Các nhà chức trách Nga đã giúp chiến binh chạy trốn sang Trung Đông

Bốn năm trước ông Saadu Sharapudinov muốn ở lại Nga. Ông thuộc thành viên của một nhóm Hồi giáo bị pháp luật cấm. Để tránh các cuộc tuần tra của cảnh sát bán quân sự và thực hiện âm mưu thánh chiến chống Moscow ông phải sống ẩn náu trong những khu rừng miền Bắc Caucasus.
Sau đó ông đã gây ấn tượng mạnh và được tình báo Nga chú ý. Sharapudinov, 38 tuổi nói rằng trong tháng 12/2012 nhân viên tình báo Nga đã đưa ra một đề nghị bất ngờ. Nếu đồng ý rời khỏi nước Nga, các nhà chức trách sẽ không bắt giữ và họ sẽ tạo điều kiện cho ông ra đi.
“Tôi đã phải sống chui lủi vì tôi thuộc một nhóm vũ trang bất hợp pháp. Tôi có trang bị vũ khí.” Trong cuộc trả lời phỏng vấn ở nước ngoài Sharapudinov cho biết. Tuy nhiên chính quyền đã đưa ra một thỏa thuận, họ nói với tôi rằng “chúng tôi muốn bạn ra đi.”

Sadhu Sharafutdinov trong cuộc phỏng vấn tại một địa điểm bí mật bên ngoài nước Nga, cuối tháng 12/2015. REUTERS / Maria Tsvetkova

Sadhu Sharafutdinov trong cuộc phỏng vấn tại một địa điểm bí mật bên ngoài nước Nga, cuối tháng 12/2015. REUTERS / Maria Tsvetkova

Sharapudinov đã đồng ý ra đi. Một vài tháng sau đó, ông nhận được một cuốn hộ chiếu mới, mang tên mới cùng tấm vé máy bay một chiều đến Istanbul. Một thời gian ngắn sau khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã vượt biên vào Syria gia nhập và thề sẽ trung thành với một nhóm Hồi giáo Sunni cực đoan.
Reuters đã xác định năm người gốc Nga khác (theo thông tin từ các thân nhân và quan chức địa phương) cũng rời khỏi nước Nga với sự giúp đỡ của các nhà chức trách và điểm đến đều ở Syria. Ông Sharapudinov, thân nhân của những người Hồi giáo cùng các cựu quan chức và các nhà hoạt động nói rằng: Moscow muốn diệt trừ những mầm mống khủng bố trong nước vì vậy các quan chức tình báo và cảnh sát đã làm ngơ để các chiến binh Hồi giáo rời khỏi nước Nga. Theo một số nguồn tin còn nói rằng thậm chí các quan chức còn khuyến khích chiến binh rời khỏi nước Nga.
Sự sắp đặt cho những người Hồi giáo ra đi tiếp tục ít nhất cho đến năm 2014. Các trường hợp sắp xếp được đẩy mạnh trước Thế vận hội mùa đông Sochi 2014, vì chính quyền Nga lo ngại chiến binh trong nước sẽ tìm cách để tấn công sự kiện này.
Sáu chiến binh gốc Nga được Reuters xác định đều ở Syria, hầu hết trong số họ đang chiến đấu cho các nhóm thánh chiến mà bây giờ Nga nói là kẻ thù của mình. Họ chỉ là một phần nhỏ trong số những người gốc Nga rời khỏi nước Nga trong thời gian đó. Đến tháng 12/2015, khoảng 2.900 người Nga đã đến chiến đấu ở Trung Đông, Alexander Bortnikov, Giám đốc FSB đã nói tại một phòng khách của Ủy ban Quốc gia chống khủng bố vào cuối năm ngoái. Theo số liệu chính thức, hơn 90% trong số họ rời khỏi nước Nga vào giữa năm 2013.
“Trong các nước Hồi giáo tiếng Nga xếp thứ 3 sau tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Nga cũng là một trong những nhà cung cấp quan trọng các chiến binh chiến đấu ở nước ngoài “, Ekaterina Sokiryanskaya, một nhà phân tích cao cấp của một cơ quan độc lập nhằm giải quyết cuộc xung đột thuộc Nhóm nghiên cứu khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group) nói.
“Trước khi Thế vận hội khai mạc, chính quyền Nga đã không ngăn cản số lượng lớn các chiến binh rời khỏi nước Nga. Họ muốn hoàn thành một nhiệm vụ trong thời gian ngắn để đảm bảo an ninh cho Thế vận hội… Họ làm ngơ về dòng chảy của thanh niên cấp tiến đến Trung Đông.”
Moscow hiện đang chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo cùng các nhóm chiến binh khác ở Syria với danh nghĩa các nhóm này là mối đe dọa đối với an ninh của nước Nga và thế giới. Điện Kremlin đã chứng minh bằng cách thực hiện các cuộc không kích tại Syria với tuyên bố mục tiêu của họ là đè bẹp Nhà nước Hồi giáo.
Chính quyền Nga hoàn toàn phủ nhận việc họ đưa ra một chương trình để giúp các chiến binh rời khỏi đất nước. Theo tuyên bố của Nga các chiến binh đã tự ý rời khỏi đất nước mà hoàn toàn không có sự trợ giúp của chính quyền. Giám đốc FSB Bortnikov và chính quyền ở Bắc Caucasus đã đổ lỗi cho các nhà tuyển dụng của Nhà nước Hồi giáo và các những người nước ngoài đã giúp họ đến Syria cùng những nơi khác.
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin Dmitry Peskov nói với Reuters: “Chính quyền Nga đã không bao giờ hợp tác hoặc tương tác với những kẻ khủng bố. Những kẻ khủng bố sẽ bị tiêu diệt ngay ở Nga, tất nhiên luôn là như vậy… kể cả trong tương lai”.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nói rằng “theo lời các chiến binh nói, các cơ quan thực thi pháp luật Nga đã giúp họ ra đi là không có căn cứ.” Cũng theo lời Bộ này các cơ quan pháp luật có các biện pháp khác nhau để ngăn chặn các chiến binh cực đoan rời khỏi đất nước và bắt giữ những người trở về. Họ cũng nói thêm Nga đã mở ra hàng trăm vụ án hình sự liên quan đến công dân Nga chiến đấu ở Syria và do đó rất “vô lý” để tin rằng các quan chức đã tạo điều kiện cho các chiến binh rời khỏi Nga.
Mặc dù vậy Bộ Nội vụ đã từ chối đưa ra bình luận đồng thời nói rằng vấn đề này do FSB phụ trách. Tuy nhiên FSB ở Dagestan đã từ chối đưa ra lời bình luận.
Lợi ích chung
Việc cho phép các chiến binh rời khỏi nước Nga có lợi cho cả đôi bên: nhà chức trách và chiến binh. Tại khu vực Bắc Caucasus chủ yếu là người Hồi giáo sinh sống, chiến binh liên tục xung đột chống lại nhà chức trách và cả hai đi vào thế bế tắc.
Các nhóm Hồi giáo cực đoan chiến đấu với mục đích để thành lập nhà nước Hồi giáo trong khu vực, nhưng họ đã kiệt sức sau những năm chạy trốn và không thể lập nên chiến thắng quan trọng trong cuộc xung đột với lực lượng an ninh. Mặc dù vậy các nhà chức trách đã vô vọng trong việc truy tìm các chiến binh vì họ ẩn náu trong các dãy núi xa xôi hoặc họ được các cảm tình viên bảo vệ và vẫn sống ngoài vòng pháp luât.
Sau đó, từ năm 2013 người Hồi giáo bắt đầu đe dọa tấn công Thế vận hội Sochi, họ đăng tải video trực tuyến gửi các mối đe dọa đến nhà nước Nga. Nếu nhóm chiến binh thực hiện cuộc tấn công thành công sẽ gây nhiều phiền phức cho ông Putin tại một sự kiện lớn nhằm quảng bá hình ảnh của nước Nga. Chính vì vậy Moscow đã ra lệnh thẳng tay đàn áp.
Một sĩ quan lực lượng đặc biệt Nga đã nghỉ hưu với nhiều năm kinh nghiệm chiến trường ở miền Bắc Caucasus nói với Reuters, chính quyền liên bang gây áp lực lên các quan chức địa phương để kiềm chế những người nổi dậy trước Thế vận hội Sochi. “Họ nói rằng Thế vận Hội thành công tất cả sẽ bình an vô sự nhưng nếu thất bại tất cả sẽ bị sa thải. Tất cả đều được họ lên dây cót”.
Một quan chức chính trị tại quê của chiến binh Novosasitli ở Dagestan đã giúp Sharapudinov tiếp cận và ông trở thành cầu nối giữa Sharapudinov với cơ quan an ninh Nga. Ông đã xác nhận với Reuters về trường hợp Sharapudinov.
Sharapudinov phải mất vài tháng để quyết định về đề nghị của một thỏa thuận. Cuối cùng, ông đã lựa chọn sự tin tưởng vị quan chức địa phương đã gắn với ông từ thời thơ ấu. Theo lời ông kể lại những người trung gian đã đưa ông đến thị trấn Khasavyurt, một quan chức FSB cao cấp địa phương đang chờ ông tại đây. Mặc dù Sharapudinov đã được các bên bảo đảm an toàn tính mạng nhưng ông vẫn nghi ngờ. Vì vậy ông đã thủ sẵn một khẩu súng lục cùng một quả lựu đạn trong túi, mặc dù điều kiện là ông không được mang theo vũ khí.
Trước đó Sharapudinov chưa bao giờ muốn chạy khỏi nước Nga bởi vì ông nghĩ có thể sẽ bị bắt thậm chí bị bắn. Nhưng nếu ở lại nước Nga một cách công khai là điều không thể vì ông trong danh sách truy nã với cáo buộc tham gia vào một vụ đánh bom. Nếu bị bắt và bị kết tội, ông sẽ thụ án tám năm trong nhà tù.
Nhưng bây giờ các sĩ quan FSB nói với Sharapudinov được tự do rời khỏi nước Nga và chính quyền sẽ giúp ông ra đi.
“Họ nói: Hãy đi bất cứ nơi nào bạn muốn, bạn thậm chí có thể đi chiến đấu ở Syria,” Sharapudinov nói với Reuters trong tháng mười hai. Ông nhớ lại trước khi Thế vận hội khai mạc các nhà chức trách đã đưa ra cuộc đàm phán. “Họ nói đại ý là muốn Thế vận hội trôi qua không có sự cố. Họ không hề dấu diếm là muốn đưa những người khác rời khỏi nước Nga tương tự như trường hợp của ông”.
Một cái tên mới
Sharapudinov cũng có lý do riêng để rời khỏi Nga. Căng thẳng đã xảy ra giữa ông và lãnh chúa địa phương, người cũng là chỉ huy của nhóm chiến binh ông đang tham gia. Khi ông tâm sự với bà mẹ về lời đề nghị của FSB bà đã khóc và khuyên ông nên giữ lấy lời đề nghị này vì bà không muốn ông phải sống chui lủi nữa.
Để thực hiện kế hoạch cần có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước: Sharapudinov cần phải có hộ chiếu khác mới có thể rời khỏi nước Nga, theo vị quan chức địa phương về hưu người đã làm trung gian cho hai bên nói.
“Vì anh ấy đang trong danh sách những người bị truy nã nên không thể để anh ấy đi một cách như thông thường”.
Sau đó Sharapudinov đã được trao một hộ chiếu mới khi đến sân bay Mineralnye Vody ở miền nam nước Nga trong tháng 9/2013. Tại đây ông được một nhân viên FSB lái xe Lada với của sổ dán kín hộ tống. Ông được nhận cuốn hộ chiếu cùng với một vé một chiều đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Sharapudinov đưa hộ chiếu cho nhà báo Reuters nhìn và nói rằng do nhà nước Nga cấp. Ông có tên khác, ngày sinh thích hợp để dễ gia nhập nhóm chiến binh.
Trong khi Reuters không thể xác nhận xuất xứ của cuốn hộ chiếu nhưng hàng xóm của Sharapudinov và cựu quan chức người đã làm trung gian xác nhận danh tính và kể về cách làm thế nào để ông nhận được nó. Tất cả những thông tin trong cuốn hộ chiếu mới không được công bố.
Trong khi đó các quan chức an ninh Bắc Caucasus đã phủ nhận hoàn toàn việc giúp những người Hồi giáo trốn khỏi nước Nga nhưng họ đã chấp thuận những người này vắng mặt để giúp giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực. “Tất nhiên số lượng lớn những người gốc Dagestan vắng mặt sẽ làm tình hình của nước công hòa tốt hơn”, Magomed Abdurashidov trong Ủy ban chống khủng bố của Makhachkala, thủ phủ của Dagestan cho biết.
Một nhân viên cơ quan an ninh đã tham gia vào các cuộc đàm phán với các chiến binh từ Novosasitli xác nhận rằng một vài chiến binh “đã buông vũ khí và bước ra ngoài ánh sáng” sau đó đi du lịch đến Syria. “Kể từ khi họ bị tước vũ khí, chúng tôi dừng lại việc truy tố họ”.
Ông cho biết thêm một vài năm qua có những trường hợp như vậy nhưng không liên quan đến Thế vận hội Sochi và không có cơ quan an ninh nào giúp ai rời khỏi nước Nga. “Nếu như họ không dính dáng đến pháp luật (phạm pháp) họ có quyền như mọi công dân, được cấp hộ chiếu quốc tế và được tự do đi lại”.
Về phía những người làm bên cơ quan an ninh không biết về trường hợp của Sharapudinov.
Mất tích đột ngột
Khi Sharapudinov đặt chân đến Syria, chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã tăng lên nhưng lãnh thổ chưa được mở rộng. Ông gia nhập một nhóm phiến quân được gọi là Sabri Jamaat với các chiến binh khác từ Nga và các nước Cộng hòa Liên xô cũ. Trụ sở của họ tại Al Dana gần Aleppo, bên cạnh là khu vực do Nhà nước Hồi giáo kiểm soát.

Ông Suleiban Rabadanov hiện đang sống tại làng Kurdyukovskoye ở Dagestan – Nga. Ông là cha của chiến binh Magomed Rabadanov bị cáo buộc tham gia Nhà nước Hồi giáo. 29/5/2016. REUTERS / Maria Tsvetkova

Ông Suleiban Rabadanov hiện đang sống tại làng Kurdyukovskoye ở Dagestan – Nga. Ông là cha của chiến binh Magomed Rabadanov bị cáo buộc tham gia Nhà nước Hồi giáo. 29/5/2016. REUTERS / Maria Tsvetkova

Theo Sharapudinov hai nhóm thân thiện với nhau. Sau đó, nhóm Sabri Jamaat cam kết trung thành với Nhà nước Hồi giáo, thời gian đó Sharapudinov đã không còn chiến đấu và đã rời khỏi Syria. Ông khước từ cho biết có nhìn thấy những khác người gốc Dagestan ở Syria hay không.
Nhưng theo cuộc điều tra độc lập của Reuters đã tìm ra chi tiết về 5 chiến binh khác, những người này đã rời khỏi nước Nga trong hoàn cảnh tương tự như Sharapudinov. Năm người này có một hoặc hai người đã chết, hoặc trong tù hay có còn ở Syria hay không vẫn chưa thể tìm ra. Nhưng thông tin về những gì đã xảy ra với những người này đều do người thân, hàng xóm và các quan chức địa phương của họ cung cấp. Năm người đều có điểm chung: Họ đều từ Dagestan, nhà chức trách Nga đã cấm họ đi lại và ngăn cản họ rời khỏi nước Nga. Tuy nhiên họ hàng và quan chức địa phương nói rằng tùy thuộc vào mỗi trường hợp các cơ quan chức năng sẽ thực hiện cách thức khác nhau đối với họ.

Thủ đô Makhachkala - Dagestan ảnh chụp ngày 24/3/2012. REUTERS / Grigory Dukor

Thủ đô Makhachkala – Dagestan ảnh chụp ngày 24/3/2012. REUTERS / Grigory Dukor

Một trong năm chiến binh, những người rời khỏi nước Nga từ làng Berikey là Magomed Rabadanov. Theo tin của một sĩ quan cảnh sát địa phương trong làng nói rằng vào năm 2014 ông được giao nhiệm vụ theo dõi Rabadanov và những người nằm trong diện nghi vấn. Đây là nhiệm vụ nằm trong một phần của chính sách an ninh được thành lập trước khi khai mạc Thế vận hội Sochi. Ông có danh sách gốc theo dõi và gọi điện cho những người này một lần một tháng “nếu họ không nhận cuộc gọi chúng tôi vẫn tìm ra họ”. Viên cảnh sát nói trong văn phòng của mình và trên máy tính hiện lên hồ sơ của Rabadanov mà Reuters đang điều tra. Trong việc chuẩn bị cho Thế vận hội, Rabadanov đã được liệt kê như là một người “với niềm tin Hồi giáo phi truyền thống, Wahhabism” – thuộc những người Hồi giáo Sunni nổi tiếng về sự cuồng tín.
Cha của Rabadanov cho biết khi đó con ông đã bị bắt tại nhà cùng với chất nổ, nhưng đã được trả tự do ngay sau đó và bị quản thúc tại gia. Mặc dù đang trong diện thụ án nhưng Rabadanov vẫn có thể rời khỏi nước Nga: Ông đi qua cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu tại sân bay quốc tế Moscow cùng với vợ và con trai vao tháng 5/2014, theo cha ông và các sĩ quan cảnh sát địa phương cho biết. Sau đó ông đã xuất hiện tại Syria, cha ông nói. Tuy nhiên quan chức chính phủ đã không bình luận về Rabadanov.
Suleiban Rabadanov nói rằng ông đã nhận được một tin nhắn ngày 02/1/2015, từ một ai đó nói rằng con trai của ông đã bị giết trong cuộc chiến với chiến binh Nhà nước Hồi giáo chống lại lực lượng người Kurd gần thị trấn Kobani – Syria, biên giới sát Thổ Nhĩ Kỳ.
Người cha của chiến binh khác cũng cho biết con trai của ông đã được phép rời khỏi nước Nga như là một phần của một thỏa thuận với chính quyền. Cựu quan chức đóng vai trò làm trung gian trong trường hợp Sharapudinov cho biết hai chiến binh khác cũng đã được giúp đỡ để có hộ chiếu mới.

Thủ đô Makhachkala - Dagestan ảnh chụp ngày 24/3/2012. REUTERS / Grigory Dukor

Thủ đô Makhachkala – Dagestan ảnh chụp ngày 24/3/2012. REUTERS / Grigory Dukor

Cư dân và các quan chức ở Dagestan cho hay một khi các chiến binh Nga đã tới Syria họ sẽ lôi kéo những người khác từ cộng đồng của họ để cùng tham gia. Từ làng Berikey có dân số 3.000 người, có khoảng 28 người còn lại trong khu vực Trung Đông dưới sự kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo. Trong đó có 19 người là những người gốc Nga tình nguyện sang Syria, theo tin tức của cảnh sát địa phương.
Trong một trạm cảnh sát gần Berikey, một phóng viên Reuters đã thấy tập tin lưu trên máy tính của hàng chục tay súng đang trong diện nghi ngờ. Các tập tin với ký hiệu là “Wahs,” từ viết tắt của cảnh sát ám chỉ đến “Wahhabis” (chủ nghĩa Wahhabi).

Bà Ludmila Djamalutdinova đang cầm tấm hình của cậu con trai Temur Djamalutdinov, người được cho là đã chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo ở Syria, trong ngôi làng phía nam Djemikent ở Dagestan - Nga, tháng 26/5/2016. REUTERS / Maria Tsvetkova

Bà Ludmila Djamalutdinova đang cầm tấm hình của cậu con trai Temur Djamalutdinov, người được cho là đã chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo ở Syria, trong ngôi làng phía nam Djemikent ở Dagestan – Nga, tháng 26/5/2016. REUTERS / Maria Tsvetkova

Một số hình ảnh cho thấy nhóm thanh niên để râu từ làng Berikey và các làng lân cận chụp ảnh tạo dáng với súng. Theo các sĩ quan cho biết những tấm hình này được phát hiện trên mạng hoặc nhận từ trực tuyến, cho thấy họ đang ở Iraq và Syria.

Đức Dũng (theo Reuters)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề