Công viên vườn quốc gia Alexandria ở ở thành phố Bila Tserkva, Ukraina.

Картинки по запросу парк александрия фото

Công viên Alexandria là Công viên vườn quốc gia của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia Ukraina. Đây là một biểu tượng cho nghệ thuật cảnh quan, được thành lập vào cuối thế kỷ XVIII. Một trong những công viên lớn nhất ở Đông Âu.

Vườn quốc gia này được đặt tên để vinh danh người sáng lập – Nữ bá tước Alexandra Vasilyevna Engelhardt (Bà là cháu gái của Hoàng tử Grigory Potemkin). Chồng bà – Lãnh chúa Ba Lan- Xavier Braniski đã tặng bà công viên này.

Theo xu hướng thời mới, Alexandra quyết định tạo ra một công viên cảnh quan với gần đúng với danh lam thắng cảnh thật của thiên nhiên.
Công viên rộng hơn 200 hecta (có bài viết là hơn 400 hecta !) này bắt đầu được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVIII bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Myuffo, sau đó công việc được tiếp tục bởi các kiến trúc sư người Ý Dominik Botann… Các kiến trúc sư đã sử dụng phần thảo nguyên và rừng hiện có làm cấu trúc cơ bản cho công viên. Họ đã chuyển về công viên nhiều loài cây từ Nam Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản, gồm hơn 2.500 loài thực vật: sồi đỏ, cây hoa tulip, hoa mộc lan Kobus, đỗ quyên Nhật Bản…Họ đã tạo ra các đồi đất nhân tạo và đặt những tảng đá lớn, họ đã làm những hồ chứa nước, đầm, kênh. Đồng thời, ông Braniski thì trang điểm cho công viên với những tượng, bình hoa làm bằng đồng và đá cẩm thạch do các nghệ nhân Nga và nước ngoài làm ra.
Đến giữa thế kỷ XIX, công viên “Alexandria” đã trở thành một trong những công viên cảnh quan đẹp nhất ở Ukraina, với các yếu tố của chủ nghĩa lãng mạn và kiến trúc cảnh quan trong phong cách hậu cổ điển.
Công viên Alexandria đã được rất nhiều người nổi tiếng đến viếng thăm như Pushkin, Taras Shevchenko, các nhà thơ, họa sỹ…Gia đình hoàng gia cũng thường đến chơi và nghỉ lại công viên và trong VƯỜN HOÀNG GIA của công viên có những cây do chính Hoàng đế Alexander I và Nicholas I đã trồng.
Sau khi nữ bá tước Alexandra Vasilievna chết, việc xây dựng công viên đã bị dừng lại, công việc chủ yếu là liên quan đến chăm sóc cây và bảo dưỡng. Toàn bộ công viên thuộc sở hữu của ba thế hệ nhà Braniski.

Похожее изображение

Công viên Alexandria bị hư hỏng nặng trong cuộc nội chiến (1918 – 1921) và trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của (1941-1945). Rất nhiều công trình kiến trúc, nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch và đồng bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn, hoặc bị mang đi. Nhưng thật may mắn là vào năm 1922, “Alexandria” được tuyên bố là khu bảo tồn thiên nhiên.

Việc cải tạo nâng cấp công viên “Alexandria”được bắt đầu vào năm 1950 và được hoàn thành chỉ trong những năm 90.

Картинки по запросу парк александрия фото

Khi ở trong công viên, thật khó để quyết định đi đâu với các con đường dài hơn 20 km. Để tham quan tất cả công viên, nghiên cứu các phong cảnh, một ngày sẽ là không đủ.

Đại lộ chính dẫn sâu vào công viên, kết thúc ở nơi từng là CUNG ĐIỆN “Dedinets”. Từ đó có các con đường tỏa ra các hướng. Một trong số đó đi qua một rừng sồi cũ, ở đó có nhiều cây sồi già đa số đều hơn 200 tuổi. Tuy nhiên, tuổi thọ của gỗ sồi lên đến 1500-2000 năm. Phía nam của rừng sồi là Bảo tàng lịch sử-Thiên nhiên và khu hành chính của công viên được xây dựng trên nền nhà cũ của “NHÀ THƯƠNG MẠI “, trong đó trưng bày các tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch. Ở đây bạn có thể mua cây giống.

Картинки по запросу парк александрия фото

Một lối đi khác là dẫn đến tác phẩm điêu khắc bằng đồng về người phụ nữ Trung quốc ngồi dưới chiếc ô và một nhà hiền triết tay cầm chiếc quạt. Đi qua giữa hai tượng là bước tới một cây cầu rất lạ – CẦU TRUNG QUỐC. Cầu được đặt tên là Cầu Trung Quốc bởi vì trên cầu đặt một quán nghỉ với mái che rất giống như một ngôi chùa Trung Quốc. Cầu Trung Quốc đóng vai trò như một đập thủy lợi để duy trì mực nước. Cây cầu đá cong này dài 15 mét.

Картинки по запросу парк александрия фото

Trong công viên có 25 hồ chứa nước và các kênh, đầm, tất cả đều nối với nhau bởi một hệ thống liên kết móc xích với nguồn nước mạch ngầm tinh khiết tại đây. Do thiết kế xây dựng và do đặc điểm tự nhiên của khu vực mà đã tạo ra một thác nước lãng mạn nhỏ là thác “Rùa” – tên được đặt vì có những tảng đá khổng lồ nằm ở đây, giống như vỏ rùa và có đầu nghiêng thò ra. Sông Ros nổi tiếng của Ukraina cũng chảy qua đây. Các hồ có tên là HỒ THIÊN NGA – nơi thiên nga và vịt bơi lội. Có HỒ GƯƠNG SOI, HỒ LẠNH, HỒ BƠI. Bên cạnh HỒ BƠI có ĐẦM RUIN – mô phỏng các tòa nhà cũ đã bị phá hủy bởi thời gian và thác nước chảy ra từ đống đổ nát ở phía dưới. Từ nơi này bạn sẽ nhìn thấy những phong cảnh tuyệt vời của sông Ros.

Nơi tuyệt vời trong công viên Alexandria là HÀNG CỘT TIẾNG VANG “Колоннада Эхо”. Nếu một tiếng thì thầm, thốt ra ở cột đầu của cấu trúc, hoàn toàn nghe thấy ở cột cuối và vang ngược lại. Và nếu bạn nói to, nó lan ngân vang ra. Colonnade “Echo” như một vương miện tô điểm phần trung tâm của công viên. Trước đây, khi có khách đến thăm, Branicki đã cho dàn nhạc chơi ở hàng cột này, và bây giờ, vào mùa hè, thường có những buổi hòa nhạc nhạc cổ điển.


Ở giữa công viên có một vùng bình nguyên rộng tới 9 hecta, được phủ cỏ xanh tươi tốt, đôi chỗ có một số cây khổng lồ và các nhóm cây nhỏ hơn vươn cao lên, tạo nên một sự phối hợp đẹp độc đáo. Ở bình nguyên này có thể nhìn thấy “cây gia đình” Braniski là một cụm cây thông được gọi là “Hai con trai” và “Ba con gái”. Một điểm thu hút nữa ở bình nguyên này là – “Bảy anh em trai”- đây là nhóm cây mà người làm vườn đã trồng nghiêng xuống đất như để luôn tưởng nhớ những người thân đã thiệt mạng trong chiến tranh ở Cờ-rưm.

Картинки по запросу парк александрия фото

Đi tản bộ trong công viên, du khách thường thậm chí nghĩ rằng họ đang đi tour du lịch quanh thế giới. Nhiều cây trồng ở đây đến từ các châu lục và hải đảo xa xôi. Nhưng, tất nhiên, họ vẫn ấn tượng nhất với vẻ đẹp của các cây bản địa: cây sồi, phong, thông, tro, bạch dương, với những con đường với tên cây tương ứng. Trong số những cây ngoại lai có “cây tulip” đến từ Bắc Mỹ, gọi tên như vậy vì cây có hoa giống hoa tulip, hoa xanh-trắng lớn với những đốm màu da cam.

Картинки по запросу парк александрия фото
Cung điện mùa hè Banitskih bị phá hủy trong thời kỳ Xô viết, nhưng “Ballroom Pavilion” đã được khôi phục về dạng ban đầu của nó.
Trong vườn “Myp” (1816) rộng 4 ha, được bao quanh bởi một bức tường đá cao 3 m, trồng hơn 300 loại trái cây và quả mọng từ khắp nơi trên thế giới (có tổ chức các tour du lịch với được ăn nếm).
Về phía nam, có núi Palieva, trên đó còn thấy phần còn lại của pháo đài được xây dựng bởi người Cossacks. Từ đây có thể nhìn ra cảnh quan huyền diệu xung quanh.

Khu vực phía Tây “Alexandria” vẫn chưa phát triển, cần được tái thiết. Vùng này, trước đây là khu đi săn của Braniski. Ở đây có chim trĩ và vườn thú, cho đến ngày nay vẫn chưa được bảo tồn.

Trong công viên có rất nhiều cây sồi khổng lồ đứng gác, bảo vệ lối vào khu rừng. Tuổi của cây sồi lâu đời nhất là khoảng hơn 300 tuổi, gần đó có cây dương (тополь) có đường kính hơn 2 mét. Có một truyền thuyết là, khi vào rừng, hãy dang tay ôm cây nào to, cao nhất để được truyền năng lượng và sức mạnh. Ở park Alexandria bạn nhớ làm điều này nhé.

Trần Thanh sưu tầm và giới thiệu


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề