Cuộc chiến tranh lạnh mới “chúng ta đang trở lại những ngày tệ hại”

Với những căng thẳng ngoại giao và hoạt động quân sự bí ẩn tăng lên, nước Nga của Putin và phương Tây đang ngày càng chứng tỏ sức mạnh cơ bắp của họ. Có phải chúng ta trên bờ vực của một cuộc đối đầu mới? Hoặc kỷ nguyên của sự nguy hiểm và hoang tưởng không bao giờ thực sự biến mất?

Xe tăng và quân đội xâm lược một quốc gia vệ tinh, trả đũa về hành động trục xuất gián điệp, nguy cơ cao xảy ra xung đột trong trò chơi quân sự liên quan đến máy bay ném bom hạt nhân và máy bay đánh chặn, cung cấp khí đốt gián đoạn  và những cáo buộc gay gắt về ngoại giao. Điều này ngày trở thành quen thuộc và những thông tấn truyền thông lớn trên thế giới từ Moscow đến Washington và Sydney đến Kiev tất cả có chung nhận định: Chiến tranh lạnh đang trở lại.

Vâng có lẽ căng thẳng leo thang giữa Nga của Tổng thống Vladimir Putin và các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu chắc chắn làm gợi nhớ đến  những ngày cũ không đáng nhớ trong những vấn đề quan trọng. Cuộc chiến tranh lạnh, sự bế tắc chính trị mang tính toàn cầu, ý thức hệ trong đất nước rộng bao la, quân sự và chính trị, tất cả được bắt đầu vào khoảng cuối những năm 1940 và tiếp tục cho đến khi Liên xô tan rã vào năm 1991. Sự kiện trong sự tiếc nuối của Putin là bi kịch lớn nhất của thế kỷ 20.

Nhưng trong thời đại này các chiến trường sẽ ít hơn, liệu có xảy ra cuộc chiến hay không chưa rõ ràng. Sự đột ngột và trắng trợn khi Nga sáp nhập Crimea, mà theo suy nghĩ của người Nga bán đảo này là của họ là điều đặc biệt đã kích hoạt “chiến tranh lạnh” trỗi dậy. Thực tế đó là một phần lãnh thổ có chủ quyền độc lập của Ukraina. Kể từ đó, những rắc rối đã lan rộng, với ly khai được Nga hậu thuẫn ở khu vực Donbas phía đông Ukraine chiến đấu cho độc lập, hoặc ít nhất là tự chủ và từ chính phủ tại Kiev do phương Tây hậu thuẫn cùng với việc Nga luôn ngầm đe dọa nguồn cung cấp năng lượng cho  phương Tây.

Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức vào cuối tuần trước ở Brisbane Australia, cho thấy sự lạnh nhạt của các lãnh đạo phương Tây đối với ông Putin. Phương tây chỉ trích chiến lược của Tổng thống Nga như mô hình của chủ nghĩa bành trướng, đối đầu và hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của chế độ Putin, bao gồm hành động đã ghi vào lịch sử: Can thiệp quân sự vào Georgia năm 2008. Để đáp ứng với những hành động của ông Putin,  Thủ tướng Canada Stephen Harper đã nói: “Vâng, tôi nghĩ là sẽ bắt tay ngài, nhưng tôi chỉ có một điều để nói: Ngài hãy ra khỏi Ukraina”, David Cameron và  Barack Obama cũng gửi những thông điệp cá nhân tương tự, tuy mức độ mềm dẻo hơn.

Tổng thống Putin rời hội nghị thượng đỉnh trong một cơn giận dỗi, tuy nhiên không có dấu hiệu xuống thang trong cuộc xung đột. Sau đó trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Đức, ông phàn nàn rằng chính các nước phương Tây chứ không phải ông đã đẩy thế giới hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Tổng thống Putin lặp lại luận điệu cũ là việc mở rộng các thành viên Nato ở Trung và Đông Âu từ năm 1991 là trò chơi “muốn thay đổi địa chính trị” và Nga buộc phải phòng thủ và giữ mình. Nga đã phản ứng lại bằng cách nối lại các chuyến bay ném bom chiến lược tầm xa để chống lại các hoạt động của Mỹ,  tương tự những hành động đang diễn ra xung quanh ngoại vi nước Nga.

“NATO và Hoa Kỳ có căn cứ quân sự rải rác khắp nơi trên thế giới, kể cả ở các khu vực gần biên giới của chúng tôi và số lượng của họ ngày càng tăng. Hơn nữa ngay thời gian gần đây họ đã quyết định triển khai lực lượng hoạt động đặc biệt, rất gần biên giới của chúng tôi [một tham chiếu đến từ các bài tập của NATO trong các nước Baltic]. Bạn đã đề cập nhiều đến các hành động của Nga như các chuyến bay, triển khai tàu chiến… . Tất cả những điều này đang diễn ra? Vâng thực sự nó đang diễn ra đúng như vậy.”

Putin cũng đã đề cập đến những vụ trả đũa lẫn nhau về việc trục xuất những nhà ngoại giao Ba Lan và các nhà ngoại giao Đức bị cáo buộc làm gián điệp. Rõ ràng đây là bước thụt lùi nhắc đến thời kỳ chiến tranh lạnh trong kỷ nguyên hoạt động gián điệp lén lút.

Cách gọi cuộc chiến tranh lạnh của Putin là không có gì mới. Có thể nhiều người Nga và những tướng lĩnh phương Tây cho rằng “Putin thực sự nhớ về cuộc chiến tranh lạnh”. Vào đầu tháng này, lãnh đạo Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev chửi rủa các lực lượng cánh hữu dân tộc xung quanh Putin và đã đưa ra một cảnh báo nước Nga về sự sụp đổ giống như Liên Xô.

Dấu hiệu của  cuộc đối đầu đang gia tăng giữa Nga và phương Tây không phải là chuyện khó tìm. Một báo cáo gần đây của Mạng lưới Lãnh đạo châu Âu cho biết số lần các cuộc chạm trán quân sự  đã nhảy vọt tương đương với thời kỳ chiến tranh lạnh, với 40 sự cố nguy hiểm hoặc nhạy cảm được ghi lại trong tám tháng qua.

Thụy Điển gần đây đưa ra một hoạt động hải quân quy mô lớn để săn lùng một tàu ngầm mini, giả định là của Nga  xâm phạm lãnh hải của họ. Cuộc săn lùng cuối cùng đã bị hủy bỏ sau khi bất lực trong việc tìm kiếm. Các nhà phân tích cho rằng không tìm thấy sẽ là điều tốt hơn vì nếu thấy Thụy Điển sẽ tiêu diệt dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn hơn.

Các chính phủ khác trong khu vực Baltic cũng có nỗi lo lắng tương tự. Vào tháng Tám, Phần Lan đã điều động chiến cơ F-18 Hornet lên ngăn chặn khi máy bay Nga vi phạm  bất hợp pháp ba lần trong một tuần vào không phận nước này. Một tàu nghiên cứu Phần Lan cũng bị quấy rối. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian, Sauli Niinistö, Tổng thống Phần Lan đã cảnh báo với thế giới bằng điệp khúc  ” một loại hình mới của chiến tranh lạnh đã ở ngoài cổng”

Nhưng sự tương đồng về cảnh báo có thể là cường điệu. Một quan chức cấp cao trong chính phủ Helsinki  cho rằng Nga với nền kinh tế trì trệ, yếu kém, bị áp đặt trừng phạt trong đó có đầu tư nước ngoài, bị ngăn chặn tiếp cận nguồn vốn, dòng chảy vốn đầu tư ào ạt di chuyển ra khỏi Nga và ngân sách gần như phụ thuộc hoàn toàn vào lượng tiền mặt khi xuất khẩu năng lượng tại  thời điểm giá dầu tụt dốc. “Hành động của Nga ở Ukraine là biểu hiện cho sự yếu đuối và sợ hãi. Đây không phải là chủ nghĩa bành trướng, đây là sự bất an và không an toàn đối với nước Nga và thể chế chính trị của Putin”. (Còn nữa)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề