Côn đồ bóng đá Nga coi mình là người lính của Kremlin

* Côn đồ  Nga coi vụ ẩu đả là chiến thắng vang dội

* Nghị sĩ Nga ca ngợi kỹ năng chiến đấu của họ

* Một số fan nhìn thấy bạo lực là đáp trả sự can thiệp của phương Tây

* Các nhà chức trách kêu gọi fan ứng xử văn minh bên trong sân vận động

Những kẻ côn đồ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã xem mình là những người lính chiến đấu trên trận địa địa chính trị thu nhỏ  của Kremlin trong cuộc ẩu đả với những CĐV (cổ động viên) Anh tại giải đấu Euro 2016.

“CĐV bóng đá của chúng tôi ở Marseille là một bản sao của chính sách đối ngoại Nga,” Giáo sư Sergei Medvedev đến từ Học viện kinh tế Moscow đã viết trên phương tiện truyền thông xã hội sau cuộc đụng độ hôm thứ Bảy tại thành phố của Marseille.

Ông phấn khích mô tả hành động của côn đồ Nga: “Chúng tôi sẽ không giành được chức vô địch nhưng ít nhất chúng ta đã thể hiện sự dũng cảm, đánh bại một số người có tiếng và có thể cả thế giới phải nói về chúng tôi”.

Hiện CĐV Nga không thuộc dạng cấm đi lại như CĐV Anh vì đã từng vi phạm bạo lực. Hooligan Nga có thể tự do đi du lịch nếu họ có tiền và có thị thực Schengen là sẽ tới được nhiều nước châu Âu. Những người này đại diện cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan và trở nên hung hãn hơn kể từ khi Moscow sáp nhập Crimea của Ukraina vào năm 2014 cộng với cơ quan truyền thông Nga luôn tuyên truyền phương Tây là kẻ thù số một của Nga.

Hành vi của côn đồ Nga ở Marseille đã được các chính trị gia khen ngợi, họ xem thể thao như một phần mở rộng trong những chiến lược của Kremlin trong trận chiến giành ảnh hưởng của Nga trên bàn cờ chính trị thế giới.

Tổ chức hooligan

Các holigan Nga thường coi mình là những người theo chủ nghĩa dân tộc, họ có truyền thống và tổ chức có nguồn gốc chủ yếu các CĐV của câu lạc bộ ở Moscow và St Petersburg. Họ giống như tổ chức hooligan Anh thời kỳ bùng phát mạnh nhấn thập niên 1970.

Sau cuộc đụng độ hôm thứ Bảy, một số đã đăng tải hình ảnh của mình trên phương tiện truyền thông xã hội, trong hình là lá cờ Anh lộn ngược có vấy máu – họ coi đó như một niềm tự hào.

Nhiều người  mang hình xăm khẩu hiệu yêu nước và Chính thống giáo. Một số có liên kết với nhóm phân biệt chủng tộc cực hữu, trong trận đấu CĐV Nga giương cờ phát xít và chế giễu các cầu thủ da màu bằng cách ném vỏ chuối vào sân và giả tiếng của con khỉ.

Mặc dù các nhà chức trách Nga đã cấm những kẻ quá khích nhất vào sân vận động để xem giải trong nước nhưng các chính trị gia rất hiếm khi chỉ trích các hành động của họ.

Các trang web fan hâm mộ bóng đá Nga hôm nay tràn ngập lời khen ngợi về những gì họ miêu tả là một chiến thắng nổi tiếng trước những hooligan Anh tại Pháp.

“Đây là chiến thắng vang dội của chúng tôi ở Marseille,” CĐV của câu lạc bộ Fratria Spartak Moscow mô tả cuộc đụng độ khi liên kết đến video của bạo lực.

“Những kẻ ngu ngốc (Anglo-) Saxons đã nhìn thấy ‘sự dữ dằn’ của người Nga khi mặt đối mặt, họ mất hết can đảm và phải bỏ chạy”. Một fan hâm mộ với biệt danh Red Bear (RedMedved) viết.

Một số người đánh giá sự bạo lực như là một phần của bế tắc địa chính trị giữa Nga với phương Tây.

“Hãy tin tôi đi! Đây đơn thuần là câu trả lời của chúng tôi hồi âm cho trừng phạt và can thiệp của phương Tây vào công việc nội bộ của hcusng tôi ở Ukraina”, Valentin Polyakov, từ thành phố Rostov-on-Don nói về bạo lực tại Marseille nói trên tờ Komsomolskaya Pravda.

Quan điểm của ông phản ánh sự bế tắc của Nga đã được phương tiện truyền thông Nga kích động liên quan đến lệnh trừng phạt của phương Tây về vai trò của Nga ở Ukraina.

CĐV Nga đã tức giận vì CĐV Anh khiêu khích hát bài hát thô lỗ về tay vợt người Nga Maria Sharapova bị cấm thi đấu sau khi có phản ứng dương tính với chất cấm và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Một số cơ quan truyền thông đưa tin không thể tin nổi chỉ có 250 CĐV Nga đã đè bẹp hơn 1.000 CĐV Anh.

Hooligan Nga có lịch sử bạo lực. Cách đây tròn 10 năm, tại World Cup 2002 diễn ra ở Hàn Quốc và Nhật Bản, khi đội nhà để thua Nhật Bản 0-1 tại vòng bảng, các hooligan Nga đã quậy phá tưng bừng tại khu vực bên ngoài gần điện Kremlin. Họ đốt cháy hàng loạt xe ô tô, đập nát kính các cửa hàng trên phố và tấn công một nhóm nhạc công trẻ người Nhật Bản dẫn đến một cái chết thương tâm. Tại Euro 2012 hooligan Nga cũng ẩu đả với CĐV chủ nhà Balan và cảnh sát nước sở tại.

Đức Dũng (theo Reuters)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề