Chuyên gia: Ukraina – “nước thứ ba” trên thế giới về xuất khẩu ngũ cốc

Như chuyên gia lưu ý, Ukraina có thời tiết khí hậu rất tốt và đất đai màu mỡ tuyệt vời. Cũng vì những điều đó mà Ukraina có thặng dư các sản phẩm nông nghiệp, trong đó, hiển nhiên, có thể bán trên thị trường thế giới.

Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị PAO “Công ty Cổ phần Thực phẩm và ngũ cốc của Ukraina” (GPZKU) Boris Prikhodko đã gọi Ukraina là “nước thứ ba” trên thế giới về xuất khẩu ngũ cốc.

Cho câu hỏi liệu ngày hôm nay có thể xem ngành công nghiệp thực phẩm trong nước là một động lực của nền kinh tế, ông cho biết: “Đây đúng là một ngành kinh tế quan trọng ở Ukraina. Thật vậy, ở Ukraina, thời tiết khí hậu tốt và đất đai màu mỡ tuyệt vời. Và những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đó mà Ukraina có thặng dư các sản phẩm nông nghiệp, và  tất nhiên có thể bán trên thị trường thế giới. trên thực tế, chúng ta là ” Quốc gia số ba ” trên thế giới trong việc xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraina”.

Ngoài ra, đáp lại câu hỏi, chúng ta là quốc gia đứng thứ 3 về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc trên thế giới, thế thì đứng sau ai? chuyên gia trả lời cho biết: ” Từng năm có thay đổi khác nhau.  Nhưng trong thực tế, vị trí dẫn đầu vẫn là Hoa Kỳ, sau đó là châu Âu..”

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Aivaras Abromavicius trong microblog của mình trên Twitter cho biết khoảng 250.000 tấn ngũ cốc đã bị mất tích trong kho hàng tồn của nguồn dự trữ nhà nước của Ukraina, trên giấy tờ sổ sách là có đủ, nhưng khi thanh tra thì thấy không còn và không khớp với sổ sách.

Theo rian


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 4 phản hồi cho bài viết “Chuyên gia: Ukraina – “nước thứ ba” trên thế giới về xuất khẩu ngũ cốc”:

  1. Kiem Xuan Hoang viết:

    Nếu tôi đánh giá khách quan thì chỉ 5 năm nữa thì sản lượng ngũ cốc của Ukraina sẽ gần gấp đôi bây giờ – 55 triệu tấn nhân đôi vào cỡ 90-100-105 triệu tấn là hiện thực. Rồi xem!, Và lượng ngũ cốc xuất khẩu sẽ đạt tầm 70-75 triệu tấn/năm, nghĩa là sẽ lên chiếm vị trí nhất nhì về xuất khẩu ngũ cốc. Hiện nay Mỹ với lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 4% lao động cả nước nhưng xuất khẩu nông nghiệp về ngũ cốc là 81 triệu tấn/năm – đứng đầu thế giới. Đưa số liệu để Che Thai Nguyen biết. Một con gà xuất chuồng của Mỹ (sau 2 tháng sinh nở, gọi là Boiler) có giá xuất chuồng chỉ có 45 cent Mỹ, chưa đến nửa đô la. Gần đây nhập sang Vn bán giá chưa đầy 2o ngàn mà các quan chức Vn nói làm gì có giá rẻ như vậy! Quan chức mà nghi ngờ về giá cả này chứng tỏ chẳng biết gì về nông nghiệp Mỹ! Có hẳn băng video (của người việt) đưa hình ảnh một gia đình 2 vợ chồng nuôi 36 trại gà với 8oo ngàn con. Phòng viên hỏi tất cả tự động hết thì công việc của ông bà tóm lại là gì? Họ trả lời: ngồi trực điện thoại, tương tác với nhà cung cấp thức ăn và nhà mua gà, tìm xem có con nào chết thì thu chôn!

  2. Vinh Nguyen viết:

    Như vậy cũng là những dấu hiệu tiến bộ cho thấy trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh, cải tổ và chống tham nhũng, tức là thù trong giặc ngoài mà Ukraina vẫn đạt được những tiến bộ nhất định như vậy. Về cách nhìn chung trong phát triển đất nước thì nếu lấy nền nông nghiệp làm trọng tâm nâng nền kinh tế đất nước có lẽ không đúng, mặc dù có câu thành ngữ “thực túc binh cường” là chỉ đúng trong một góc độ nào đó. Đồng ý với nhận định sơ bộ của bác Kiem Xuan Hoang, và tất nhiên UKraina rất có tiềm năng về khoa học kỹ thuật dân dụng cũng như quốc phòng, về công nghiệp nặng chế tạo máy móc như máy bay, đóng tàu, luyện kim và tất cả trang thiết bị của ngành công nghiệp sản xuất vũ khí các loại từ chế tạo viên đạn đến tên lửa vượt đại châu và các thiết bị linh kiện điện tử điều khiển vũ trụ…, cái chủ yếu nhất là Ukraina có các nền tảng khoa học kỹ thuật và yếu tố con người rất phong phú và hơn hẵn một số quốc gia láng giềng, cho nên muốn hay không muốn Ukraina sẽ đi lên và xứng đáng được đứng vào vị trí để mọi người kính nể và tôn trọng.

  3. Vinh Nguyen viết:

    Lâu rồi mình cũng muốn có một diễn đàn bàn về sự thiếu thừa nhân lực lao động nói chung. Đơn giản là trong thời buổi hiện nay nền khoa học kỹ thuật và thông tin rất phát triển, thậm chí theo từng ngày từng giờ trên toàn thế giới, và đó cũng là một biển hiệu có hai mặt của vấn đề phát triển xã hội. Mặt thứ nhất cho thấy hàng ngày sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà con người luôn luôn cảm nhận và thích ứng để rồi tạo ra hướng đi và phát triển của mình, như là tất cả thi nhau vào đại học, học cao, học các môn có tính chất lý thuyết, lập trình và cuối cùng thì tốc độ phát minh, thông tin cập nhật nhanh đến mức độ nếu anh bị ốm một tuần hay một tháng là đã bị lạc hậu với thời cuộc, mà quan trọng nhất là tầng lớp “lý thuyết” này lại là có mức thu nhập rất cao nếu không nói là khủng. Phần ngược lại thì vô tình xã hội thiếu hụt đi rất nhiều những con người trực tiếp làm ra sản phẩm cho xã hội chúng ta như những chuyên gia lành nghề và rất có ứng dụng thức tế cho cuộc sống hàng ngày như anh thợ hàn, anh thợ xây dựng, nhà nông, anh vệ sinh công cộng, bởi vì những tầng lớp này lương lậu thấp và ngành nghề khó nhọc lại không gây tiếng vang và không được nể phục. Vấn đề này không riêng gì ở các quốc gia chậm phát triển mà ngay cả trong lòng những nước tiên tiến như Mỹ và châu Âu cũng vậy. Cho nên theo mình suy đoán thì trên thế giới sẽ đến một lúc bão hòa các loại chuyên gia từ đại học trở lên nếu không nói là quá dư thừa, vì thực ra không cần thiết. Mà cần thiết nhất là những con người làm ra của cải và sản phẩm cho xã hội càng nhiều càng tốt, còn những người như đã nói ở phần một thực ra là thuộc phái ” phân chia sản phẩm của xã hội”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề