Cận thần của Putin cãi lộn vì các chế tài và vì bắt tài phiệt Evtushenkov

Theo lời của những người biết thượng lưu của ông Putin đang chia rẽ thành hai nhóm và xung đột kịch liệt với nhau.

Những cận thần gần gũi nhất của tổng thống Nga Vladimir Putin cãi vạ lẫn nhau làm cho việc thông qua quyết định bị đình trễ. Trên nền những tranh chấp này các chế tài đã tạo ra áp lực đối với nền kinh tế Nga. Những nhân vật chính thức rất gần với Putin đã kể cho hang tin ‘Bloomberg’ biết.

Theo lời của họ, cần thần ông Putin chia thành hai nhóm cơ bản. Nhóm thứ nhất do thủ tướng Medvedev đứng đầu lo ngại về sự phong tỏa nước Nga trong Hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu. Nhóm thứ hai dưới sự lãnh đạo của Igor Sechin và những người đứng đầu các tập đoàn nhà nước, và cả các cựu binh của cơ quan đặc nhiệm muốn gia tăng sự kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế.

Trong nhóm thứ hai còn có đại diện của khối công lực của chính phủ Medvedev, kể cả Sergey Ivanov (Chánh phủ tổng thống).

Sự bất đồng giữa các đại diện thượng lưu chính trị đang gia tăng theo đà suy thoái và trượt xuống dốc của nền kinh tế.

Lưu ý rằng giá đồng rúp nga tiếp tục rỏi và dao động ở mức thấp nhất lịch sử, cho dù Ngân hàng trung ương trong tuần qua đã nhiều lần oanh tạc (bán ồ ạt) trên thị trường chứng khoán. Còn nói về giá dầu mỏ – nguồn thu xuất khẩu chính của Nga vẫn rơi đến mức thấp nhất (Hôm nay – 88usd/thùng). “Tôi cho rằng giá dầu Brent đã rơi khá thấp: giá 90usd là giá thấp nhất mà Ả rập xê út có thể giữ cho chi tiêu quốc gia ở mức hiện nay. Còn đối với những nước như Iran và Nga giá dầu đã xuống dưới mức mà họ có thể duy trì được chi tiêu quốc gia”, – nhà quản trị rủi ro của tập đoàn ‘Mishubisi Corp’ ở Tokyo đánh giá. Theo ý kiến của các chuyên gia do hãng Reuter chất vấn: xu hướng này có thể sẽ được kiềm giữ và sẽ không được các quốc gia OPEC thảo luận. Việc giảm khai thác sẽ không được thảo luận trước ngày họp OPEC 27 tháng 11 , còn nhà xuất khẩu dầu lớn nhất là Ả rập Saudi sẽ giữ khối lượng cung cấp tối thiểu cho hai quốc gia Châu Á cho tới tháng 11. Có thể là nhu cầu của mùa đông cao hơn sẽ làm thay đổi tình hình.

“Cuộc xung đột lâu giữa các phe cạnh tranh bên cạnh Putin sẽ gia tăng cho đến khi trở thành cuộc chiến. Về thực chất, đám thượng lưu này chiến đấu vì những tài sản mà hiện nay đang rớt”, – cựu cố vấn của Putin Stanisla Belkovskiy đánh giá.

Việc bắt người đứng đầu tập đoàn ‘Sistema’ – doanh nhân Vladimir Evtushenko và ý định quốc hữu hóa tập đoàn ‘Bashneft’ của ông ta như đổ thêm dầu vào lửa. Nên lưu ý rằng người từng đứng đầu YUKOS Mikhail Khodorkovskiy sau sự bắt bớ Evtushenkov đã tuyên bố, vụ án nhằm chống lại Evtushenko là do ông Sechin khởi xướng, bởi ông nay quan tâm tới việc mua lại ‘Bashneft’. Tập đoàn của ông Sechin ‘Rosneft’ trong 8 tháng năm nay đã giảm đáng kể khai thác dầu và rơi vào tình trạng bị áp đặt chế tài của phương tây cùng với bản than người đứng đầu đang cần sự hỗ trợ tài chính của nhà nước Nga.

Theo lời những người cận thận của Putin, ông Evtushenko thuộc nhóm thứ nhất tập trung xung quanh Medvedev. Belkovskiy thì quả quyết ông Medvedev sẽ thất trận trong “trận chiến vì ông Evtushenko”, còn Basashneft sẽ lặp lại số phận của tập đoàn YUKOS.

Tự Evtushenko bị mất tài sản do cuộc xung đột với chính quyền: theo dữ liệu của tờ ‘Bloomberg Billionaires Index’ tình trạng tài sản của doanh nhân này từ đầu năm đã giảm 70%, còn 2,9 tỷ đô la. Ở nước Nga cuộc chiến giữa các Cty nhà nước với các tập đoàn tư nhân đang diễn ra căng thẳng, nhà xã hội học của Viện hàn lâm khoa học Nga Krystanovskaya đánh giá. “Sự tiếu hụt nguồn dự trữ. Các tập đoàn rất cần nguồn dự trữ. Còn ông Putin thì cần “tình yêu” và khả năng kiểm soát”, – bà nói.

Trước đó thế trận của đám cận thần của Putin về vấn đề Ukraina là đối nghịch 180 độ. Hiện nay họ đang chờ đợi vụ Evtushenko sẽ kết thúc như thế nào và ai sẽ là người tiếp theo sau ông ta.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 4 phản hồi cho bài viết “Cận thần của Putin cãi lộn vì các chế tài và vì bắt tài phiệt Evtushenkov”:

  1. Tài phiệt Nga sắp cho cutin vào kho rồi..!!

  2. Không có gì là vĩnh cửu, không có sự giả dối nào che đậy được mãi.

  3. Vinh Nguyen viết:

    Cũng lạ thật cố vấn đặc biệt, viện sỹ viện hàn lâm khoa học LB Nga Sergey Glazev nói : Cũng vì cấm vận của chấu Âu, Mỹ và thế giới với Nga mà họ (họ ở đây là ngoài Nga) mất đi 1000 tỷ euro, tức là hòm hòm 1400 tỷ $ USD, ông này có hoang tưởng không? : http://www.ukrinform.ua/rus/news/trillion_evro_iz_golovi_sovetnika_putina_1673229

  4. Thi Vinh Hoang viết:

    Vinh Nguyen 1400 tỷ $ thì nhiều quá nhỉ. Dù ở Anh, Mỹ, Ý, Kipr … đâu đâu cũng cả làng, phố Nga với những biệt thự đẹp nhất. Và tài khoản, ngoài những cái mượn tên Nga kiều mở, cũng cả núi tiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề