Chỉ bằng 10 phút điện thoại, ông Trump đã lật ngược nỗ lực 40 năm của Trung Quốc

Thượng nghị sĩ Chris Murphy thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cho rằng Donald Trump vừa đưa nước Mỹ tiến vào con đường chiến tranh. Xét trong thực tế điều này có thể đúng vì Tổng thống đắc cử có thể thực hiện những bước đầu tiên để ổn định khu vực Đông Á.
Vào thứ Năm và thứ Sáu, ông Trump đã điện thoại với những đối tác ở Pakistan, Kazakhstan, Afghanistan, Philippines, và Singapore. Tuy nhiên chỉ trong 10 phút trao đổi với Tổng thống Đài Loan bà Thái Vân Anh, cuộc nói chuyện đã trở thành tâm điểm gây chú ý nhất và gây ra làn sóng phẫn nộ nhất. Cuộc nói chuyện đã không tham vấn qua Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao, Học viện Hoa Kỳ tại Đài Loan hay văn phòng liên lạc của Mỹ tại Đài Bắc.
Thượng nghị sĩ Chris Murphy mau chóng chỉ trích hành động của ông Trump là thiếu phối hợp, là “sự xoay trục chính sách đối ngoại quan trọng mà không theo kế hoạch nào”. Sau đó nhiều thành viên trong Đảng Dân chủ viết thông báo “đó là cách bắt đầu cuộc chiến”.
Cuộc điện thoại với bà Thái Vân Anh đã gây ra sự chú ý của nhiều người,  vì Mỹ đã xa lánh Đài Loan kể từ năm 1979 khi Tổng thống Carter buộc phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc để thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Kết quả của chính sách từ đó đã làm Washington phải tảng lờ rằng một xã hội dân chủ sôi động của 24 triệu người không phải là một quốc gia, mặc dù nó có thuộc tính của một quốc gia thực sự.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bỏ mặt nạ xuống bằng cuộc điện thoại báo hiệu một sự thay đổi quan trọng trong định hướng. Về cơ bản,  coi như ông Trump đã công nhận hòn đảo này như một quốc gia có chủ quyền khi gọi bà Thái là “Tổng thống của Đài Loan”.
Điều này đã làm Bắc Kinh nổi giận. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết là đã gởi một công hàm «cực lực phản đối» hành động «của một bên liên quan từ phía Mỹ», ý muốn nói đến ông Donald Trump và yêu cầu phía Hoa Kỳ nên cẩn thận trong việc xử lý hồ sơ Đài Loan để tránh những phiền phức vô ích. Mặt khác lập trường của Bắc Kinh đơn thuần chỉ coi Đài Loan là tỉnh thứ 34 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và sẽ dùng mọi biện pháp kể cả chiến tranh để thống nhất.
Nhiều nhà phân tích, các nhà ngoại giao và các Thượng nghị sĩ của Dân chủ tin rằng ông Trump sẽ đưa nước Mỹ vào cuộc chiến với Trung Quốc vì đã bỏ qua lợi ích cốt lõi của nước này tại Đài Loan. Nhưng có lẽ Murphy và nhiều người phải nghĩ rằng tại sao thế giới lại trở nên hỗn loạn như hiện tại.
Ông Trump đã không theo một phong cách ngoại giao truyền thống khi muốn quyết định chính sách đối ngoại quan trọng, nhà cựu ngoại giao Christopher Hill nói trên CNN. Một trong những cố vấn của ông Trump về chuyển giao,  ông Stephen Yates, người luôn theo sát Trung Quốc trong giới bảo thủ đã ở Đài Loan khi cuộc gọi diễn ra, làm dấy lên suy đoán ông đã thu xếp sự kiện này. Tuy nhiên, báo Washington Post ngày 4/12 dẫn các nguồn tin thân cận với ông Trump và có liên quan đến cuộc điện đàm cho biết cuộc điện đàm đã được âm thầm sắp xếp từ nhiều tháng trời, không những từ trước khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ mà thậm chí từ trước khi ông chính thức trở thành ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa.
Cho dù là vậy đi chăng nữa nhưng điều đó cũng không có nghĩa ông Trump hoàn toàn bị động và chỉ ngẫu hứng nghe điện thoại từ lãnh đạo một nơi suốt 40 năm không đối thoại trực tiếp được với lãnh đạo Mỹ. Ở cấp cao nhất như bà Thái Vân Anh, hẳn sẽ không có chuyện bà gọi sang nước khác mà không có sự sắp xếp từ trước để đầu dây bên kia sẽ bắt máy. Vì bị từ chối nghe điện thoại sẽ tạo ra một bê bối lớn về chính trị cho bản thân bà và đảng của bà. Thế nên ai là người gọi trong trường hợp này không quá quan trọng mà cuộc trò chuyện có vẻ như sự mở màn của ông Trump để định hướng lại chính sách với Trung Quốc.
Người Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược gần như hoàn hảo khi thuyết phục người khác rằng họ sẵn sàng dùng mọi biện pháp kể cả chiến tranh để thống nhất Đài Loan. Do đó hầu hết ai cũng cảm thấy bị đe dọa, thậm chí Bắc Kinh đã tăng cường chiến lược này để tạo cho mình một hình ảnh “không ai dám động vào”. Theo đó các lãnh đạo Trung Quốc càng về sau càng sử dụng ngôn từ hiếu chiến nhiều hơn.
Bằng cách hàm ý gọi Đài Loan là một nhà nước độc lập, ông Trump như gián tiếp nói với Trung Quốc rằng “tôi không sợ họ,” thực tế ông không tôn trọng mối quan tâm quan trọng nhất của họ. Tổng thống đắc cử Mỹ đã làm nổ “bong bóng” thành công của Trung Quốc trong 4 thập niên qua về vấn đề Đài Loan, bao gồm cả việc đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để gây áp lực với các bên chỉ bằng cuộc điện thoại vẻn vẹn 10 phút.
Mặc dù trong vài ngày qua cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger có mặt tại Bắc Kinh để cố gắng trấn an Tập Cận Bình về sự ổn định vốn có của chính sách Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau đó Trump nói với người Trung Quốc, ông không quan tâm đến việc làm hài lòng họ. Điều này như một lý do để Tổng thống đắc cử đưa ra những hành động phù hợp hơn với chính sách của mình. Bằng việc tạo ra tiền lệ Đài Loan, ông Trump có thể thiết lập một cơ chế thương lượng mới với Trung Quốc về mọi vấn đề, từ Triều Tiên đến thương mại mà không bị giới hạn bởi một vùng cấm nào.
Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay chính sách của Mỹ đã trao cho Trung Quốc nhiều lợi ích, đầu tiên trong số đó là cố gắng đưa họ vào hệ thống quốc tế hiện hành. Chính sách bất thường rộng lượng và kiên nhẫn này chỉ hoạt động cho đến cuối thế kỷ trước. Nhưng sau khi đạt được những thành công vang dội về kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu tự tin đến mức kiêu ngạo và bắt đầu thách thức các hệ thống do Mỹ đứng đầu. Những thách thức này đã chứng minh rằng các giả định làm cơ sở cho Mỹ hoạch định chính sách giữa Mỹ – Trung trong đó nói hai nước sẽ bảo vệ thế giới sau Chiến tranh Lạnh, nhưng chính nó đã giúp Trung Quốc đã trở thành nước thụ hưởng lớn nhất – Điều đó cho thấy chính sách của Mỹ có thể là sai lầm lớn nhất.
Cho đến hôm nay chính sách của Mỹ về Đài Loan không bền vững, nó làm suy yếu một xã hội tự do thân thiện và đã giúp Trung Quốc tấn công vào các giá trị Mỹ. Chính sách này cũng chống lại những nỗ lực của Washington trong việc duy trì sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á.
Vị trí của Đài Loan được ví như “nút thắt cổ chai” vì họ nằm trong địa chiến lược trong chuỗi đảo thứ nhất tại giao điểm giữa miền Nam Trung Quốc và Biển Hoa Đông. “Tàu sân bay không thể chìm” sẽ có tác dụng ngăn chặn hải quân và lực lượng không quân Trung Quốc khi họ tiến đến Tây Thái Bình Dương sẽ giúp sự bành trướng nguy hiểm của Bắc Kinh. Nhưng không hiểu sao trong suốt thập kỷ qua Washington đã tìm cách làm suy yếu Đài Loan.
Nhiều người trên thế giới chứ không chỉ riêng người Mỹ đều tự hỏi tại sao lại giúp Bắc Kinh một kẻ thù của Mỹ bằng cách xa rời Đài Loan? Và Tổng thống đắc cử Donald Trump bằng 10 phút điện thoại hôm thứ Sáu tuần trước như có vẻ bắt đầu sửa chữa chính sách đối ngoại sai lầm lớn nhất của Mỹ.

Đức Dũng (Thedailybeast)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề