Cuộc khủng hoảng? Khủng hoảng như thế nào? Nga không có hứng thú về cải cách

MOSCOW, ngày 23 tháng 6 (Reuters) – Lãi suất của Nga đang ở mức cao, lạm phát đang tăng, nhưng trong khi đất nước đang rơi vào suy thoái thì Tổng thống Vladimir Putin đã phủ nhận bất kỳ sự khủng hoảng nào của nền kinh tế Nga.

Ông có thể làm ra vẻ hiên ngang khi bế tắc giữa Moscow – phương Tây liên quan đến Ukraine không lối thoát. Nhưng khi Liên minh châu Âu đã mở rộng lệnh trừng phạt Nga và giá dầu vẫn ở mức thấp, sự phủ nhận của ông Putin về nền kinh tế cũng như đóng băng cải cách khiến các nhà lãnh đạo kinh doanh của Nga và nước ngoài lo ngại.

Các quan chức Nga từ ông Putin trở xuống đều thừa nhận rằng nền kinh tế phải được đa dạng hóa để giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, nguồn thu nhập chính của chính phủ. Tổng thống cho rằng đây là thời điểm thích hợp để cải cách và đã được thể hiện qua lời kêu gọi trong bài phát biểu của ông tại hội nghị.

Tuy nhiên theo các nhà đầu tư nước ngoài Putin đã nhiều năm gần như giả vờ quan tâm đến nhu cầu về cải cách và theo lời một quan chức cấp cao thừa nhận với tư cách cá nhân: “Chúng ta đã làm gì để đa dạng hóa nền kinh tế?”

Tại hội nghị doanh nghiệp hàng năm lớn nhất Nga được tổ chức ở St Petersburg vào tuần trước, đây là một cuộc thống kê trong các cuộc tranh luận, cho thấy, 48,2 phần trăm các doanh nghiệp có mặt – bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước – cho rằng sẽ không có cải cách vì thiếu ý chí chính trị.

“Hôm nay chúng ta – với một nửa là các doanh nghiệp của chúng tôi có mặt ở đây – tin rằng sẽ không có bất kỳ cuộc cải cách nào cả hoặc sẽ có ý chí chính trị đủ mạnh (để thực hiện chúng),” Alexei Kudrin, cựu bộ trưởng tài chính phát biểu.

Ông cảnh báo: “Một năm nữa chúng ta sẽ thấy không phải 50% (như bây giờ) nghĩ rằng không có cải cách mà trong một hoặc hai năm tiếp theo có 70% sẽ nghĩ như vậy”.

Ngoài việc khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực kinh tế ngoài năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, Kudrin cho biết Nga phải cải cách tệ quan liêu tham nhũng, làm cho hệ thống tư pháp độc lập hơn, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện hệ thống giáo dục.

Trong một cuộc thăm dò riêng biệt là làm cách nào hay Nga có khả năng để vượt qua những vấn đề kinh tế như hiện nay? 36,8 phần trăm những người tham dự hội nghị trả lời sẽ không có khả năng vượt qua và sự trì trệ sẽ còn hiện hữu rất lâu trong tương lai.

Lòng tin của nhà đầu tư lung lay

Nhiều công ty phương Tây đã ở lại Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhưng sự tự tin của họ tại Nga đã lung lay thậm chí đã mất kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm thị thực, đóng băng tài sản đối với các quan chức Nga, sau đó siết chặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào lĩnh vực quốc phòng, tài chính và năng lượng.

“Điều quan trọng tất yếu đối với Nga là phải xây dựng lại sự tự tin cho các doanh nghiệp,” Ian Colebourne, giám đốc điều hành Deloitte trong nhóm CIS thuộc các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nói trong Reuters Television.

“Chúng tôi hiểu rõ về sự cần thiết phải cải cách để tiếp tục … ngoài ra dưới góc nhìn của nhà doanh nghiệp, cải cách là sự ủng hộ đối với các nhà đầu tư trở lại Nga.”

Hầu như những lời “chỉ trích” (xuất phát trong nước Nga) về nền kinh tế đều xuất phát từ Chính phủ – uy tín của Putin tăng vọt sau sự sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm ngoái – câu trả lời cho suy thoái chỉ là cắt giảm 10% kế hoạch chi tiêu. Cứu trợ bằng tài chính cho các công ty và ngân hàng để giúp họ vượt qua, cấm nhập khẩu rau quả thực phẩm từ phương Tây, thúc giụp các công ty trong nước sử dụng nội lực của mình với mục đích giảm thiểu sự phụ thuộc từ nước ngoài và thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước.

Rất ít người Nga công khai chỉ trích Putin, đặc biệt trong thời điểm hiện tại khi họ đang đối đầu với phương Tây về Ukraine, họ có thể bị khép vào tội không yêu nước.

Kết quả là không có dấu hiệu cho thấy ông Putin sẽ phải đối mặt với các cuộc biểu tình đường phố vì kinh tế suy giảm, mặc dù một số nhà kinh tế và các chính trị gia đối lập đã cảnh báo trước về những rắc rối.

Vào tuần trước ông Kudrin đã đề xuất tiến hành bầu cử Tổng thống trước năm 2018, bằng cách này sẽ cung cấp cho Putin một nhiệm vụ về cải cách. Ông Kudrin mặc định sự thừa nhận về suy thoái và thiếu cải cách sẽ dẫn đến các vấn đề đối với Tổng thống.

Kudrin vẫn là một người ủng hộ Putin và thuyết phục Tổng thống sẽ giành chiến thắng trong một nhiệm kỳ sáu năm tiếp theo. Khó có thể xảy ra trường hợp khi ông nói điều này Kremlin không hề hay biết có thể đã có sự thỏa thuận trước đó.

Quản lý yếu kém

Người đứng đầu Ngân hàng lớn nhất Nga – Sberbank ông German Gref nói rằng chính phủ quản lý quá yếu kém.

“Chúng tôi luôn luôn nói về tình hình của ” ngày hôm qua “, về những vấn đề của chúng ta trước đây, nhưng đã không có ai thảo luận về tình hình của chúng tôi trong tương lai,” ông nói tại hội nghị doanh nghiệp St Petersburg.

Theo Dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 21 tỷ USD trong năm 2014, ít hơn một phần ba so với năm 2013 (69,2 tỷ USD) thậm chí còn ít hơn so với năm 2009, năm cuối cùng khi Nga đang trong tình trạng suy thoái, năm đó FDI là 43,2 tỷ USD.

Hạn thanh toán đang đến gần đối với các công ty cùng với một nền kinh tế đói vốn vì cấm vận cũng là một vấn đề.

Jacek Pastuszka, chủ tịch của Baltika Breweries / phó chủ tịch cấp cao phụ trách khu vực Đông Âu của Carlsberg Group, cho biết: “Nó sẽ đòi hỏi một nỗ lực nhiều hơn nữa để cải thiện cấu trúc của nền tảng nền kinh tế nhằm bơm lượng vốn mới vào nền kinh tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường trong nước.”

Dấu hiệu cải thiện?

Có một số dấu hiệu tích cực. Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm lãi suất cơ bản 1 điểm phần trăm từ 12,5% xuống 11,5% trong tuần qua, lạm phát đã giảm từ 16,9% trong tháng tư  xuống 15,8% trong tháng năm và đồng rúp đã tăng lên khoảng 54 rub đổi 1USD sau khi tăng vọt 80 rub đổi 1USD vào tháng Mười Hai.

Tuy vậy đồng rúp đã giảm hơn một phần ba so với đô la Mỹ vào thời gian trước cuộc khủng hoảng ở Ukraine, dòng vốn chạy ra khỏi Nga là 151 tỷ USD trong năm 2014 và Ngân hàng Trung ương dự báo kinh tế giảm 3,2% trong năm nay.

Một số nhà phân tích cho rằng nền kinh tế sẽ suy giảm lớn hơn và Chính phủ sẽ khó khăn hơn để thực hiện cải cách. Cải cách có thể làm tổn thương nền kinh tế và sẽ tốt hơn nếu được tiến hành khi nền kinh tế khỏe hơn hiện nay.

“Trong kịch bản cơ sở của chúng tôi, chúng tôi tin rằng cải cách cơ cấu khó xảy ra,” Karen Vartapetov, phó giám đốc cơ quan xếp hạng S & P tại Nga cho biết, dự án cải cách đã bị hoãn lại kể từ khi Putin trở lại chức tổng thống vào năm 2012 sau bốn năm làm thủ tướng.

Ông cho biết thêm các mối quan hệ phức tạp trong liên bang đã không có động lực để thúc đẩy cải cách và đầu tư: “Không có tác nhân thúc đẩy cho sự tăng trưởng của khu vực.”

Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev cho rằng nước Nga hiện nay đang trong một “thực tế mới” về phát triển kinh tế khi nền kinh tế bùng nổ với tăng trưởng đều đặn 7% 1 năm dưới thời Putin từ năm 2000-2008 do giá dầu và nguyên liệu, hiện tại tăng trưởng sẽ ở mức dưới trung bình toàn cầu.

Còn theo ông Kudrin tăng trưởng 2-3% một năm có thể là ước mơ ngoài tầm với đối với Nga trong những năm tới.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề