Chia sẻ của một người Việt thành công ở thung lũng Silicon

Là lãnh đạo tiêu biểu về khởi nghiệp công nghệ cao tại thung lũng Silicon (Mỹ), Đỗ Hoài Nam chia sẻ về con đường dẫn anh tới đam mê khoa học công nghệ tới bạn trẻ Việt.

Gần 20 năm trước anh theo chương trình học bổng toàn phần của chính phủ Úc dành cho những sinh viên giỏi có tố chất đặc biệt để làm lãnh đạo tại Đại học RMIT (Úc).

Năm 2003, anh đã quyết định bán SASme và thành lập Emotiv Systems cùng 3 người Úc. Sản phẩm của Emotiv Systems đã được cả thế giới ghi nhận: thiết bị “đọc” não người, được hầu hết các viện nghiên cứu và trường đại học trên thế giới sử dụng.

Được tôn vinh là 1 trong số 60 công ty triển vọng nhất Silicon Valey, trường hợp Emotiv Systems đã được đưa vào giảng dạy tại khoa kinh tế Đại học Harvard và sản phẩm của Công ty được đạo diễn James Cameron sử dụng để đo cảm xúc của người xem trước khi công chiếu bộ phim Avatar.

Gần đây nhất, CEO Đỗ Hoài Nam lại tiếp tục thu hút sự chú ý của làng công nghệ thế giới khi cho ra đời thiết bị InAir.

Tôi luôn ước mình đến với máy tính sớm hơn

Tham dự Ngày hội khoa học kỹ thuật STEM cho học sinh cấp tiểu học vừa được tổ chức vào hai ngày 16/5-17/5 tại Hà Nội – Hoài Nam đã có chia sẻ với VietNamNet.

“Tôi luôn ước nguyện mình được biết, được học về máy tính sớm hơn. Dù giỏi đến đâu nhưng bạn vẫn cần bỏ nhiều thời gian để học nó. Và tất nhiên tiếp xúc sớm bao nhiêu sẽ tiết kiệm bấy nhiêu thời gian để học cho bạn” – Hoài Nam nói.

Nhưng người khác học và làm từ năm 10 tuổi. Vậy là lúc nào bạn cũng phải đuổi theo, hi vọng bám kịp họ. Ngày hội STEM là cách làm hay giúp khơi gợi đam mê cho trẻ từ rất sớm. Điều thú vị là tham gia ngày hội trẻ được thực học, thực hành….

Các bậc phụ huynh không nhất thiết phải ép buộc con thích khoa học, làm khoa học nhưng theo Hoài Nam phụ huynh nên cảm thấy có trách nhiệm cho con sự tiếp xúc sớm với khoa học, giúp định hướng cho con về nghề nghiệp trong tương lai.

Lời nhắn với các bạn trẻ

Thành công ở lĩnh vực khoa học công nghệ của anh là “câu chuyện của dòng đời”. Anh nhận học bổng, sang Úc học về thiết kế kiến trúc, nửa chừng lại chuyển sang học chính sách chiến lược. Sau khi ra trường anh mới quyết định gắn bó với khoa học công nghệ.

Đỗ Hoài Nam và những người bạn bên gian hàng sách khoa học của Công ty cổ phần văn hóa giáo dục Long Minh ở ngày hội STEM lần thứ nhất. (Ảnh: VC).

Đỗ Hoài Nam và những người bạn bên gian hàng sách khoa học của Công ty cổ phần văn hóa giáo dục Long Minh ở ngày hội STEM lần thứ nhất. (Ảnh: VC).

Hoài Nam cho rằng: “Điều quan trọng nhất ở thời sinh viên không phải bạn học được bao nhiêu kiến thức ở trường. Kiến thức có ở mọi nơi, thậm chí khi bạn ngủ.

Thời sinh viên cho bạn cơ hội có thời gian tiếp xúc tất cả các ngành nghề và sẽ cho bạn biết mình muốn gì nếu bạn luôn nỗ lực. Nhà trường không phải nơi bạn nhồi kiến thức. Nó cho bạn tiếp cận nhiều mặt thật của xã hội, nền kinh tế để bạn tìm lối đi”.

“Tôi thấy các bạn rất giỏi, biết cách thể hiện bản thân, có quan điểm và chính kiến rõ ràng. Tương lai của các bạn rất tươi sáng. Nhưng đó chỉ là bộ phận nhỏ, không phải bức tranh phản ánh chung của cả giới trẻ.

Có một thực tế là khi người Việt ở một nhóm nhỏ họ luôn có khả năng để cạnh tranh với bất cứ nhóm nào trên thế giới. Nhưng chúng ta luôn thiếu một cộng đồng cùng nhau đi lên như vậy” – anh chia sẻ.

Cũng như những người Việt làm việc ở thung lũng Silicon – Hoài Nam cho biết, họ là những nhân tố cực xuất sắc và có một nỗ lực khủng khiếp. Nhưng họ mới chỉ là con số nhỏ.

Và chính vì điều đó, Hoài Nam và công ty của anh hiện tại đang nỗ lực thực hiện quyết tâm tạo ra những công nghệ tầm cỡ thế giới làm bằng 100% bộ não Việt Nam….

Vũ Lan Phương (Theo VietNamnet)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề