Chỉ có rút quân khỏi miền Đông của Ukraina  mới có thể cứu được nước Nga — U.S. News&World Report

Moscow đang cố gắng áp đặt lên những nước láng giềng phạm vi ảnh hưởng của mình, và để lấy lại vị thế của một cường quốc lớn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hai mục tiêu này là không tương thích. Chỉ sau khi rời khỏi miền Đông của Ukraina và cải cách nền kinh tế, Liên bang Nga mới  có cơ hội được công nhận rộng rãi và khai thác tiềm năng của một quốc gia vĩ đại. Tuần trước, trong cuộc họp của Tổng thống Vladimir Putin  với các thành viên của Hội đồng kinh tế của mình, cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin, theo báo cáo phương tiện truyền thông Nga, đã  kêu gọi nhà lãnh đạo của đất nước giảm căng thẳng địa chính trị, để giúp khôi phục  nền kinh tế Nga.

1813305

Trong quá khứ, điện Kremlin đã phải đối mặt với một sự lựa chọn tương tự. Trong những năm 1980, Liên Xô đã thất bại ở Afghanistan và  bị cô lập. Trung Quốc, Iran và Hoa kỳ  đã tẩy chay Thế vận hội mùa hè ở Moscow. Nền kinh tế Liên Xô, bị ảnh hưởng bởi giá dầu thấp, đã trở nên suy yếu. Công nghệ phát triển rất chậm. Vào cuối những năm 1980, điện Kremlin đã bắt đầu tìm cách để giảm bớt căng thẳng. Để có thể tập trung vào việc tái cơ cấu hệ thống của Liên Xô và giảm áp lực của Liên bang, Tổng thống Mikhail Gorbachev đã quyết định giải phóng các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw và đã ký một thỏa thuận với phương Tây về kiểm soát vũ khí.

Hôm nay, Moscow đang đối mặt với những thách thức tuy nhỏ hơn, nhưng dù sao vẫn là một áp lực tương đối. Sự xâm lược của Nga ở  Donbass đã dẫn đến sự ra đời của lệnh trừng phạt phương Tây, mà cách đây không lâu dường như không thể xảy ra. Nhiều nguồn tài trợ nước ngoài của nền kinh tế Nga, nền kinh tế mà  đang rất cần các nguồn vốn bổ sung, đã bị cắt. Sức mua của người dân Nga, do phải gánh chịu lạm phát và sự mất giá của đồng rúp, tiếp tục suy giảm. Ngoài các biện pháp trừng phạt, còn có thêm một đòn nặng cho nền kinh tế Nga là sự sụt giảm giá dầu và cơ cấu điều hành thiếu hiệu quả. Sụt giảm khối lượng xây dựng và đầu tư đã bao phủ một bức màn tối vào tương lai của nước Nga. Và sự thành lập lực lượng vệ binh quốc gia với quân số 400.000 người, trực tiếp dưới quyền điều hành của cá nhân tổng thống Putin, đã nói lên nỗi sợ hãi của chính quyền trước những làn sống bất ổn trong dân chúng.

Cách nhanh nhất để giảm bớt sự căng thẳng ngày càng tăng đó là  rút quân Nga khỏi Donbass và ngừng hỗ trợ cho cái gọi là các lực lượng ly khai. Ukraina sẽ  nhận trở lại quyền kiểm soát biên giới với Nga, cùng với sự hỗ trợ của các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Tiếp theo là tiến trình thành lập  một tổ chức quốc tế nhằm khôi  phục hồi miền Đông của Ukraina, trong đó có sự tham dự của Nga và phương Tây.  Mặc dù tại thời điểm hiện tại  việc rút quân Nga từ miền Đông của Ukraina dường như không thể, nhưng nếu điều đó xảy ra, có nghĩa rằng có thể nhanh chóng chấm dứt hoàn toàn lệnh cấm vận của phương Tây và cải thiện đáng kể triển vọng kinh tế của Nga.

Thỏa thuận Minsk mà được  ký kết vào tháng Hai năm 2015, đã giúp thiết lập quá trình ngừng bắn một phần trong Donbass và bảo đảm môi trường an toàn để tăng tốc quá trình giải quyết chính trị. Cường độ của các vụ đụng độ đã giảm đáng kể, nhưng Moscow vẫn tiếp tục cuộc chiến không tuyên bố với cường độ thấp. Vi phạm các điều khoản của thỏa thuận Minsk, Nga từ chối không cho phép các quan sát viên OSCE  giám sát biên giới giữa các quốc gia. Mức độ an toàn ở  Donbas là không đủ để có thể tổ chức bầu cử công bằng,  còn chính phủ Ukraina hiện nay tương đối yếu, để có thể tự đứng ra tổ chức các cuộc bầu cử này.

Cải cách kinh tế cũng sẽ giúp giảm áp lực và căng thẳng. Như trong năm 1980, sự suy giảm  mức sống có một tác động tiêu cực đến người dân. Bất bình với sự chậm trễ và giảm lương trong dân chúng càng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, cải cách, mà  có thể giúp  tăng năng suất và tạo nguồn lực mới cho tăng trưởng kinh tế,  đang phải đối mặt với sự chống đối từ nhiều quan chức chính phủ và dân thường. Nếu Moscow vẵn trì hoãn cải cách, họ sẽ đánh mất vị thế quốc tế của mình. Về mặt kinh tế, Nga không thể được gọi là cường quốc: năm 2015 tính theo GDP, Nga đứng thứ 10 trong số các nước thuộc G 20.

Mặc dù có nhiều nan đề, Nga tiếp tục đóng một vai trò nhất định của một cường quốc. Như Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết,  Nga “đã không xây dựng chính sách của mình xung quanh những chủ đề mà đang được chú trọng” trong cuộc họp G20. Hơn nữa, sự hợp tác của Moscow trong khuôn khổ của 5 + 1 – năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức – đã giúp để ký kết một thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân của Iran. Nga và Mỹ đã hợp tác để tiêu diệt vũ khí hóa học của Syria. Nga vẫn còn một cơ hội để đạt được mức độ của một Quốc gia lớn, nếu  giúp giải quyết cuộc xung đột Syria.

Tuy nhiên, một khi Nga đang xâm chiếm Donbass, thì họ chỉ có thể trông chờ vào  những kết quả từng phần. Một lần nữa, một ví dụ năm 1980 đã cho thấy:  Mặc dù trên thực tế Liên Xô và phương Tây tại Geneva nhất trí về việc cát giảm vũ khí hạt nhân, Washington vẫn tiếp tục cấp vũ khí cho các  chiến binh thánh chiến ở Afghanistan. Còn Moscow đã không thể trông cậy vào sự ủng hộ quốc tế, cho đến tận khi Moscow rút ra khỏi Afghanistan,  rút quân khỏi Đông Âu và chấm dứt chế độ cộng sản.

Ở bất kỳ quốc gia vĩ đại nào đều có một tập hợp cụ thể các lợi ích, và đôi khi nó cũng cần phải dứt bỏ một vài kế hoạch nếu thấy không hiệu quả. Thoát khỏi Afghanistan đã trở thành một bước đau đớn cho Liên Xô vào năm 1989 – cũng như việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam năm 1975 và Iraq năm 2011. Những chiến dịch nhiều năm này đã không mang lại bất kỳ cổ tức nào, còn xã hội đàn dần không còn ủng hộ nữa.

Hơn nữa, nếu Nga sẽ trì hoãn việc rút quân khỏi Donbass, thái độ của phương Tây có thể sẽ  thắt chặt hơn. Có lẽ điều này đã xảy ra. Trong tháng hai, Washington đã cảnh báo các ngân hàng đầu tư phương Tây trước việc dự định giúp Moscow mua các trái phiếu quốc gia  – đợt bán trái phiếu đầu tiên của Nga kể từ sáp nhập Crimea. Một vài ngày sau đó Brussels cũng đưa ra cảnh báo tương tự đối với các Ngân hàng Đầu tư châu Âu. Moscow đành phải từ bỏ kế hoạch của mình. Phương Tây lo ngại rằng Moscow có thể cấp  một số lợi nhuận từ việc bán trái phiếu cho các doanh nghiệp, mà có tên trong lệnh trừng phạt. Hầu hết các ngân hàng nước ngoài tại Nga  dần dần giảm hoạt động tài chính của họ  và rút khỏi Nga. Các ngân hàng lớn của Trung Quốc và các ngân hàng của các nước khác rơi vào tình trạng lo lắng. Họ sợ gây nguy hiểm cho lợi ích của họ ở phương Tây, hoặc sợ vi phạm lệnh  trừng phạt  hoặc vi phạm luật về tránh rửa tiền.

Sự gia tăng áp lực cũng được phản ánh trong dự thảo luật mới, đang được trình tại Quốc hội Mỹ. Theo luật này, tổng thống sẽ không được quyền phủ định các biện pháp trừng phạt, liên quan đến tình hình ở Donbass, trừ khi ông có thể “tin chắc” rằng Ukraina đã lấy lại Crimea dưới sự kiểm soát của mình – một viễn cảnh rất khó xảy ra.

Nếu Nga quyết định giảm thiểu thiệt hại của mình và rút khỏi Donbas thì hầu như không cần mất  nhiều nỗ lực để giải quyết các vấn đề người tị nạn, ân xá đối với đa số các chiến binh và trợ giúp nhân đạo. Có thể có ai đó ở Donbass muốn tính sổ  với đối thủ của họ, nhưng những người Nga và  Ukraina  đã từ lâu đã chung sống bên cạnh nhau. Các lực lượng  gìn giữ  hòa bình quốc tế, cảnh sát và các quan sát viên có thể tăng cường nhằm giảm bớt những rủi ro đến mức tối thiểu.

Nếu sự xâm lược của Nga tại Donbass vẫn tiếp tục, thì sẽ  rất khó khăn để đạt được sự hợp tác mang tính xây dựng. Và phương Tây sẽ không bao giờ nhận công nhận   sự sáp nhập Crimea của Moscow, và  sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước những cuộc đàn áp dân Tatars ở  Crimea.

William Courtney và Donald Jensen, US  News & World Report (Mỹ)

Như báo cáo trên phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây, Tổng thống  Poroshenko đang chuẩn bị một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội cho tình trạng đặc biệt của Donbass vào ngày  09 tháng Sáu. Nhiều khả năng, đại biểu phe phái “Block Poroshenko”, “Mặt trận nhân dân”, khối  “đối lập” và các nhóm quốc hội khác nhau. sẽ phải bỏ phiếu tán thành dự luật này.

Nguyễn Hoàng Lân

chuyển ngữ theo http://politolog.net


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề