vệ người Nga. Hành động yểm trợ quân sự của Nga cho nhóm ly khai ở Ukraine là một lời nhắn hùng hồn cho người Nga ở nước ngoài là lúc nào họ cũng nhận được sự hậu thuẫn của Mạc Tư Khoa.

Trong ngôn ngữ của giới tướng lãnh Nga, đây là một phần trong chiến lược tên là “Chiến tranh lưỡng diện” – Hybrid Warfare. Chiến lược gia thân cận với điện Cẩm Linh mô tả kế hoạch này kết hợp các mặt trận tuyên truyền, ngoại giao và cuối cùng là lực lượng đặc biệt xâm nhập vào lãnh thổ ngoại quốc, ngụy trang là những phần tử nổi dậy ở điạ phương. Nói chung, chiến tranh lưỡng diện đòi hỏi phải có một số cảm tình viên nằm sẵn bên trong các nước mà chính quyền Nga muốn xúi dục, phá rối. Chiến lược gia Konstantin Sivkov giải thích thêm: “Để phát động một cuộc chiến tranh lưỡng diện, bạn cần phải có một lực lượng đối kháng  nằm bên trong quốc gia chọn làm mục tiêu, lực lượng đó còn được gọi là “đạo quân thứ năm”,  sẵn sàng nổi dậy để ủng hộ quân xâm lược nước ngoài.” Trước đây, ông Konstantin Sivkov là chiến lược gia của tập thể Tướng lĩnh Nga từ năm 1995 đến năm 2007. Hiện nay, ông là trưởng nhóm nghiên cứu chiến lược ở Mạc Tư Khoa.

Putin đã vận dụng chiến thuật này một cách khéo léo ở Uk raine, đem lại thành công, sát nhập vùng Crimea, cũng như xúi dục nhóm ly khai thân Nga nổi dậy ở miền đông Ukraine. Trong cả hai trường hợp, cộng đồng nói tiếng Nga đóng vai trò đội quân thứ năm. Hậu quả của cuộc chiến vừa rồi ở Uk raine làm cho hơn 4,000 người chết và khoảng một triệu người phải ly tán nhà cửa. Với sự tiếp tay của Nga, phe ly khai tạo ra một nước Nga mới, lấy tên là Novorossiya – New Russia, một vùng tự trị trong lãnh thổ Ukraine, khiến cho nước Ukraine bị mất vùng công nghiệp trọng điểm tại phía Đông.

Các quốc gia vùng Baltic là thành viên của Liên Hiệp châu Âu. Họ hướng theo quan hệ với phương Tây và trở nên thịnh vượng, ổn định hơn Ukraine . Nước Nga khó có thể xúi dục nổi loạn ở những nước này. Tất cả ba nước trong khối Baltic cũng là hội viên của khối Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương- hay NATO, bao gồm Hoa Kỳ và các Âu châu. Chiếu theo Điều 5  Hiệp định thành lập khối NATO, Hoa Thịnh Đốn và 27 quốc gia đồng minh có nhiệm vụ phải bảo vệ các nước thành viên khi họ bị lực lượng ngoại quốc tấn công. Trong trường hợp Nga xâm lăng nước Estonia hay Latvia, sử dụng cùng một lập luận cũ nhằm bảo vệ nhóm thiểu số người Nga sống trong các nước này, giống như họ đã làm ở Crimea, khi đó Tây Phương sẽ ở vào thế khó khăn, phải chọn lựa: Hoặc là có chiến tranh với Nga, một nước có vũ khí nguyên tử, hay sẽ phải nín nhịn, nhượng bộ và thừa nhận tổ chức NATO  không còn nữa. Cho đến nay tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố ông sẽ tôn trọng điều 5 của Hiệp Định. Hồi tháng Chín năm 2014, tại Tallinn thủ đô nước Estonia, Ông Obama nói với các nước vùng Baltic: “Chúng ta có nhiệm vụ rất long trọng là bảo vệ nhau. Bất cứ một cuộc tấn công nào vào một nước thành viên, có nghĩa là tấn công tất cả chúng ta.” Nhưng không dễ gì để áp dụng qui luật của thời Chiến Tranh Lạnh cho thời đại chiến tranh lưỡng diện.

Nhng cuc chm trán, đi đu:

 Chuyến viếng thăm Thủ đô Tallin xảy ra đúng vào lúc căng thẳng giữa Nga và Tây phương lên đến mức độ cao chưa từng thấy kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc.  Trong vòng mười tháng đầu của năm nay, máy bay của khối NATO đã phải cất cánh để đối phó với khoảng 100 lần vi phạm không phận của phía Nga.  So với năm 2013, số lần đôi bên thách thức nhau tăng gần gấp ba. Trong đó có những lần chiến đấu cơ của Nga có khả năng mang vũ khí nguyên tử bay vào không phận vùng biển Baltic. Hồi tháng Chín, chỉ hai ngày sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama, tổng thống nước Estonia lên tiếng tố cáo rằng điệp viên Nga đã vượt biên giới, xâm nhập nước Estonia, bắt cóc sĩ quan an ninh đem về Mạc Tư Khoa để xét xử tội làm gián điệp. Người sĩ quan này có thể bị tù 20 năm nếu bị truy tố. Một tháng sau, gần như toàn bộ soái hạm của Thụy Điển  được huy động để truy tìm cho ra chiếc tầu ngầm của Nga đang làm  gián điệp ở quần đảo Stockholm. Phía Mạc Tư Khoa phủ nhận không có chuyện tầu ngầm Nga hoạt động ở đây. Thụy Điển trưng ra bằng cớ do máy thăm dò bằng sonar chụp hình được, họ coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh  thổ của Thụy Điển.

Hoa Kỳ cũng vội vàng đáp ứng khi thấy mối đe dọa của Nga trở nên rõ ràng. Mùa thu năm nay một lực lượng gồm khoảng 600 lính Mỹ, cùng với xe tăng và xe bọc sắt được gửi đến Ba Lan, Lithuania, Estonia và Latvia để bảo đảm với những nước đồng minh trong vùng. Trong kỳ hội nghị thượng đỉnh NATO mới đây, hôm 2 tháng 12, các nhà lãnh đạo liên minh chấp thuận áp dụng biện pháp trả đũa cấp kỳ tạm thời với khoảng vài trăm binh lính được gửi đến nhằm làm nhụt ý đồ xâm lược của Nga cho đến khi NATO chính thức đưa vào hoạt động một lực lượng lớn hơn, từ 4,000 đến 6,000 binh lính vào năm 2016.

Nhưng những dự tính quân sự kể trên hầu như không đủ để đương đầu với hành vi xâm lược của Nga. Ông Ivo Daalder, đại sứ Mỹ ở NATO từ năm 2009 đến cuối năm 2013, nói rằng trong suốt gần 25 năm qua, phe Tây phương chỉ chú trọng vào hoạt động chống khủng bố, họ chuyển trọng tâm hoạt động của thời Chiến Tranh Lạnh sang chiến tranh chống khủng bố. Trong khi đó, Nga tiếp tục củng cố và phát triển cơ cấu quân sự thời Chiến Tranh Lạnh. Theo bản báo cáo năm 2010, học thuyết quân sự chính thức của Nga, vẫn tiếp tục coi NATO là một sự đe doạ cho an ninh của Nga. Bỗng dưng, guồng máy chuẩn bị chiến tranh của Liên Minh NATO trở nên suy giảm, xuống đến mức gần như không còn hiện hữu. Đại sứ Daalder nhận xét rằng: “Cơ cấu hạ tầng cơ sở của chúng ta xuống cấp đến mức tệ hại, hầu như không còn gì nữa.” .

Đồng minh của Hoa Kỳ trong khối NATO không làm tròn nghĩa vị đóng góp tài chánh cho tổ chức phòng thủ. Do đó, liên minh không làm gì được, ngoại trừ tạo áp lực với các nước trong liên minh. Trong suốt 5 năm qua, nước Nga đã tăng kinh phí quốc phòng thêm 50%, trong khi Liên minh NATO lại cắt giảm 20%. Tăng chi tiêu quốc phòng trở về thời trước Chiến Tranh Lạnh cũng chưa đủ, bởi vì sách lược của Nga đã thay đổi rất nhiều. Nước này không còn dùng qui tắc của thời hậu Chiến Tranh Lạnh, họ đưa ra chiến lược đặc biệt để quấy phá phe Tây phương thiếu đoàn kết và ngụy trang dưới nghĩa cử cao đẹp là bảo vệ nhóm người Nga chống lại các chế độ Tân Quốc Xã, đang ngược đãi người Nga ở Âu châu.

Nhng vang vng ca lch s

 KONSTANTIN DOLGOV,  một nhà ngoại giao khả kính, có dáng người vạm vỡ to lớn, được Bộ Ngoại Giao giao trách nhiệm bênh vực nhóm dân Nga sống ở ngoài tổ quốc Nga, đặc biệt là người Nga trong vùng Baltics. Với vai trò này, ông ta trở thành nhân vật chủ chốt đứng ra thực hiện chủ trương của Putin đề ra hồi tháng Bảy. Vì thế trong cuộc phỏng vấn với báo TIME, Dolgov cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một luận điệu nói rằng hiện nay chủ nghũa Phát Xít đang là mối đe doạ rất lớn trên khắp các nước Âu châu, giống như thời kỳ trước thập niên 1930. Ông ta nhấn mạnh: “Cái bóng ma về chủ nghĩa Tân Phát Xít đã ám ảnh Âu châu từ lâu, bây giờ nó không còn là bóng ma nữa. Nó trở thành một căn bệnh, vi trùng của nó lan tràn khắp Âu châu.”

Không hề có bằng chứng cụ thể nào về mối đe doạ như Dolgov nêu ra. Trái lại, chính Putin là mối đe doạ thực sự của Âu Châu. Mặc dù vậy, Dolgov vẫn tiếp tục thổi kèn đánh trống rêu rao về hiểm hoạ Phát Xít. Hồi tháng Chín, sau khi Tổng thống Obama viếng thăm Estonia, ông Dolgov viếng thăm nước Latvia, láng giềng của Estonia và đứng ra triệu tập hội nghị thượng đỉnh các tổ chức thân Nga trên vùng Baltics. Hội nghị này là cơ hội để Dolgov kích động nhóm người Nga sống ở trong vùng, coi họ như là nạn nhân của chính sách đàn áp của chính phủ vùng Baltic. Ông ta cũng không quên nhắc lại lời hứa của Mạc Tư Khoa là sẵn dàng bảo vệ, che chở cho người Nga chống lại bọn tân phát xít.

Đứng trên bục cao, ông ta lớn tiếng xúi dục: “Chúng ta không thể nhân nhượng, với những vụ đàn áp chống lại người nói tiếng Nga. Một số đông đồng bào của chúng ta  đang bị tước bỏ những quyền cơ bản và những lợi ích hợp pháp. Chúng ta hãy đoàn kết lại, thành lập đoàn thể, tổ chức của người nói tiếng Nga. Về phía chúng tôi, chúng tôi cam kết sẽ lập tức hỗ trợ các bạn bằng mọi phương tiện sẵn có.”

Mới có sáu tháng sau khi sát nhập vùng Crimea vào nước Nga, những lời hô hào của Dolgov làm cho quan chức chính phủ trong vùng Baltics hoảng sợ. Họ đã từng có kinh nghiệm sống trong vòng kiềm toả của Nga suốt một nửa thế kỷ, họ sợ kinh nghiệm đó lắm rồi, họ chỉ muốn sống cách xa nước Nga. Nhưng lời hiệu triệu, xúi dục của Dolgov đã reo rắc hạt giống tạo loạn. Sau thế chiến thứ Hai, gần một triệu dân Nga được gửi đi sống ở các nước trong vùng Baltics, nằm trong chính sách “Nga hoá” của chính quyền Cộng Sản Nga. Ngày nay, chính con em của những người Nga này cảm thấy có nhiều liên hệ mật thiết với Mạc Tư Khoa hơn là với quốc gia nơi sinh trưởng. Và họ có lý do để mà oán than khi làm người Nga sống trong nước Estonia và Latvia . Họ không được tự động mang quốc tịch bản xứ, sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Thay vào đó, kể từ năm 1990, họ phải thi kỳ thi sát hạch về lịch sử nước sở tại, bằng ngôn ngữ bản xứ. Hàng trăm ngàn người Nga từ chối không xin vào quốc tịch Estonia hay Latvia . Do đó, họ lâm vào tình trạng pháp lý “noncitizen”,“không phải là công dân”, tức là không được hưởng một số quyền căn bản như quyền đi bầu và quyền ứng cử.

Vậy là Dolgov – và Putin- càng có lý do để nói rằng người Nga đang bị ngược đãi ở vùng Baltics. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là nước Nga có quyền khuấy động, can thiệp vào chuyện nội bộ  của nước láng giềng. Ông Andreijs Pildegovisc, Tổng thư ký Bộ Ngoại Giao nước Latvia nói với báo TIME như sau: “Chính quyền nước Nga đang sử dụng chính sách Xô Vanh nước lớn, cố tranh thủ nhân tâm của người dân ở các nước trong vùng.”

Chia r đ chinh phc

 Không cần biết ai gây ra sự chia rẽ trong nội bộ các nước ở vùng Baltics, song sự rạn nứt đó có lợi cho Mạc Tư Khoa. Khối đông người Nga đang sống ở vài thành phố cảm thấy có mối liên hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa. Họ xem truyền hình, đọc sách báo tiếng Nga, và gửi con đi học trường nói tiếng Nga. Lấy ví dụ trường hợp ông Mihails Hesins, người gốc Nga  sống ở thủ đô Raga của nước Latvia , với qui chế “noncitizen” (không phải là công dân bản xứ). Ông từ chối không làm bài thi bằng ngôn ngữ Latvia, để trở thành công dân xứ này. Ông ta cảm thấy cay đắng về những gì xảy ra ở đây và nghĩ rằng nhà nước Latvia đàn áp văn hoá Nga của ông, ông không có lòng tin đối với chính quyền ở đây. Ông ta nói: “Khi không còn ai để tin tưởng, người dân gốc Nga chỉ còn cách tin tưởng vào nước Nga.”

Cuộc đấu tranh tiếp tục diễn ra trong trường hợp những người nói tiếng Nga trung thành với nước Nga, giống như ông Hesins, và không ai hiểu rõ về tâm trạng của những người này hơn là nhà chức trách ở Latvia. Nhưng họ chỉ làm rất ít cải cách để an ủi những người như Hesins, thay vào đó, họ quay sang cầu cứu đồng minh trong khối NATO để chống lại Mạc Tư Khoa. Và khi đó, đồng minh của họ mới bắt đầu đáp ứng lời kêu cứu. Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO hồi tháng Chín, các nước đồng minh đồng ý quanh trở lại tình thế hổi còn Chiến Tranh Lạnh, để làm nhụt ý chí xâm lược của Nga. Họ cũng hứa sẽ chuẩn bị sẵn sàng đối phó nếu Nga áp dụng sách lược chiến tranh lưỡng diện giống như ở Crimea . Để làm được mục đích này, lực lượng quân sự của NATO hứa sẽ duy trì sự hiện diện của mình ở gần biên giới với Nga cả về không quân, hải quân, cũng như lực lượng trên bộ.

Điều đáng lo là tại hội nghị thượng đỉnh, phía NATO không nêu rõ những điểm của chiến lược chiến tranh lưỡng diện: Khi nào phe đồng minh sẽ phải hành động vì điều khoản số 5 của Hiệp định thành lập NATO nếu bị vi phạm? Hình như các nhà lãnh đạo khối NATO vẫn bỏ ngỏ câu hỏi này, không đưa ra câu trả lời rõ ràng. Thái độ lừng khừng  của Tổng thống Obama trong vụ giải quyết vũ khí hoá học ở Syria cho thấy có sự thụt lùi của đồng minh khi định nghĩa thế nào là lằn ranh giới đỏ trong cục diện địa chính trị thế giới. Khi xét về vụ sát nhập vùng Crimea, và phía đông Ukraine, cho thấy rằng hành vi xâm lược của Nga có sự tiếp tay của nhóm nổi dậy xuất phát từ trong nước Ukraine. Điều này giúp Mạc Tư Khoa chối tội xâm lược và gây khó khăn cho phe đồng minh để lấy lý do can thiệp. Ông Matthew Bryza, nhà ngoại giao Mỹ, hiện đang làm việc trong Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế ở Estonia phải lên tiếng: “Việc người Nga dựng lại vở tuồng giống như ở Crimea và Ukraine là điều làm tôi lo sợ nhất.”

Tại Bộ Ngoại Giao Nga ở Mạc Tư Khoa, Ủy viên ngoại giao Dolgov bác bỏ quan điểm trên. Ông ta cho rằng mối lo sợ như vậy là sự “hoảng loạn” quá đáng trong đầu óc các nhà lãnh đạo vùng Baltic và đồng minh Mỹ. Ông ta nói điều giống nhau duy nhất giữa tình hình ở Ukraine và Baltics là sự trỗi dậy của tập đoàn tân phát xít ở khắp Âu châu. Người Nga sẵn sàng chống lại sự đàn áp của phát xít và nước Nga sẽ hành động trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, theo lối giải thích luật quốc tế của người Nga thì việc họ xâm lăng và sát nhập vùng Crimea là hoàn toàn đúng theo công pháp quốc tế. Lời cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế kiểu đó làm cho các nhà lãnh đạo vùng Baltics ớn lạnh,và cảm thấy lo sợ thêm. Ông Raimonds Vejonis, Bộ trưởng Quốc Phòng Latvia nói rằng: “Tình hình đã thay đổi từ năm nay, sau khi trông thấy những gì người Nga làm ở Uk raine . Chúng ta cần phải chuẩn bị thích ứng với tình hình mới, sẵn sàng hành động khi hữu sự.”

Câu hỏi đặt ta là liệu phe đồng minh có thể theo kịp những thay đổi bất ngờ, không đoán trước được của nước Nga khi họ tiến hành cuộc chiến tranh lưỡng diện.

Theo ttxva – Bài tường thut ca Simon Shuster trên báo TIME ngày 15/12/2014.

Nguyn Minh Tâm dch.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề