Cuộc thanh trừng ở khu vực ly khai chưa có dấu hiệu kết thúc

Sau khi phiến quân ly khai do Nga hậu thuẫn tuyên bố thành lập nước “Cộng hòa Nhân dân Luhansk” vào năm 2014, một lính dù mà đã trở thành doanh nhân lên nắm quyền Thủ tướng.
Đó là Gennady Tsypkalov, là một biểu tượng trong ngành công nghiệp đường ống dẫn dầu và có tin đồn là một mắt xích kết nối với tổ chức tội phạm. Ông là người kín tiếng, ông muốn kết nối mối quan hệ làm ăn với những doanh nhân Nga hơn là một nhà tư tưởng ly khai cực đoan.
Một đồng nghiệp cũ nhận xét về ông như sau.
“Ông ấy không phải là người mộc mạc, chân chất, cũng không phải là một quý ông. Nhưng chắc chắn ông là người hâm mộ những vinh quang quá khứ của Hồng quân Liên xô. Tuy nhiên điều cơ bản ông là một doanh nhân”.
Vào giữa tháng Chín năm ngoái ông đã bị phế truất và bị buộc tội âm mưu đảo chính. Hôm nay ông đã chết.
Tsypkalov là một trong hàng chục quan chức cấp cao, các chỉ huy quân đội và binh lính bị tập trung trong vài tuần qua. Trong một kịch bản xa hơn, lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn đang thực hiện một cuộc thành trừng các nhân vật đối lập trên diện rộng. Các vụ bắt giữ diễn ra sau một cuộc đảo chính với phương châm chống lại độc tài. Igor Plotnitsky, người trước đó chỉ là một quan chức cấp thấp đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Luhansk sau khi chiến tranh nổ ra và rất được long Moscow.
Các nhà phân tích nói rằng có nhiều sự mờ ám và kịch bản đẫm máu này có thể dẫn đến xung đột gia tăng trên chiến tuyến cũng như gắn liền với các tranh chấp về quyền kiểm soát các kênh buôn lậu béo bở giữa Nga và các doanh nghiệp quốc doanh Ukraina thông qua lãnh thổ ly khai. Thậm chí các cuộc thành trừng này là sự ánh cuộc đấu đá của những tinh hoa trong điện Kremlin muốn thực hiện những ý đồ riêng thông qua khu vực Donbas bị chiến tranh tán phá.

“Những cuộc tranh chấp nội bộ xảy ra trên lãnh địa, trên doanh thu của chợ đen, trong việc tiếp cận các chiến binh Nga và có thể dẫn đến những đột biến trong cuộc chiến giữa những người có vai trò liên lạc. Ở phía Đông Ukraina sức mạnh quân sự tương đồng với quyền lực chính trị, Plotnitsky có cả hai thứ đó. Nhưng ai là người kiểm soát phải phụ thuộc vào sự bảo trợ từ Moscow”. Alexander Clarkson một giảng viên nghiên cứu châu Âu của Đại học Hoàng gia London cho biết.
Nhắc đến nước Cộng hòa nhân dân Luhansk tự xưng, ông nói thêm: “Nếu cuộc đàn áp này trong LNR được kết nối với cuộc đấu tranh trong điện Kremlin – có nghĩa, đó là một cuộc chiến ủy nhiệm của các tầng lớp quyền lực Nga, trong đó người phụ trách Luhansk là đối thủ của  phe phái nào đó trong Moscow. Tất cả điều đó có ý nghĩa chiến lược rộng lớn hơn nhiều”.

Những yếu tố này cho thấy rõ ràng đại diện cho phe nổi dậy có những đối thủ, Luhansk đã bị tàn lụi bởi cuộc đấu đá giữa các phe nhóm của Plotnitsky và các cơ quan an ninh của người ly khai MGB – có tên trùng với bộ máy an ninh của nhà nước Stalin.
Lãnh chúa ủng hộ Nga đã cố gắng tạo ra một lãnh địa riêng và bị thiệt mạng trong cuộc chiến ngầm giữa nhóm ly khai và lực lượng tinh nhuệ Nga. Trước đó, sự rủi ro nghề nghiệp của các sĩ quan chỉ huy quân sự, chính trị gia dân sự của LNR trong khu vực bất hợp pháp ở phía Đông không có những nguy cơ ám sát nhưng bây giờ họ đang phải đốt mặt với sự hiện hữu đó.

Trước những vụ đàn áp mang động cơ chính trị vào tháng Chín, các nhà lãnh đạo ly khai đã liên tục tổ chức các cuộc họp báo để đưa thông tin về thành tích dập tắt một cuộc nổi loạn do kẻ thù bên trong và bên ngoài thực hiện dưới sự hỗ trợ của lực lượng Ukriaine. Tuy vậy các chuyên gia đã nghi vờ về những tuyên bố này do thiếu bằng chứng.

Alexander Zakharchenko, người đứng đầu nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng cho biết ông đã triển khai Quân đội riêng của mình để giúp “nước láng giềng Luhansk” đẩy lùi một cuộc nổi dậy bị cáo buộc – nếu đúng sự thật, thì đây là một động thái chưa từng có và cũng là biểu tượng của sự tăng cường hợp tác giữa hai “nước cộng hòa tự xưng” được biết đến với những mối quan hệ căng thẳng của họ. “Tôi đã phải gửi một tiểu đoàn sang đó để giải quyết vấn đề của họ,” ông nói.

Quan chức tiết lộ vụ việc LNR bắt giữ Tsypkalov nói rằng ông đã chết trong tù. Theo công tố viên trưởng của Luhansk tuyên bố, cựu Thủ tướng đã treo cổ tự tử trong nhà giam vì ăn năn về những tội ác “nghiêm trọng của mình”.

“Tsypkalov không sợ Chúa cũng không sợ ma quỷ. Tự tử không phải bản tính của ông ấy. Họ đã lấy cớ đảo chính để săn lùng các đối thủ chính trị”. Một đồng nghiệp làm cùng trong chính phủ cũ của Tsypkalov nói.

Những báo cáo về xung đột đã nổi lên kể từ khi số phận của tướng chỉ huy lực lượng ly  khai Luhansk (LNR) Vitaly Kiselev cũng bị bắt giam về tội chủ mưu các cuộc nổi dậy. Một số báo cáo nói rằng ông đã chết trong khi bị thẩm vấn; Chính quyền LNR đã bác bỏ bằng cách đăng tải đoạn video khi bắt giữ ông, trong đó cho thấy ông không bị tổn thương.

Hai ông Tsypkalov và Kiselev được cho là tham gia sâu vào thị trường chợ đen; Hai cựu lãnh đạo bị cáo buộc trục lợi từ than và buôn lậu xăng, sau này là buôn lậu thuốc lá. Việc loại bỏ hai người này sẽ cung cấp cho những người thân cận xung quanh Plotnitsky những chiến lợi phẩm của họ.

Ly khai Luhansk đã giam giữ người đứng đầu Quốc hội, Alexei Karyakin và cựu Bộ trưởng Nội vụ, Igor Kornet. Karyakin đã phải chạy trốn khi LNR ban hành một lệnh bắt giữ, rõ ràng ông đã bị bắt ở Nga và bàn giao trở lại cho lãnh đạo Luhansk.

Hầu hết những người bị bắt đã “tham gia trong những phi vụ làm ăn bẩn và làm chúng ta nghi ngờ về lòng trung thành”. Một chỉ huy ly khai dấu tên nói.

Đó là một “hoạt động dọn dẹp” ông nói “họ bị bắt có thể sẽ làm cho cuộc sống của nước cộng hòa tốt hơn nhiều lần”.

Các cuộc thanh trừng ít có dấu hiệu kết thúc sớm.

“Khi Moscow đưa ra danh sách họ không thích, quá trình loại bỏ sẽ được thực hiện âm thầm và thậm chí ám sát,” Mark Galeotti, một chuyên gia về các vấn đề an ninh của Nga và nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế Prague cho biết. “Những sự phức tạp lan ra ở Luhansk được che dấu như không phải do Nga làm: Đó là chính trị của một băng đảng đường phố, mối bất hòa của các tổ chức tội phạm. Những cuộc thanh trừng không phải để giải quyết nhanh chóng sự bất hòa để ổn định mà nó có thể kích động một mô hình quay vòng về trả thù và thù hận”.

Cải tổ của LNR dựa vào bạo lực khó làm chế độ Luhansk suy yếu và Kiev khó có thể khai thác những điểm yếu này trên chiến trường. Về chính trị, Plotnitsky đã chết vào tháng trước do đầu độc bằng nấm. Về mặt quân sự, trong khi một lệnh ngừng bắn mới vẫn được thực thi, Nga vẫn hỗ trợ cho ly khai khi tiếp tục bơm vũ khí, tiền bạc, binh lính qua biên giới khi cần thiết.

Vì vậy cuộc thanh trừng vẫn tiếp tục diễn ra khi những phe cánh ở khu vực ly khai hay các quan chức trong điện Kremlin có mâu thuẫn.

Đức Dũng (theo Washington Post)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề