Căng thẳng Biển Đông nằm trong trong nghị trình Hội nghị Mỹ-Phi

Một giới chức chính phủ Philippines cho biết trong các cuộc họp cấp bộ trưởng diễn ra hôm 12/1 tại Washington, Manila sẽ yêu cầu Hoa Kỳ tiếp tục tuần tra ở Biển Đông để bảo đảm cho tự do hàng hải trong khu vực. Thông tín viên Nike Ching của đài VOA tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ gửi về bài tường thuật.

Ngoại trưởng John Kerry cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hôm 12/1 sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh của khu vực Á châu Thái Bình Dương với các đối tác phía Philippines tại cuộc hội nghị cấp bộ trưởng được gọi là Hội nghị Mỹ-Phi Hai cộng Hai.

Hôm 11/1, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông John Kirby, cho biết như sau về cuộc họp này:

“Tôi có thể bảo đảm với quí vị là những mối căng thẳng trong vùng Á châu Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông, sẽ nằm trong nghị trình thảo luận. Đây là một mối quan tâm mà chúng tôi và những người bạn Philippines cùng chia sẻ, và tôi tin là họ sẽ có một thảo luận sôi nổi về vấn đề này vào ngày mai.”

Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng đôi bên sẽ thảo luận về khả năng tiến hành những hoạt động quân sự hỗn hợp ở Biển Đông, nhưng có phần chắc là những hoạt động như vậy sẽ không diễn ra vào thời điểm này.

Bà Glaser cho biết: “Vâng, sẽ có thêm những hoạt động quân sự, nhưng không nhất thiết là những hoạt động hỗn hợp với Hoa Kỳ.”

Bà Glaser cho rằng những cuộc tuần tra sẽ được tiến hành một cách thầm lặng: “Những hoạt động này được tiến hành một cách thường xuyên và bình thường. Nó không có mục đích gây hấn. Nó chỉ là một sự hành sử quyền tự do hàng hải.”

Bà Glaser nói thêm rằng những hoạt động như vậy đã được thực hiện ở khắp nơi trên thế giới từ cuối thập niên 1970.

Ông Dean Cheng, một nhà nghiên cứu cấp cao của Quỹ Heritage ở Washington, cho biết những cuộc tuần tra trên biển mà Hoa Kỳ thực hiện không có mục đích ủng hộ hay chống đối những yêu sách chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào bởi vì Hoa Kỳ không có lập trường đối với yêu sách chủ quyền trong vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông.

Tháng 10 năm ngoái, khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đã tiến vào bên trong phạm vi 12 hải lý của Đá Subi, một trong những hòn đảo nhân tạo Trung Quốc mới xây ở Biển Đông. (Ảnh tư liệu)

Tháng 10 năm ngoái, khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đã tiến vào bên trong phạm vi 12 hải lý của Đá Subi, một trong những hòn đảo nhân tạo Trung Quốc mới xây ở Biển Đông. (Ảnh tư liệu)

Ông Cheng nói: “Đối với Hoa Kỳ, toàn bộ thông điệp của những hoạt động này là về tự do ở biển cả, là về quyền của tàu bè của tất cả các nước được đi qua hải phận quốc tế mà không bị làm phiền, và để bác bỏ những mưu toan của những nước muốn nới rộng yêu sách chủ quyền tới hải phận quốc tế.”

Những vấn đề khác có thể được bàn tới tại các cuộc họp ngày hôm 12/1 ở Washington bao gồm quyền tiếp cận của quân đội Mỹ đối với những cơ sở ở Philippines, những vụ mua bán vũ khí, và những hoạt động khác của Mỹ trong vùng Á châu Thái Bình Dương.

Theo Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Mỹ-Phi ký kết năm 2014, quân đội Mỹ được phép sử dụng các căn cứ ở Philippines cho những cuộc trú đóng luân phiên.

Tháng 10 năm ngoái, khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đã tiến vào bên trong phạm vi 12 hải lý của Đá Subi, một trong những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới xây ở Biển Đông. Hai chiếc máy bay trinh sát biển của Mỹ cũng đi theo chiến hạm này.

Voa


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề