Chuyên gia Nga: Nga nên thích nghi trong quan hệ với Việt Nam

Một chuyên gia Nga có bài viết phân tích rằng trong tình hình quan hệ đối ngoại đầy phức tạp hiện nay, Nga cần thích ứng để thay đổi và nên xem xét có thể cung ứng cho Việt Nam những gì mà các nước khác không có được.

Theo bài viết của chuyên gia Anton Tsvetkov, giám đốc Quan hệ thông tin và chính phủ thuộc Hội đồng quan hệ quốc tế của Nga (RIAC) viết trên Lenta.ru, được trang Russia Beyond the Headlines dẫn lại ngày 10.4, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa có chuyến thăm Việt Nam mới đây. Dư luận Nga đang quen với việc cảm nhận Việt Nam như một người bạn và là đối tác truyền thống, và dễ bỏ qua những bất đồng tiềm năng phát sinh giữa hai nước. Trong khi đó, chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam là phức tạp, và Moscow sẽ phải thích ứng với điều này.

Mặc dù đặt cược vào mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và Mỹ, nhưng các lãnh đạo Việt Nam vẫn không muốn trở thành nạn nhân của một cuộc đối đầu lưỡng cực. Và đây là lý do tại sao Việt Nam vẫn cần Nga. Quan hệ giữa Moscow và Hà Nội ngày nay có ba phương hướng rất hứa hẹn.

Đầu tiên là cơ sở buôn bán vũ khí trên cơ sở viện trợ quân sự từ thời Liên Xô cho Việt Nam, vẫn được coi là một ưu tiên. Hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel – điện lớp Kilo cho Việt Nam có thể được coi là thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Tàu ngầm được coi là mặt hàng nóng và đầy sức thu hút trong khu vực Đông Nam Á, khi nhiều nước xem chúng như là một phương cách hiệu quả để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc trên biển.

Thứ hai, ngành năng lượng. Khi nói đến khu vực này, Vietsovpetro là một câu chuyện thành công. Đây là liên doanh thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi ở miền Nam Việt Nam, đã hoạt động thành công từ những năm 1980. Tuy nhiên, có một số dự án Việt – Nga khác gần đây, bao gồm cả những dự án ở Nga (mà có thể là một bất ngờ với nhiều người Nga), cụ thể là khai thác dầu khí ở khu tự trị Nenets và trong khu vực Orenburg. Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 tại Việt Nam do Atomstroyexport xây dựng được coi là viên ngọc của sự hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng.

Thứ ba là hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam và khu vực Liên minh kinh tế Á – Âu (EEU), dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2015. Đây là một trong những dự án đa phương lớn nhất cho cả hai nước, với thuế suất nhập khẩu là 0% cho hầu hết hàng hóa và do vậy góp phần vào sự tăng trưởng thương mại song phương.

Nhưng cũng có những khó khăn trong việc hợp tác giữa 2 nước. Kim ngạch thương mại giữa 2 nước đạt khoảng 4 tỉ USD, chỉ chiếm 1% trong tổng kim ngạch mậu dịch của Việt Nam và khoảng 0,5% của Nga. Để so sánh, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt 36 tỉ USD, với Trung Quốc là 58 tỉ USD. FTA giữa Việt Nam và EEU chắc chắn sẽ tạo ra sự tăng trưởng, nhưng hiệu quả vẫn còn nghi ngờ.

Trong việc hợp tác truyền thống giữa Moscow và Hà Nội, Nga phải đối mặt với sự cạnh tranh ngay cả trong các gần đây là Mỹ là đối thủ cạnh tranh của Nga trong các ngành công nghiệp điện hạt nhân. Trong sản xuất dầu khí, Ấn Độ đang phát triển mạnh. Và điều gì sẽ xảy ra với việc xuất khẩu thiết bị quân sự của Nga nếu và một khi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận về cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam? Năm ngoái súng trường Kalashnikov của Nga đã thua thầu so với Israel khi loại súng trường tấn công Galil của Israel đã có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.

Đã đến lúc cần xem xét việc Nga có thể cung cấp cho Việt Nam những thứ gì mà các nước khác không thể cung cấp. Đó là những hàng hóa có thể giúp tăng kim ngạch thương mại ? Các tổ hợp quân sự – công nghiệp Nga sẽ duy trì sự cân bằng về giá và chất lượng ở mức rất hấp dẫn cho Hà Nội ? Liệu Nga có đủ nguồn lực vào lúc này để tham gia vào các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam? Moscow có thể được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế của đối tác châu Á này ?

Tàu ngầm Hà Nội tại quân cảng Cam Ranh. Tàu ngầm diesel - điện lớp Kilo của Nga được coi là mặt hàng nóng và đầy sức thu hút trong khu vực Đông Nam Á - Ảnh: Mai Thanh Hải

Tàu ngầm Hà Nội tại quân cảng Cam Ranh. Tàu ngầm diesel – điện lớp Kilo của Nga được coi là mặt hàng nóng và đầy sức thu hút trong khu vực Đông Nam Á – Ảnh: Mai Thanh Hải

Nga có tầm quan trọng với Việt Nam như một sức mạnh lớn bên ngoài mà lãnh đạo thích một quan hệ đối tác mạnh mẽ. Tuy nhiên, sức mạnh của các mối quan hệ như vậy đã gần như chưa được thử thách trong lịch sử gần đây. Trong tháng 3.2015, các phương tiện truyền thông cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Hà Nội không tiếp tục việc cho Nga sử dụng căn cứ không quân Cam Ranh để tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay ném bom tầm xa của Nga. Liệu Việt Nam sẵn sàng gánh các chi phí chính trị cho sự hợp tác chặt chẽ với Nga trong bối cảnh quan hệ ngày càng xấu đi với phương Tây sau này?

Ông Tsvetkov còn nhấn mạnh rằng, các va chạm tương tự có thể xảy ra trong quan hệ tam giá Nga – Trung Quốc – Việt Nam. Cả hai nước đều là đối tác chiến lược của Nga, nhưng nước Nga sẽ làm gì nếu có một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam ? Và nếu Nga phải lựa chọn, thì hãy trung thực: Chúng ta biết sự lựa chọn của Moscow sẽ là những gì.

Cuối cùng chuyên gia Anton Tsvetkov kết luận: Lịch sử phong phú của các mối quan hệ và sự phát triển của các cuộc đối thoại chính trị và quân sự là một phần của một nền tảng vững chắc trong quan hệ song phương. Nhưng nếu chúng ta không thể xây dựng một ngôi nhà vững chắc trên nền tảng này, chúng ta sẽ không có nơi nào để sống.

Thanh Niên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề