Nga: Bán vũ khí không thể lấp chỗ trống do giá năng lượng sụt giảm

Phần 1: Quân sự Nga

Phần kết NGA: BÁN VŨ KHÍ KHÔNG THỂ LẤP CHỖ TRỐNG DO GIÁ NĂNG LƯỢNG SỤT GIẢM

Khi giá dầu trên thế giới liên tục lao dốc, nền kinh tế Nga trì trệ lâm vào tình trạng nguy hiểm bằng sự mất giá của đồng Rub, các tập đoàn  đói vốn, thị trường khan hiếm ngoại tệ, lạm phát bắt đầu cao Putin đã cáo buộc tất cả những bất ổn đều do Mỹ và phương Tây.

Năm 2013 xuất khẩu vũ khí của Nga ấn tượng đạt con số $29,7 tỷ hơn Mỹ $3,2 tỷ. Tuy nhiên đây là tổng số tiền xuất khẩu danh nghĩa, thực tế Nga có thu đủ số tiền này hay không là dấu hỏi. Với cách thanh toán trả trước một phần tiền mặt kèm với cách thanh toán bằng hàng hóa ngang sức mua như thanh toán bằng hàng may mặc, dầu mỏ… thì lượng tiền thực tế không phải như vậy. Nga hiện nay đang rất cần ngoại tệ để phát triển những dự án tham vọng của mình, ngân sách dành cho nghiên cứu, ngân sách nuôi sống những tập đoàn không hiệu quả như Mig, Kalasnhikov…

Nga là một nhân tố quan trọng trên thị trường cung cấp vũ khí, nhưng nước này cũng dựa vào châu Âu trong một số giao dịch lớn.

David Prater, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), cho biết, châu Âu đã cung cấp những vũ khí nguy hiểm đầu tiên cho Nga.

Theo dữ liệu của SIPRI , năm 2001, Nga mua hai động cơ của Đức cho tàu tên lửa; năm 2011, Moscow mua 60 xe quân sự trị giá 24 triệu USD của Italia và đặt hợp đồng mua tàu chiến lớp Mistral với chính phủ Pháp; năm 2012, nước này mua 4 máy bay vận tải hạng nhẹ của Czech và mỗi chiếc trị giá 3,2 triệu USD. Ngoài ra, Nga mua ít nhất 8 máy bay của Israel trị giá khoảng 50 triệu USD vào năm 2009.

Với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga (mà có thể khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga lâm vào cảnh khốn đốn bởi sự thiếu hụt các trang thiết bị nhập khẩu từ Ukraine), nhiều chuyên gia cho rằng, cái giá phải trả của Nga có thể thấp hơn so với “sự hy sinh” của Ukraina.

Theo các nguồn tin quân sự Nga, đó là bởi vì từ đầu năm ngoái, điện Kremlin đã chuyển tiền ồ ạt cho các công ty sản xuất quốc phòng Ukraine để họ nhanh chóng gửi hàng sang cho phía Nga. Các nguồn tin này cho hay, Moscow hầu như tập trung vào một số công ty Ukraina chuyên sản xuất các loại động cơ cho máy bay, tàu hải quân và tàu ngầm; các linh phụ kiện điện tử và hệ thống kiểm soát dành cho đạn tự dẫn.

Theo nhà phân tích Mỹ Gary Busch: “Nga đang hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung từ Ukraine. Nước này chiếm tới 87% số lượng các loại hàng hóa quốc phòng mà Nga nhập về. Việc sáp nhập bán đảo Crimea là nguyên nhân khiến hoạt động cung cấp giữa đôi bên bị ngưng trệ lại. Nguồn cung cấp các trang thiết bị quân sự từ Nga có tầm quan trọng đối với không chỉ riêng quân đội mà còn cả hoạt động xuất khẩu vũ khí quân sự của nước này. Có lẽ ví dụ tốt nhất cho việc này là công ty Motor Sich, nhà sản xuất duy nhất các động cơ của dòng máy bay trực thăng Mi-8 và Mi-24”.

Ngày 14/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo tại một cuộc họp rằng, Nga sẽ tìm cách khắc phục “sự thiếu hụt” các trang thiết bị quân sự do phía Ukraine trì hoãn giao hàng.

“Chúng ta có những thách thức mới cần giải quyết bây giờ, đó là tìm ra các phương án để thay thế các hàng nhập khẩu. Tôi đã yêu cầu chính phủ từ 2 hay 3 tuần trước làm một bản phân tích tổng thể (để mọi người có mặt hôm nay có thể xem xet) về mọi thứ liên quan tới lĩnh vực này, bao gồm tính toán nguồn vốn bổ sung cần thiết, thời gian để giải quyết các vấn đề mới phát sinh này. Đây là hướng đi đúng đắn để từng bước chúng ta sản xuất các mặt hàng quân sự tại ngay trên mảnh đất quê hương mình”.

Tuy nhiên, “khoản vốn bổ sung” mà ông Putin vẫn chưa được tính toán hay cân đối trong ngân sách. Cũng trong cuộc họp hồi cuối tuần trước đó, Tổng thống Putin đã đề cập rằng: “20 nghìn tỷ Rúp (hơn 576 tỷ USD) đã được phân bổ để hiện đại hóa lực lượng vũ trang. 3 nghìn tỷ Rúp (tương đương 83 tỷ USD) cũng đang được dùng để hiện đại hóa các công ty quốc phòng”.

Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã trở thành mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây, được công bố hồi đầu tháng này. Theo đó, Liên minh châu Âu đã cấm 3 công ty quốc phòng chính của Nga là Oboronprom, Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất và Uralvagonzavod tìm kiếm nguồn tài chính tại thị trường vốn châu Âu.

Những lệnh trừng phạt mới của EU còn bao gồm một lệnh cấm bán các trang thiết bị sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự cho 9 công ty quốc phòng của Nga, trong đó có cả tập đoàn Kalashnikov Concern và Almaz-Antey.

Ông Vladimir Komoyedov cho biết, chính phủ Nga đệ trình dự thảo ngân sách liên bang trong 3 năm lên Duma Quốc gia Nga.

Dự thảo tiết lộ, năm 2015 chi tiêu quốc phòng Nga sẽ khoảng 82 tỷ USD, tăng hơn 20,2 tỷ USD so với năm 2014. Ngân sách quốc phòng Nga năm 2016 dự kiến khoảng 77,66 tỷ USD còn năm 2017 sẽ là 80,77 tỷ USD.

Trước đó Bộ trưởng Tài chính Nga cảnh báo ngân sách nước này không đủ chi trả cho chương trình tái vũ trang quân đội nhiều tỷ USD, và thúc đẩy chiến dịch cắt giảm chi tiêu để ứng phó với các lệnh trừng phạt kinh tế. Chương trình quốc phòng mới cần phù hợp với những thay đổi trong tình hình kinh tế hiện tại. Trước đó, phó thủ tướng phụ trách kinh tế loại trừ khả năng cắt giảm chi tiêu quân sự. Ông Siluanov được bổ nhiệm vị trí Bộ trưởng Tài chính năm 2011, sau khi người tiền nhiệm Alexei Kudrin từ chức để phản đối đề xuất chi tiêu quân sự.

Bình luận của Bộ trưởng Siluanov làm nổi bật sự khác biệt giữa các bộ phận trong chính quyền Nga về chi tiêu quốc phòng, một chủ đề nóng trong những tháng gần đây. Vấn đề này cuối cùng sẽ được đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin giải quyết.

(Còn nữa)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 6 phản hồi cho bài viết “Nga: Bán vũ khí không thể lấp chỗ trống do giá năng lượng sụt giảm”:

  1. Dao Nhat Quang viết:

    Trong vòng 1 tháng tới sẽ rõ Nga còn có thể tồn tại đến khoảng bao giờ!

  2. Nó sẽ vẫn tồn tại cho đến lúc nào thế giới biến mất .vì không có bất cứ thế lực nào có thể xoá bỏ 1 nước bất kỳ .

  3. mà họ càng cố lấp lỗ thì VN càng khốn đốn :3

  4. Thai Nguyen Che viết:

    CUBA bị câm vận bao nhiêu năm ? bắc Triêu tiên bao năm rồi mà vẫn sống nhăn răng ra đấy thôi !Dao Nhat Quang trong vòng 1 tháng tới thì Nga sẽ ra sao? cho một lời phán thực tâm xem nào ???

  5. Trungdung Pham viết:

    Quan trọng là chất lượng cuộc sống ra sao ? Như trước kia chúng ta đã từng sống với 300 gr thịt và 13 kg gạo / 1tháng, ko có bất cứ phương tiện gì ( ngoài xe đạp), nhà 10 m2( 3 thế hệ sống chung).. thì sao gọi là CUỘC SỐNG được ??? CUBA vẫn phải sống bằng tem phiếu, Bắc TT nạn đói cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn con người. Nước Nga vẫn còn và sẽ tồn tại mãi mãi, nhưng cuộc sống sẽ khó khăn hơn nhiều ( ko còn thời kỳ hoàng kim như những năm 2002 -2010 nữa). Vậy ai đã đẩy nước Nga đến điều đó, phải chăng là người Ukr, hay tại người Mỹ và châu Âu??? Trước hết phải tự trách mình đã nước Nga ơi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề