Chiến dịch thiêu hủy thực phẩm phương Tây của Nga là hành động thiếu kiểm soát

Cách thanh lọc hàng hóa phương Tây bằng hành động thiêu hủy của chính phủ Nga là một sự ngạc nhiên và hành động này được cổ xúy trên truyền hình nhà nước.

Chính phủ Nga đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước phương Tây hồi năm ngoái và đây là nguyên nhân làm tăng giá lương thực trong nước cũng như góp phần vào sự suy giảm lớn trong thu nhập thực tế. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao không tịch thu? Tại sao lại thiêu hủy?

Đối với những người lớn lên dưới thời Liên Xô và Nga thời hậu Xô Viết thiêu hủy thức ăn là một điều cấm kỵ. Trong 100 năm qua, Nga đã phải trải qua một số nạn đói. Mặc dù nước Nga hiện đại không có nạn đói nhưng hơn 20 triệu người đang có mức sống nghèo khổ. Chắc chắn hành động của Chính phủ Nga sẽ có ý nghĩa hơn khi phân phát thức ăn cho họ thay vì thiêu hủy. Vậy việc thiêu hủy thực phẩm có được coi là hợp lý không?

Trên thực tế, đối với chính phủ Nga hiện nay đốt hàng nhập khẩu là một động thái được đánh giá là rất hợp lý vì nó trông rất khủng khiếp. Điện Kremlin muốn gửi một thông điệp rõ ràng: Có, chúng tôi có thể làm những điều mà bạn thấy chưa hợp lý và không thể tưởng tượng; Đừng gây rối với chúng tôi.

Điều quan trọng là Kremlin muốn truyền thông điệp này ra ngoài biên giới Nga. Để có sự ủng hộ của người dân Kremlin luôn tuyên bố: Bế tắc với phương Tây là một vấn đề nguyên tắc và chúng ta sẽ đánh đổi bằng bất kỳ giá nào của nền kinh tế. (Một tuyên bố như vậy là rất kịp thời – tổng sản phẩm quý II trong nước của Nga đã giảm 4,6 phần trăm so với quý II năm ngoái.) Điện Kremlin cũng gửi một tín hiệu của sự tự tin cho phe đối lập trong nước: Chính phủ có thể làm những việc không tưởng nhưng mọi việc vẫn tốt đẹo và trong tầm kiểm soát.

Đối với bên ngoài đây là một tín hiệu về sự cam kết của quá trình đối đầu. Phương Tây nên hiểu rằng họ không thể dự đoán được hành động của điện Kremlin và các nhà lãnh đạo phương Tây phải biết sợ rằng Nga sẽ làm những điều mà họ không dám làm. Nó được thể hiện qua thông điệp khủng khiếp nhất và đặc biệt đáng sợ là cuộc tấn công hủy diệt bằng hạt nhân.

Tuy nhiên đây không phải là toàn bộ câu chuyện. Theo một cách nhìn nhận khác đốt cháy thực phẩm cũng chứng minh rằng mục tiêu chính của lệnh cấm vận không phải để đáp trả lại lệnh trừng phạt của phương Tây. Nếu mục tiêu là trừng phạt những nông dân châu Âu, chính phủ sẽ tịch thu hàng nhập khẩu và giao cho người nghèo – điều này sẽ làm tổn thương các nhà xuất khẩu châu Âu.

Việc thiêu hủy thực phẩm sẽ là động lực khích lệ ngành nông nghiệp Nga, nó cũng làm giảm việc cung ứng thực phẩm, làm tăng giá và mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất trong nước. Xét theo ý nghĩa này hành động đốt  thực phẩm không mang tính chất về địa chính trị; nó được coi là cách thức cũ kỹ về bảo hộ, công bằng và minh bạch. Điều đó cũng cho thấy Chính phủ luôn quan tâm hơn ngành nông nghiệp trong việc vận động các hộ gia đình.

Nước Nga luôn vận động hành làng chống thương mại nhưng khi Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng Tám năm 2012 đã đóng lại chương trình này. Ban đầu, các nhà chính trị Nga đã không hoàn toàn hiểu hết sức mạnh của WTO. Bị cáo buộc trong việc vận động Đảng cánh tả khi gia nhập tổ chức WTO, một thành viên hàng đầu trong Quốc hội nói “Bạn không nên lo lắng về quy định của WTO; chúng tôi sẽ chỉ giả vờ gia nhập sau đó sẽ tiếp tục các chính sách bảo hộ”.

Sau khi gia nhập WTO Nga đã quay lại thực hiện biện pháp bảo vệ xe ô tô bằng hình thức bảo vệ môi trường trong sạch. Có nghĩa là những nhãn hiệu xe nước ngoài khi nhập khẩu sẽ bị áp một khoản thuế mới, còn những nhà sản xuất ô tô trong nước sẽ có cơ hội tăng giá sản phẩm của họ. Ngày 28 tháng 07, một vài sửa  đổi đã được đưa vào Luật liên bang “Về phế liệu sản xuất và tiêu dùng”. Theo đó, từ ngày 1 thang 9 sẽ thu thuế sử dụng đối với các xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu. Đối với các xe sản xuất trong nuớc, các nhà sản xuất có trách  nhiệm nộp thuế, còn với xe nhập khẩu, trách nhiệm thuộc về các nhà nhập khẩu, trong đó bao gồm cả các cá nhân (trừ các nhà ngoại giao và những người tị nạn). Với nhà nhập khẩu thì câu hỏi này dường như dễ dàng hơn: họ sẽ phải nộp thuế ngay khi làm thủ tục hải quan cho xe. Tất nhiên điều này sẽ ảnh hướng đến giá thành của sản phẩm.

Tuy nhiên, Nga sớm nhận ra WTO là một tổ chức chặt chẽ dựa trên nguyên tắc các bánh răng cài vào nhau. Một hành vi vi phạm quy tắc rõ ràng sẽ bị trả đũa – Các thành viên khác ngay lập tức tuyên bố với Nga. Nga buộc phải quay trở lại sân chơi bình đẳng và Chính phủ buộc phải áp đặt “về phế liệu sản xuất và tiêu dùng” đối với các nhà sản xuất xe hơi trong nước.

Với hành động sáp nhập Crimea, tất cả mọi thứ đã thay đổi. “Nga đã bán bò và cũng bán luôn cả sữa.” Đã vi phạm Hiến chương LHQ khi thực hiện điều này Nga có thể sẽ tiếp tục phá vỡ quy tắc của WTO. Một khi lệnh trừng phạt chống lại nước Nga đã được ban hành, các doanh nghiệp thuộc đầu sỏ chính trị sẽ vận động hành lang thành công để trợ cấp cho các ngành cụ thể, thậm chí cả công ty cụ thể và quy định bảo hộ – kể cả nếu họ vi phạm quy định của WTO. Những quyết định này cho thấy ưu tiên của chính phủ là bảo vệ thu nhập của các đầu sỏ chính trị, người trả giá sẽ là những người đóng thuế và người về hưu.

Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ gì về việc chính phủ bảo hộ cho tham nhũng, đầu sỏ chính trị thì hành động “thiêu hủy” đã đốt cháy tất cả những nghi ngờ đó và mang chúng vào lòng đất.

Trọng Nghĩa (theo washingtonpost)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề