Đảng cầm quyền Nhật Bản hướng tới việc sửa đổi hiến pháp hòa bình

Đảng cầm quyền bảo thủ của Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự thúc đẩy mới để đạt được mục tiêu tìm kiếm bấy lâu trong việc sửa đổi hiến pháp do Mỹ soạn thảo sau Thế chiến II. Thách thức đầu tiên đối với Nhật bản là: Sự ủng hộ của dân chúng.

Các nhà lập pháp Đảng Dân chủ Tự Do và những người ủng hộ đã  liên kết lại vào thứ sáu trước ngày nghỉ lễ thông qua việc sửa đổi hiến pháp Hòa bình – từ bỏ hiến chương có hiệu lực cách đây 68 năm.

Các đảng phái được Thủ tướng Shinzo Abe dẫn đầu  đã nối lại cuộc họp sửa đổi hiến pháp sau 2 năm trì hoãn và trong tuần này bắt đầu phát hành một cuốn sách mỏng hoạt hình để nâng cao nhận thức chung và kêu gọi sự ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng.

Những người ủng hộ việc sửa đổi đã phản đối hiến pháp năm 1947 là sự áp đặt bởi Hoa Kỳ, khi chiếm đóng Nhật Bản từ cuối Thế chiến II cho đến năm 1952. Họ cho rằng hiến pháp đó đã lỗi thời và không đầy đủ dành cho xã hội ngày nay.

Việc sửa đổi hiến pháp sẽ không được dễ dàng. Phải có sự đồng ý của 2/3 số đại biểu trong lưỡng Viện Quốc hội sau đó thông qua cuộc trưng cầu dân ý. Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe kiểm soát hai phần ba hạ viện và hy vọng sẽ có số đại biểu tương tự tại Thượng viện trong cuộc bầu cử vào mùa hè năm sau.

Nếu thành công, Đảng Dân chủ Tự do sẽ giới thiệu một bản dự thảo đề xuất sau  cuộc bầu cử.

Hajime Funada, người đứng đầu khối đảng Dân chủ Tự do cho biết “thúc đẩy sửa đổi hiến pháp là thời gian để bắt đầu thảo luận chi tiết về một đề xuất sửa đổi”. Thêm rằng các bên có kế hoạch để thực hiện việc sửa đổi sẽ thực hiện trong nhiều đợt, giảm bớt áp lực cho các vấn đề liên quan thực hiện cùng một lúc. Ông hy vọng sẽ tạo ra vòng đầu tiên của bản sửa đổi trong vòng hai năm.

Trong nhiều thập kỷ Đảng đã chủ trương sửa đổi nhưng đã gặp khó khăn trong việc thuyết phục công chúng.

Những người phản đối lo ngại rằng phiên bản sửa đổi sẽ ảnh hưởng đến quyền dân chủ và tự do cá nhân được bảo vệ bởi hiến pháp hiện hành.

Dự thảo năm 2012 do đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đề xuất người Nhật tuân thủ theo giá trị truyền thống,  đặt gia đình lên trên cá nhân và nâng cao giá trị của nhà Vua hơn người đứng đầu chính phủ. Tự do về cá nhân như quyền tự do ngôn luận có thể bị hạn chế nếu được coi là có hại cho lợi ích cộng đồng.

Yasuhiro Nakasone cựu thủ tướng 96 tuổi người đã từ lâu vận động cho việc sửa đổi, nói cuộc biểu tình hôm thứ sáu với sự tham gia của hàng trăm các nhà lập pháp và những người ủng hộ cho rằng hiến pháp hiện nay là “quá trừu tượng” thiếu các giá trị và nguyên tắc dựa trên giá trị truyền thống của Nhật Bản.

“Tôi muốn nâng cao nhận thức chung với hoạt động bằng các cuộc thảo luận và những nỗ lực nghiêm túc để chúng ta có thể tiến bước trên một con đường mới hướng tới việc sửa đổi hiến pháp,” ông kết luận.

Mai Hạnh

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề