Chế độ xô viết đã làm gì với người dân của mình: 7 sự thật

Tôi từ lâu đã muốn viết một bài về ảnh hưởng tiêu cực của chính quyền Liên Xô đối với người dân và về những gì mà đất nước Liên Xô đã gây ra đối với nhân loại. Nhiều người hâm mộ Liên Xô thích khẳng định rằng  “Thập kỷ chín mươi đã hủy hoại chúng ta” – mặc dù những năm tháng của thập kỷ chín mươi chỉ đóng vai trò làm lộ rõ  và làm nổi bật những vấn đề chín muồi đã tồn tại từ lâu ở Liên Xô và thường xuyên được che giấu.

Chính trong hệ thống của Liên Xô, mọi người không sẵn lòng làm việc, bị cách ly khỏi chính quyền, bị gieo vào đầu thói ghét người giàu và nói chung  bị gieo vào thói thù ghét bất kỳ hình thức sở hữu nào khác, cũng như đa số thích uống rượu – bloger người Belarus  Maxim Mirovich đã nhận xét  như vậy  trên trang  Facebook của mình.

Dưới đây xin giới thiệu bài viết của Maxim  Mirovich về  những gì mà đất nước Liên Xô thực sự đã làm với mọi người.

 

  1. Bắt buộc phải làm việc

Một trong những hậu quả tiêu cực nhất thời Liên Xô là chính quyền  đã hoàn toàn không khuyến khích người dân tự nguyện làm việc. Ở Liên Xô, mọi người không quan tâm đến kết quả công việc của mình và điều này liên quan đến tất cả các liên kết trong chuỗi sản xuất. Giám đốc nhà máy chỉ tập trung suy nghĩ về việc hoàn thành kế hoạch, không quan tâm nhiều đến chất lượng, phụ trách phân xưởng thì chỉ chú trọng để ý xem có ai bị xay xỉn trong giờ làm việc hay không, còn thợ nguội Vasya thì nghĩ nhiều hơn về những câu chuyện phiếm hoặc tụm năm túm ba  trong giờ nghỉ trưa. Không ai bị sa thải  vì  lý do  chất lượng sản phẩm kém hoặc vì nghiện rượu, đây được coi là dấu hiệu của một “xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển” – những người nghiện rượu và lười biếng trong sản xuất vẫn được chấp nhận  cho đến phút cuối cùng với những lời cảnh cáo kiểu như   “đây là lần cảnh báo cuối cùng đấy, liệu mà sửa đổi”.

Thái độ làm việc thuần túy của dân thời Liên Xô được xây dựng chính xác như trong  câu ngạn ngữ ” người lính cứ ngủ gật – nhiệm vụ canh phòng  vẫn được bảo đảm”.  Mọi người đều biết rằng họ chỉ có thể bị sa thải như là phương sách cuối cùng và đều làm việc theo nguyên tắc “Tội gì phải làm nhiều hơn, tội gì phải tốn sức hơn một khi vẫn  nhận được tiền lương như nhau”. Hơn nữa, tình huống này được thể hiện rất rộng rãi trên các bộ phim của Liên Xô và trên các tạp chí phê bình về phim ảnh “Fitil ” – ở đó nhân viên của vô số văn phòng Liên Xô chỉ tham gia vào những cuộc nói chuyện trống rỗng và uống trà trong những “giờ nghỉ trưa” bất tận” hoặc tìm cớ mượn văn phòng phẳm để đi lại giữa các văn phòng.

Năm 1991, Liên xô tan vỡ  và các mối quan hệ tư bản được bắt đầu – nhiều kẻ lười biếng và thiếu năng lực từ các nhà máy và từ tất cả các loại văn phòng bị sa thải, bởi vì họ thực sự không làm được gì cả, họ trở thành những kẻ ăn bám. Bây giờ họ lại thích nói rằng họ sống ở Liên Xô tốt như thế nào, “nhà nước trả lương cho họ như tốt thế nào” và trong những năm chín mươi của thế kỷ trước, họ đã hoàn toàn phải nếm trái đắng  “nụ cười của chủ nghĩa tư bản” và mất đi việc làm.

  1. Người dân bị cách ly khỏi chính quyền.

 

Liên Xô đã trở thành đất nước tồi tệ bởi vì  ở đó duy nhất có  một nhóm chính trị (là những người Bolshevik) đã chiếm giữ và chiếm đoạt quyền lực, đã tuyên bố rằng họ là những người cuối cùng và  duy nhất mang đến ánh sáng sự thật cho nhân loại, còn tất cả các đảng phái và phong trào khác đều là kẻ thù. Trong hơn 70 năm, công dân của Liên xô bị loại trừ hoàn toàn và cách ly hẳn khỏi sự tham gia vào  chính quyền, và sống như nô lệ của Đảng CS – trong các  cuộc bầu cử “Xô Viết” chỉ có duy nhất một ứng cử viên là đảng viên cộng sản và những người tham gia cuộc bầu cử ở thời Liên Xô được chỉ định là phải đến Để đánh dấu vào ô chỉ sự “đồng ý”. Nói tóm lại, “cuộc bầu cử” của Liên Xô giống như một cụm từ trong bộ phim “Foundling” – “mày có muốn bị chém đầu hoặc bị tước chỗ ở không?”

Điều nực cười nhất, từ  “đảng” trong tiếng Nga liên  quan đến ĐCS. nghe có vẻ vô lý, vì từ “đảng” được dịch là “một phần” – có nghĩa là “một phần trong quốc hội”. ĐCS, để chiếm toàn bộ quyền lực trong nhiều năm, đã  tiêu diệt hết các đối thủ khác. Thông thường, những hành động như vậy trong lịch sử sẽ dẫn đến những hậu quả không mấy tốt đẹp – theo thời gian, người dân tìm hiểu ra rất nhiều về bản thân và thế giới, và nếu ở các nước dân chủ, luôn diễn ra  sự thay đổi thế hệ đối với quyền lực, thì trong các chế độ độc tài khép kín như ở Liên Xô, mọi thứ thường kết thúc trong thảm họa – bởi vì rằng những kẻ cố tình bấu víu vào ngai vàng đều không muốn rời đi một cách tự nguyện. Và không có cơ chế để ngăn chặn điều này – ở Liên Xô, theo quy định, tất cả chính quyền chỉ đi về phía trước bằng đôi chân của họ.

  1. Từ bỏ sở hữu cá nhân, luôn được dạy lòng căm thù đối với người giàu.

(khẩu hiệu trong bức ảnh:  chính quyền Liên Xô thuộc về nhân dânHiến pháp Liên Xô)

Những người mácxít và những người Bolshevik tin rằng tài sản tư nhân là rất xấu, họ nói rằng nó làm cho một người nào đó trở nên xấu xa, và nếu anh ta có ít nhất một thứ gì đó, anh ta chắc chắn sẽ muốn có nhiều hơn và giống như Kashchei, đắm say đến khô héo hàng đêm trước kho vàng của mình. Nói chung, người dân  đã được gieo cấy vào đầu  những ảo  tưởng không liên quan gì đến cuộc sống thực. Trong thực tế, đó là những  kẻ  nghèo hèn đáng thương, kẻ  đang trút  giận lên tất cả – bởi vì anh ta đói và liên tục nghĩ đến cách để cướp giật miếng ăn của kẻ khác. Một người giàu có,  đã được đáp ứng tất cả các nhu cầu cơ bản của anh ta, như nhà ở, quần áo và thực phẩm, thường nghĩ về cách làm một cái gì đó thú vị và hữu ích như mở một số quán cà phê, kinh doanh mới, du lịch, giúp đỡ mọi người, v.v.

Cuộc sống xám xịt, buồn tẻ:  mỗi một ngày của  người dân  Liên Xô.

Do không tồn tại sở hữu tư nhân nên mọi thứ đều được phơi bày rõ nét như  trong ví dụ về căn hộ chung cư. Nếu mỗi người không cảm thấy mình là chủ sở hữu đầy đủ  một nơi nào đó (căn hộ, phòng, sân, v.v.), thì nơi này luôn rơi vào tình trạng mục nát, đó là tình trạng cha chung không ai khóc. Có một  nguyên tắc chung mang tính cửa miệng của tất cả mọi người  “tại sao tôi lại phải sửa chữa cái gì đó, chỉ vì cái đó không phải của tôi, tôi tạm thời sử dụng nó còn  đến ngày mai sẽ có người khác sẽ thay thế chỗ của tôi.”

Chính các căn hộ chung của Liên Xô đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống sẽ như thế nào nếu không tồn tại sở hữu cá nhân  – đó là những nơi bẩn thỉu, khó chịu và tồi tàn, ở đó  “mọi thứ đều như là nông trại tập thể, mọi thứ đều là  của chung tức là không của ai cả”.

  1. Ngu dân và diệt vong.

 

Chính cuộc sống màu xám, vô vọng và không vui vẻ dưới thời Liên Xô đã dẫn đến chứng nghiện rượu hàng loạt.

Chính lối sống thời xô viết, chứ không hề có bàn tay của Alain Dalles hay kế hoạch Bismarck, hay âm mưu của Bush (cha),  đã làm cho đại đa số toàn dân trở nên nghiện rượu.  Thêm vào đó, như tôi đã viết nhiều lần, chính phủ Liên Xô đã không những gián tiếp mà còn trực tiếp triển khai kế hoạch này bằng cách  mở ra một mạng lưới các cửa hàng rượu nho và rượu vodka trên khắp đất nước, ở đó các loại rượu gần như không bao giờ được sản xuất một cách nghiêm túc.

Điều tồi tệ nhất – ở Liên Xô, người dân  uống không phải rượu vang tự nhiên, không phải bia,  và đại đa số là thích uống  rượu vodka, nhưng được bày bán  thường xuyên hơn cả đó là tất cả các loại “mác byrlo” hổ lốn, giống như “Solntsedar” hoặc bất kỳ loại rượu vang “Agdam” nào khác. Những “đồ uống” như vậy rất có hại, bởi vì chúng không có nguồn gốc tự nhiên (như rượu hoặc bia), nhưng được pha chế bằng cách trộn cồn chất lượng thấp với tất cả các loại thuốc nhuộm và các hóa chất khác – dẫn đến kết quả là một hỗn hợp hổ lốn nhằm tiêu hao hoàn toàn sức khỏe của con người.

  1. Gieo hận thù trong cuộc sống và xã hội.

Những người hoài niệm Liên Xô thường thích kể những câu chuyện cổ tích về cuộc sống thời đó, về cái thời mà được cho là tất cả đều cùng chung sống một cách thân thiện,  mọi người có thể đến thăm nhau để cùng xem những trận đấu khúc côn cầu trên kênh TV “KVN” và có thể thưởng thức loại kem ngon nhất  thế giới do Liên Xô sản xuất.

Trên thực tế, xã hội Liên Xô thực sự  là xã hội của sự thù địch lẫn nhau – chính ở Liên Xô đã tồn tại khái niệm kẻ thù nội bộ. Đó là tất cả những kẻ mà được cho là không phù hợp với khái niệm “con người Xô Viết” – những kẻ được gắn cho những cái tên  qua nhiều năm tháng như “gián điệp và sâu bệnh”, “dudes”, “fartsovshchiki”, “những kẻ sùng bái lối sống phương Tây”, “những kẻ đa nguyên”, “cosmopolitans không gốc” và rất nhiều những người khác, tất cả những  người nào không đồng tình với người Bolshevik.

Điều này xảy ra bởi vì những người Bolshevik, kể từ sau cuộc đảo chính năm 1917, đã cảm thấy rằng mặt đất không ổn định dưới chân họ và cố gắng tránh mọi cuộc thảo luận chính trị – vì trong đó họ chắc chắn sẽ thua. Thay vì thảo luận và đối thoại với tất cả những người không đồng ý với họ, những người Bolshevik ra tuyên bố những thành phần khác biệt  là những “kẻ thù của nhân dân” và tiêu diệt họ bằng mọi cách có thể. Ngày hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục cảm nhận được tiếng vang của căn bệnh hoài niệm  Liên Xô  – nếu ở phương Tây, các đối thủ chính trị đối xử với nhau với một sự tôn trọng (tôn trọng đối thủ trước hết được thể hiện  ở sự tôn trọng cá nhân con người họ), thì ở trong không gian hậu xô viết những hậu duệ của các  Bolshevik thường đối xử với các đối thủ chính trị bằng những tiếng gào thét ” Này những bọn tự do vô lối, chúng mày bán rẻ tổ quốc với giá bao nhiêu???  “, và sau đó bắt đầu đe dọa sẽ hành quyết hàng loạt.

 

  1. Nhồi sọ tư tưởng rằng xung quanh đều là kẻ thù.

 

Ngoài  kẻ thù trong nước, người dân Liên Xô cũng thường xuyên được giáo huấn về những kẻ thù bên ngoài – những kẻ ngủ mơ và tìm cách tiêu diệt Liên Xô và tất cả công dân cùng một lúc. Hóa ra xung quanh đất nước Liên Xô đã tồn tại “vòng thù địch”, mà  theo thời gian thì chiếc vòng  đó càng ngày càng bị “thắt lại”. Các cuộc biểu tình của Liên Hợp Quốc chống việc đưa  quân đội Liên Xô vào Afghanistan, truyền hình Liên Xô đã đưa tin về  “vòng thù địch xung quanh Liên Xô đang bị xiết lại!”.

Chính quyền luôn tuyên truyền cho toàn dân Liên Xô rằng: Thật ra, ở phương Tây, hiện vẫn tồn tại giai cấp công nhân và nông dân bị áp bức  và sinh sống  như chúng ta vào thời kỳ trước năm 1917, nhưng các nhà tư bản địa phương đã ngăn cản họ xây dựng chính quyền Xô Viết – do vậy, chính quyền luôn lên dây cót cho toàn dân phải luôn  chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh của Liên Xô  chống lại phương Tây, trong đó người lính Liên Xô không phải là kẻ xâm lược nước ngoài, mà là người giải phóng các dân tộc nô lệ từ dưới ách áp bức của tư bản.

 

  1. Tước đoạt tương lai.

Đúng vậy, chính Liên Xô với “sự ổn định” được khoe khoang đã tước đi tương lai của con người.  Chính quyền  cố tình sử dụng những vòng “bánh răng”  tàn bạo để thống trị người dân.

Đến nay nhiều người hoài niệm Liên Xô vẫn thường than thở – “ồ, những năm chín mươi đã tước đi tương lai của chúng ta!”

Các bạn thân mến – đây không phải là những năm chín mươi đã tước đi tương lai của bạn mà chính thể chế Soviết đã tước đi tương lai đó. Những năm của thập kỷ chín mươi chỉ đưa các bạn trở về với thực tại.

Đúng như vậy đấy.

Kính mời tất cả cùng tham luận về chủ đề này

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ

Nguồn www.obozrevatel.com

Ban biên tập không chịu trách nhiệm về nội dung của bài viết. Ý kiến của ban biên tập có tể khác hẳn với ý kiến của tác giả.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Chế độ xô viết đã làm gì với người dân của mình: 7 sự thật”:

  1. Cao Nam viết:

    Chủ nghĩa tư bản, nhất là tư bản hoang dã và tư bản nhà nước, đều dẫn đến việc ham hố tiền bạc thái quá, có thể làm sai trái vì tiền bạc. Và mẫu hình này gây hệ lụy đối với xã hội là rất lớn, bao gồm chiến tranh vì thị trường và ô nhiễm; nhưng chủ nghĩa nhất phái lại ham hố quyền lực thái quá, sẵn sàng làm mọi điều ác, sai trái để duy trì quyền lực. Và, hình mẫu này tạo ra hệ lụy đối với xã hội rất khủng khiếp, bao gồm chiến tranh, giết chóc, vô luân trái đạo lý. Vấn đề nguy hiểm là kiểu loại hình này không tự hoàn thiện bản chất mà chỉ khéo léo uyển chuyển hình thức làm giảm tính đối kháng xã hội. Do vậy, xã hội dân chủ đích thực trên pháp luật và thực tiễn sẽ là xã hội đỡ tệ nhất trong tất cả các hình thức đang hiện hữu, bởi có thể tự hoàn chỉnh theo thời gian. Đó cũng là điều cần hướng tới của mỗi người dân

Trả lời Cao Nam Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề