Chiến lược của Nga ngày càng hung hăng và phản ứng của Nato

Các chuyến bay quân sự của Nga vào châu Âu đã tăng lên trong năm nay

Các mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Nga và phương Tây được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng Ukraina. Những mâu thuẫn đó như những gợn sóng căng thẳng quân sự lan ra khắp châu Âu.

Nato đã đáp lại sự xâm lược của Nga vào Ukraine bằng cách đẩy mạnh quan hệ với Kiev, thúc đẩy tuần tra và tập trận liên tục với các thành viên Nato Đông Âu.

Nga đã lần lượt ra những quyết định theo đuổi chiến lược mới về hoạt động tuần tra với mật độ nhiều hơn, chiến lược hung hăng hơn theo chính sách quân sự của riêng mình mà không theo một trình tự hay luật pháp quốc tế. Sự trở lại của các hoạt động trong thời chiến tranh lạnh bằng những chuyến bay tuần tra nhằm kiểm tra hệ thống phòng thủ của Nato.

Các nhà lãnh đạo châu Âu có trụ sở tại London đã đưa ra một nghiên cứu về hoạt động của Nga: Nga hành động quyết đoán hơn.

Báo cáo có nhan đề “Cuộc đụng độ Quân sự nguy hiểm giữa Nước Nga và Phương Tây” vào năm 2014 ghi chép các sự cố cụ thể là  hơn 40 vụ đã xảy ra suốt tám tháng qua.

Theo báo cáo ” Các vụ việc ngày càng nhiều lên và rất đáng quan ngại vi phạm không phận đối với một số quốc gia, gây ảnh hưởng và nguy hiểm đối với hàng không dân dụng, khiêu khích trên biển và những hành động nguy hiểm khác xảy ra thường xuyên trên khu vực địa lý rất rộng”.

Các cuộc “đụng độ” gần như diễn ra hàng ngày. Chúng bao gồm sự sách nhiễu của máy bay do thám Nga, máy bay ném bom và chiến đấu vi phạm không phận, máy bay cường kích lượn sát tàu chiến Mỹ trong tình trạng nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp.

Mất kiểm soát

Sự cố thứ nhất – sự việc thực tế là đã suýt xảy ra một vụ  va chạm giữa một chiếc máy bay dân sự SAS cất cánh từ Copenhagen và một máy bay trinh sát Nga, điều đó cho thấy  đây không phải chỉ là trò chơi quân sự.

Ngày 14 và 16 tháng chín máy bay RAF Typhoon đã phải xuất kích để ngăn chặn một máy bay ném bom Nga mang hiệu Tu-95 Bear.

Sự cố thứ hai – liên quan đến vụ bắt cóc một chuyên gia chống khủng bố tại đồn biên phòng trên lãnh thổ Estonia gần cửa khẩu Luhamaa. Estonia là thành viên khối Nato và như vậy Nga đang thách thức Nato. Ông này sau đó đã được đưa đến Moscow và bị buộc tội làm gián điệp.

Sự cố thứ ba – là Thụy Điển săn tàu ngầm hồi tháng trước, chính quyền  Thụy Điển cảnh báo rằng họ  sẵn sàng sử dụng vũ lực để bắn chìm tàu xâm nhập vào lãnh hải.

“Liên kết những hành động ngày càng hung hăng của Nga và sự quyết tâm sẵn sàng  về quân sự của lực lượng Nato càng làm tăng nguy cơ leo thang ngoài ý muốn và nguy cơ mất kiểm soát đối với các sự kiện.”

Căng thẳng chưa được giải quyết

Các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra ba đưa ra ba kiến nghị

  • “Các nhà lãnh đạo Nga nên khẩn cấp đánh giá lại chi phí và nguy cơ nếu tiếp tục lập trường quân sự ngày càng hung hăng của họ. Phương Tây nên đưa ra giải pháp ngoại giao nhằm thuyết phục Nước Nga để đi theo hướng này”.
  • “Tất cả các nước Nato liên tục tập trận nhằm ngăn chặn những sự việc “không muốn” có thể xảy ra và kiềm chế chính trị”
  • “Tất cả các nước Nato phải cải tạo, nâng cấp:  quân đội, vũ khí,  thông tin liên lạc và sự minh bạch”.

Tuy nhiên do những căng thẳng chưa được giải quyết tại Ukraine, xu hướng chung của chính sách đối ngoại hiện nay của Nga và những áp lực đến từ những quan chức trong Nato những nước cảm thấy bị đe dọa nhất như Balan sẽ phải nhanh chóng áp dụng mô hình mới nhằm bảo vệ đất nước trước những nguy cơ từ Nga

BBC


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề